Lịch sử hình, đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.5. Giới thiệu về thành phố Hội An

1.5.2. Lịch sử hình, đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội

1.5.2.1. Lịch sử hình thành

Hội An có lịch sử hình thành và phát triển đô thị từ trước thế kỷ XVII. Diễn trình lịch sử Hội An từng trải qua các thời kỳ cơ bản là: Thời kỳ Tiền - Sơ sử (từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên trở về trước); Thời kỳ ChamPa (Thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV) và thời kỳ Đại Việt - Việt Nam (Từ cuối thế kỷ XV đến nay). Trong tiến trình lịch sử đó, thời kỳ Đại Việt - Việt Nam là thời kỳ quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển của thương cảng quốc tế phồn thịnh bậc nhất của xứ Đàng Trong.

Thị xã Hội An chính thức được Tỉnh ủy Quảng Nam có Quyết định thành lập vào ngày 3/9/1945. Sau 1954 đến năm 1975, ngụy quyền Sài Gòn vẫn lấy Hội An làm tỉnh lỵ của Quảng Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ 1997 đến nay, Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Năm 2006, thị xã Hội An được công nhận là đô thị loại 3 và đến đầu năm 2008, được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến nay, thành phố Hội An có 9 phường (Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam) và 04 xã (Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Kim và Tân Hiệp).

1.5.2.2. Một số đặc điểm về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội

a. Đặc điểm về môi trường

 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, thành phần thành phố gồm 5 nhóm đất chính:

Nhóm đất cát: được hình thành do kết quả lắng đọng trầm tích từ thượng nguồn sông Thu Bồn, có diện tích 1705.11 ha chiếm 27.63% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, bao gồm 2 loại đất: đất còn cát trắng vàng và đất cát biển. Phân bố chủ yếu ở xã Tân Hiệp, xã Cẩm Hà, phường Cẩm Phô, phường Sơn Phong, phường Cẩm An và phường Minh An.

Nhóm đất mặn: được hình thành do quá trình bồi lắng sản phẩm bị rửa trôi từ thượng nguồn kết hợp với xác sinh vật ven biển, có diện tích 1793,36 ha chiếm 29.06% tổng diện tích tự nhiên thành phố. Phân bố chủ yếu ở xã Cẩm Thanh, xã Cẩm Hà, xã Cẩm Kim, phường Cẩm Châu.

Nhóm đất phù sa: được hình thành do bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thu Bồn, có diện tích 857.72 ha chiếm 13.85% tổng diện tích tự nhiên thành phố, bao gồm 3 loại: đất phù sa được bồi đắp hằng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa glay. Phân bố chủ yếu ở xã Tân Hiệp, xã Cẩm Hà, xã Cẩm Thanh, xã Cẩm Kim, phường Cẩm Phô, phường Sơn Phong, phường Cẩm Châu và phường Minh An.

Nhóm đất dốc tụ: được hình thành do quá trình rửa trôi xói mòn đất đồi núi và tích tụ lại khu vực thấp, có diện tích 14.81 ha chiếm 0.24% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, phân bố chủ yếu ở chân núi Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp.

Nhóm đất xám phát triển trên đá mắcma axit: được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá granit giàu thạch anh, có diện tích 1803.24 hachiếm 29.22% tổng diện tích tự nhiên thành phố, phân bố chủ yếu ở xã Tân Hiệp.

Tài nguyên nước

Nước mặt: có các sông Thu Bồn, sông Cổ Cò, sông Đế Võng trong đó có con sông Thu Bồn là một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng với lượng tới hàng tỷ mét khối nước mỗi năm.

Nước ngầm: Vùng ven biển có mạch nước ngầm nông và thường bị nhiễm mặn. Các vùng cách xa biển thường có mạch nước ngầm sâu, không bị nhiễm mặn và không ảnh hưởng đến nền móng công trình xây dựng đến độ sâu < 10 m.

