Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 37)

Đề tài áp dụng áp dụng các phương pháp điều tra sau: - Phương pháp khảo sát thực địa

Để quá trình phát phiếu điều tra có nhiều thuận lợi, đề tài có tiến hành khảo sát về về thực địa của khu vực điều tra.

- Phương pháp chuyên gia

Đề tài tiến hành tham khảo từ giáo viên hướng dẫn và các chuyên viên trong lĩnh vực môi trường.

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo, tổng kết, đánh giá của các sở, ban ngành, địa phương, sách báo và các phương tiện truyền thông, internet về vấn đề liên quan đến các đặc điểm về môi trường, kinh tế, xã hội và hoạt động xây dựng và phát triển thành phố Hội An - Thành phố sinh thái.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình triển khai nghiên cứu, đi thực tế, thu thập thông tin, số liệu từ cộng đồng địa phương, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương và các ban ngành

liên quan tại thành phố Hội An thông qua quá trình phỏng vấn các cán bộ chính quyền địa phương và phát phiếu điều tra người dân để thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển thành phố Hội An – Thành phố sinh thái từ năm 2009 đến nay cũng như sự tham gia của cộng đồng trong chương trình phân loại rác tại nguồn.

- Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp cơ bản được kết hợp với các phương pháp khác nhằm đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu thu thập được. Sau khi thực hiện khảo sát tại thực địa, hỏi ý kiến chuyên gia, tùy theo từng nội dung đặt ra sẽ tính chọn mẫu để tiến hành điều tra phỏng vấn.

Số lượng mẫu điều tra được chọn theo công thức: n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: n : Số mẫu điều tra

N : Tổng số mẫu

e : Độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc. e biến thiên trong khoảng từ 10%, 20%, 30%.

Độ sai số được chọn là 12%, tổng số mẫu thực hiện điều tra là 67 mẫu . - Phương pháp đo đạc thực tế

Dụng cụ: Cân 5kg, găng tay, thảm…

Tại khu vực nghiên cứu chọn ra 6 hộ gia đình để lấy mẫu. Tiến hành lấy mẫu rác, phân loại và cân, lấy số liệu nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsof Office Excel, Microsof Word.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả về quá trình nghiên cứu

3.1.1. Mô tả về nội dung phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về số liệu mẫu nghiên cứu Phần 2 : Nội dung gồm 2 phần sau:

- Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái. Bao gồm 3 câu liên quan đến khái niệm “Đô thị sinh thái”, 6 câu liên quan đến thông tin về hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái.

- Nhận thức về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái, cụ thể thông qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”. Bao gồm 7 câu liên quan về sự hiểu biết và nhận thức tham gia của cộng đồng trong việc PLRTN, 6 câu có nội dung liên quan đến những vấn đề về công tác tuyên truyền tại địa phương.

3.1.2. Mô tả về quá trình lấy mẫu rác

Chọn ra 6 hộ gia đình để lấy mẫu rác, tiến hành cân xác định khối lượng rác vô cơ và hữu cơ của mỗi hộ gia đình, sau đó xác định độ lẫn lộn giữa rác hữu cơ trong thùng rác vô cơ và lượng rác vô cơ lẫn lộn trong thùng rác hữu cơ bằng cách phân loại lại dựa trên tiêu chí các loại rác được phân loại theo phòng TNMT, ghi chép số liệu theo thời gian.

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Phường Cẩm Phô là một trong 8 phường nội thị của thành phố Hội An với tổng diện tích tự nhiên là 118,03 ha. Trong đó đất nông nghiệp 16,99 ha; đất phi nông nghiệp 99,91 ha; đất chưa sử dụng 1,13 ha.

Theo báo cáo tình hình dân số - Kế hoạch hóa gia đình: số nhân khẩu thường trú tại phường Cẩm Phô năm 2012 là 10.145 người, số liệu báo cáo quý 2 cuối năm 2012 từ công ty công trình công cộng thì lượng rác thải ra 5,6 tấn/ngày, bình quân trên 1 năm là 2.038 tấn/ năm.