Tài nguyên rừng – sinh vật

Được thiên nhiên ban tặng cho Hội An một quần đảo Cù Lao Chàm với hệ thống sinh thái rừng (gần 600 ha rừng đặc dụng nguyên sinh) và biển (cỏ biển, san hô và các loài thủy sản) đa dạng sinh học; ngược lại trong đất liền, ngoài rừng trong vùng đất ngập nước trên địa phận thành phố Hội An thuộc châu thổ sông Thu Bồn có nhiều tiềm năng đa dạng sinh học, còn lại rừng chủ yếu là cây trồng chắn gió bão ven biển, các khu vực khác chủ yếu trồng các loại cây gỗ, tre vườn, dừa nước, đào và một số cây lâm nghiệp khai thác để lấy củi.

Một số đặc điểm về thực trạng môi trường Hội An

Môi trường nước sông nhìn chung chưa có báo động ô nhiễm, song chất lượng nước có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt nhánh sông Hoài chảy qua trung tâm đô thị là nơi tiếp nhận nước thải của chợ Hội An, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, nhà hàng, khách sạn…nên tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao. Môi trường nước biển ven bờ còn rất sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và dầu mỡ.

Môi trường không khí: Hội An là thành phố du lịch của tỉnh Quảng Nam, trong những năm gần đây đã có những chính sách nhằm bảo vệ không gian trong sạch của thành phố, các xí nghiệp cơ sở sản xuất đều được qui hoạch để bảo vệ môi

trường. Bao quanh thành phố là những hành lang xanh và sông nước giúp cho sự điều hòa không khí giảm thiểu sự ô nhiễm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động giao thông, san lấp mặt bằng của các vùng lân cận. Vì vậy, làm tăng mức sản sinh ra các chất ô nhiễm SO2, NO2, bụi và tiếng ồn…nhất là ô nhiễm bụi.

Ngoài ra, vấn đề rác thải Hội An đang trở thành một vấn đề gay gắt, rác được thu gom bởi xe thu gom của Công ty CTCC thành phố và vận chuyển về đổ tại bãi rác Cẩm Hà ngày một nhiều đã gây nên tình trạng quá tải tại bãi rác. Rác được đổ tự do không được chôn lấp đúng kĩ thuật và hợp vệ sinh đã làm phát sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây mùi hôi, thu hút côn trùng gây bệnh, gây mất cảnh quan.

b. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

 Về kinh tế

Nền kinh tế Hội An tăng trưởng ở mức cao và khá toàn diện. Tổng sản phẩm nội địa GDP (theo giá hiện hành) của thành phố tăng bình quân hàng năm 14.10%, năm 2010 ước đạt hơn 1846 tỷ đồng.

Dịch vụ – Du lịch – Thương mại giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tổng GDP toàn ngành chiếm tỉ trọng 64.60%, tốc độ tăng GDP bình quân 16.14%/năm, trong đó dịch vụ tăng 19.78%, du lịch tăng 16.18%, thương mại tăng 7.33%. Giá trị sản xuất tăng (GO) toàn ngành năm 2009 đạt trên 1.985 tỉ đồng, tăng 622 tỉ đồng so với năm 2005.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng. GDP toàn ngành chiếm tỷ trọng 22.40%, tăng bình quân 14.36%, trong đó CN – TTCN tăng bình quân 1.98%, xây dựng tăng 24.65%. Giá trị sản xuất tăng (GO) toàn ngành năm 2009 đạt 817.400 tỉ đồng, tăng 142 tỉ đồng so với năm 2005.

Ngư nghiệp – Nông nghiệp vẫn giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế các vùng ven nội ô và nông thôn, hải đảo. GDP chung toàn nghành tiếp tục giảm theo tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; Giá trị sản xuất và giá trị GDP tuyệt đối hằng năm của ngư nghiệp tăng bình quân 5.8%, nông nghiệp tăng

bình quân 7%. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2009 đạt trên 305,3% tỉ đồng, tăng hơn 38 tỉ đồng so với năm 2005.

 Về dân số, phân bố lao động

Năm 2009, tổng dân số của thành phố là 90.150 người; trong đó, số người dân trong tuổi lao động có trên 56.902 người, chiếm trên 63%, mật độ dân số là 1.461 người/km2; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0.912%, số hộ nghèo chiếm khoảng 3.99%. Thu nhập GDP bình quân đầu người tăng từ 11.39 triệu đồng năm 2005 lên 21 triệu đồng năm 2010.

Tổng số người trong độ tuổi làm việc là 52.991 người (nữ có 26.338 người), trong đó lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính sự ngiệp cơ 24.964 người, gồm:

Doanh nghiệp đơn vị và trụ sở hành chính: 8.931 người. Cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc: 2.722 người. Các cơ sở hành chính sự nghiệp: 3.270 người. Các ngành khác: 473 người.

 Về cở sở hạ tầng và đô thị ở thành phố Hội An

Thành phố Hội An đang xây dựng và phát triển theo tính chất sinh thái – đô thị – văn hóa – du lịch. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại thành phố đã được đầu tư mới và nâng cấp đáng kể. Hơn 20 km các tuyến đường cũ và 30 km các tuyến mới đã được trải dài bê tông nhựa, thêm 39 km đường ở nông thôn được trải bê tông xi măng; cơ bản kết nối các tuyến đường trọng điểm giữa nông thôn với nội thành.

Giao thông, đường thủy cũng rất được chú trọng ở Hội An, tuyến đường Hội An – Cù Lao Chàm đã có các phương tiện tàu cao ốc. Các tuyến kè chống lở ven sông Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Phô, Cẩm Nam, Sơn Phong, Cẩm Châu đã được đầu tư xây dựng khá vững chắc. Mạng lưới điện, bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển hiện đại hóa. Điện thoại cố định bình quân 20 máy/ 100 dân, điện thoại di động bình quân 58 máy/100 dân. Mạng internet phát triển với hơn 5.200 thuê bao ADSL.

Các khu dân cư, nông thôn bao gồm các khu dân cư đã ổn định và mới làm được phát triển trên các địa phương xã Cẩm Thanh, xã Cẩm Hà, xã Cẩm Kim, trong đó đặc biệt có khu bảo tồn làng quê truyền thống của xã Cẩm Thanh gắn với khu bảo tồn vùng ngập nước của cửa sông Thu Bồn với kiểu kiến trúc ưu tiên phát triển là nhà vườn, nhà biệt thự và nhà 3 gian truyền thống.

Mạng cấp nước của thành phố đã được đầu tư trên 50 km đường ống các cỡ; nước thủy cục đã đến các xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà và đang tiếp tục mở rộng đến các khu dân cư khác. Mạng lưới xử lý nước thải đang thi công giai đoạn 1, nhà máy xử lý chất thải rắn đã được khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 7/2011 với công suất xử lý 55 tấn/ngày. Các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác cũng được đầu tư khang trang hơn, nhất là các cơ sở du lịch, dịch vụ, thương mại đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo thành phố. Nhà ở của dân được cải tạo, xây mới tốt hơn, đẹp hơn; bình quân diện tích nhà ở đầu người tăng lên nhanh (năm 2005 dưới 12 m2/người, đến nay đã hơn 19m2/người). Mặc dù cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư và phát triển nhưng cảnh quan kiến trúc đô thị cơ bản vẫn giữ được sắc thái của phố cổ Hội An.

 Hệ thống cấp điện  Nguồn điện

Hiện nay thành phố Hội An đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua 2 điểm Điện Nam – Điện Ngọc và Hội An quan biến áp từ 110KV xuống 22KV.

Nguồn điện tại chỗ: Hiện tại thành phố có 2 máy phát điện dự phòng chạy (kWh).

 Lưới điện: Tại thành phố Hội 2 lưới diện: lưới 22KV và lưới 0.4 KV.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)