Vấn đề thu gom và vận chuyển rác tại phường Cẩm Phô do công ty công trình công cộng quản lý, hiện tại ở phường Cẩm Phô chưa có vấn đề bất cập đặc biệt nào về rác thải, ngoài một số khu vực đât trống là nơi tập trung một bộ phận rác thải từ các hộ gia đình sống quanh khu vực đó. Lượng rác thải ra chủ yếu từ các nguồn: rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, các hộ kinh doanh và các khu chợ, trường học …trên địa bàn.

Phường Cẩm Phô là một trong các phường thực hiện thí điểm chương trình PLRTN của T.p Hội An. Theo báo cáo kết quả báo cáo 2 tháng cuối năm 2012 của phòng TNMT thì tỉ lệ phân loại tại phường Cẩm Phô đạt yêu cầu khoảng 65%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình khảo sát, thì đa số ngườn dân/ hộ gia đình tham gia trả lời đều tập trung ở mọi lứa tuổi cũng như trình độ học vấn và tỷ lệ tham gia trả lời nhiều nhất tập trung ở độ tuổi từ 30 – 60, người có trình độ trên phổ thông. Phần lớn nghề nghiệp tại phường Cẩm Phô là buôn bán dịch vụ và mức độ kinh tế của hộ gia đình là trung bình là chủ yếu. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu mẫu nghiên cứu tại phường Cẩm Phô (n = 67)

Đặc điểm Chỉ số Số lượng Phần trăm (%)

Giới tính Nam 35 52.24 Nữ 32 47.76 Tuổi Dưới 16 3 4.48 Từ 16 – 30 25 37.31 Từ 30 – 60 34 50.75 Trên 60 5 7.46 Trình độ học vấn Tiểu học 2 2.99 Trung học cơ sở 11 16.42 Trung học phổ thông 25 37.31

Trên trung học phổ thông 29 43.28

Nông nghiệp 0 0

Ngư nghiệp 0 0

Nghề nghiệp Buôn bán dịch vụ 28 41.79 Cán bộ/viên chức nhà

nước

8 11.94

Công nhân 3 4.48

Học sinh – sinh viên 13 19.40

Nghề khác 15 23.39 Xếp hạng kinh tế gia đình Khá giả 3 4.48 Trung bình/bình thường 62 92.54 Nghèo/khó khăn 2 2.99

3.2.2. Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái Thành phố sinh thái

3.2.2.1. Mức độ tìm hiểu và nhận thức của người dân về Đô thị sinh thái (Thành phố sinh thái)

Tất cả người dân ở phường Cẩm Phô khi được điều tra đều trả lời đã từng nghe/biết/tìm hiểu đến cụm từ Đô thị sinh thái là 86.57%, số người dân chưa hề nghe là 13.43%. Những kênh/nguồn thông tin được người dân cập nhập chủ yếu vẫn là các phương tiện truyền thanh truyền hình tại địa phương, điều này thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 3.1. Những kênh/nguồn thông tin được người dân phường Cẩm Phô quan

tâm/ tìm hiểu về ĐTST

Trong đó: A: Từ các cuộc nói chuyện trao đổi thông thường. B. Từ đài phát thanh.

C: Từ báo chí và bài viết địa phương. 0 10 20 30 40 50 60 A B C D E F G 26.87% 59.70% 20.90% 31.34% 25.37% 8.96% 19.40% %

D: Từ đài truyền hình và báo chí. E: Từ báo mạng, internet.

F: Tài liệu tự đọc.

G: Thông qua người khác.

Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của người dân về bản chất đô thị sinh thái theo kết quả đánh giá của mỗi người dân được điều tra giữa các cá nhân là khác nhau, trong đó hiểu tương đối chiếm tỷ lệ cao nhất 65.67%, hiểu rất rõ chiếm tỉ lệ là 25.37% không thực sự hiểu chiếm tỷ lệ là 7.47% và hoàn toàn không hiểu về bản chất ĐTST chiếm 1.49%. Điều này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 3.2. Mức độ hiểu biết của người dân phường Cẩm Phô về ĐTST

Mức độ hiểu biết về bản chất ĐTST theo mỗi quan điểm cá nhân của người dân cũng khác nhau. Trong tổng số 67 phiếu được phát ra thì chỉ có 1 phiếu không tham gia trả lời chiếm 1.49% với 66 phiếu còn lại thể hiện quan điểm như sau:

+ 41.79 % Người dân cho rằng ĐTST là đô thị có môi trường trong sạch, không khí tốt và nhiều cây xanh.

+ 20.90 % Người dân cho rằng ĐTST là đô thị mà tại đó có sự tôn trọng của con người đối với môi trường tự nhiên.

+ 35.82% Người dân cho rằng ĐTST là không gian định cư có chất lượng tốt cho dân cư, ở đó có sự thân thiện và tôn trong môi trường tự nhiên.

Qua những quan điểm của cộng đồng người dân, cho thấy rõ đa số người dân cũng có hiểu biết cơ bản về ĐTST là đô thị như thế nào. Để mọi người hiểu sâu hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25.37%

65.67% 7.47% 1.49%

Hiểu rất rõ Hiểu tương đối Không thực sự hiểu Hoàn toàn không hiểu

thì cần có các chương trình truyền thông từ các buổi sinh hoạt khối phố/xã/phường nhằm giúp người dân tiếp cận về bản chất ĐTST một cách chính xác hơn.

3.2.2.2. Mức độ tìm hiểu và nhận thức của người dân về hoạt động xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái

Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái là rất quan trọng, khi nhận thức đúng đắn thì ý thức người dân nâng cao, sự đóng góp tham gia của họ vào quá trình xây dựng và phát triển của thành phố sẽ theo chiều hướng tích cực hơn, thái độ và tinh thần trách nhiệm của người dân ngày một nâng cao.

Qua khảo sát điều tra ta có được kết quả: 85.07% cộng đồng người dân có nghe/biết/tìm hiểu về hoạt động xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái, và 14.93% cộng đồng người dân chưa hề biết. Điều này cho thấy phần lớn người dân có cập nhập thông tin từ các phương tiện truyền thông của thành phố và quan tâm đến việc định hướng xây dựng phát triển của thành phố.

Tuy nhiên, trong số cộng đồng người dân quan tâm đến việc xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái thì cá nhân mỗi người cũng đưa ra những lý do mà theo họ vì sao T.p Hội An chọn phát triển theo hướng này. Trong quá trình điều tra số người không tham gia câu trả lời trên chiếm 5.97%, số người còn lại đưa ra các quan điểm sau:

+ 43.28 % người dân cho rằng để tạo không gian xanh thu hút khách du lịch, phát triển du lịch.

+ 38.8 % người dân cho rằng để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

+ 11.94% người dân cho rằng để giải quyết bất cập về các vấn đề môi trường. Những ý kiến trên cho thấy cộng đồng người dân vẫn cho rằng việc xây dựng T.p Hội An theo hướng Thành phố sinh thái nhằm để phát triển du lịch, đa số người dân chọn đáp án này vì đặc điểm khu vực Phường Cẩm Phô là một phường nội thị, là trung tâm của thành phố, hơn nữa ngành kinh tế chủ yếu của thành phố là dịch vụ du lịch nên sự lựa chọn đáp án này được nhiều người cho rằng đây là lý do mà

thành phố lựa chọn. Qua đó, ta có thể thấy đông đảo cộng đồng người dân chưa nhận thấy được lý do mà T.p Hội An đang hướng đến, đây có thể nói là một hướng phát triển bền vững, do đó cần có phổ biến một cách rõ ràng hơn để cộng động người dân không quá nặng về chú tâm phát triển kinh tế.

Từ việc xác định hướng phát triển của thành phố thì hầu hết cộng đồng người dân cho rằng việc xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái là quan trọng, điều này thể hiện qua biểu đồ:

Hình 3.3. Mức độ quan trọng của hoạt động xây dựng T.p Hội An – T.p sinh thái

Mọi người cho rằng hoạt động xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái là quan trọng với lý do như sau: khi xây dựng thành phố theo hướng này thì sẽ góp phần thu hút khách du lịch, phát triển du lịch, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp góp phần bảo vệ môi trường, và sức khỏe cộng đồng người dân được đảm bảo….

Khi xác định được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng T.p Hội An – Thành phố sinh thái, người dân được phỏng vấn đã nhận định bản thân họ có vai trò quan trọng, là những chủ thể thật sự góp phần xây dựng thành công thành phố sinh thái chiếm 95.54% , bộ phận nhỏ cộng đồng chưa đưa ra ý kiến về vai trò của mình chiếm 4.48%, và có 2.99 % không tham gia trả lời. Với nhận thức của người dân về vai trò của mình như vậy, T.p Hội An nói chung và các cán bộ lãnh đạo cần có những hoạt động để người dân tham gia một cách tích cực, phát huy rõ vai trò của người dân.

3.2.3. Kết quả khảo sát về chương trình PLRTN ở Phường Cẩm Phô

91.03 % 2.99 % 2.99 % 2.99 % Có quan trọng Không quan trọng Không biết Không trả lời

3.2.3.1. Mức độ tìm hiểu và nhận thức của người dân về chương trình PLRTN

Phần lớn người dân tại phường Cẩm Phô có sự quan tâm đến chương trình PLRTN, tỷ lệ này chiếm 95.52%, chỉ một bộ phận nhỏ người chưa biết chiếm 4.48%. Các kênh/nguồn thông tin được cộng đồng người dân quan tâm thể hiện qua biểu đồ ở hình 3.4 dưới đây:

Hình 3.4. Những kênh/nguồn thông tin được người dân phường Cẩm Phô quan

tâm/ tìm hiểu về chương trình PLRTN

Trong đó: A: Từ các cuộc nói chuyện trao đổi thông thường. B. Từ đài phát thanh truyền.

C: Từ báo chí và bài viết địa phương.

D: Từ các chương trình phát động, tập huấn của địa phương. E: Từ đài truyền hình và báo chí.

F: Từ báo mạng, internet. G: Tài liệu tự đọc.

Thông qua biểu đồ ta có thể thấy, nguồn thông tin được cộng đồng người dân quan tâm, cập nhập tin tức là từ đài phát thanh, truyền hình của địa phương, tiếp đó là từ các chương trình tập huấn của địa phương, điều này chứng tỏ tại phường Cẩm Phô các cán bộ phường/ khối phố rất có sự đầu tư trong công tác tuyên truyền cho cộng đồng người dân. Thông qua các nguồn thông tin đó, cá nhân mỗi người đều cho rằng mức độ hiểu biết của mình như trong hình 3.5 :

20.90% 73.13% 14.93% 44.78% 4.48% 4.48% 8.96% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 A B C D E F G %

Hình 3.5. Mức độ hiểu biết về bản chất PLRTN của người dân phường Cẩm Phô

Qua mức độ hiểu biết đó, cộng đồng người dân cho rằng mức độ quan trọng của việc PLRTN lần lượt là: rất quan trọng chiếm tỷ lệ 64.18%; Quan trọng chiếm 34.33%; Bình thường chiếm 1.49 %, và không có người nào cho rằng việc phân loại rác là không quan trọng. Mức độ hiểu biết của người dân về về việc hiểu rất rõ đó cũng chỉ là lời nhận xét theo cảm tính và những kiến thức đơn thuần mà họ biết là phân loại rác là phân ra làm 2 loại là khó phân hủy và dễ phân hủy, những rác nào là khó phân hủy và dễ phân hủy. Tuy nhiên, đại đa số mọi người đều cho rằng việc phận loại rác được xem là “Một hành động nhỏ - ý nghĩa lớn” với một số lý do như: Khả năng tái chế rác thành phân vi sinh; Đem lại lợi ích kinh tế cho việc buôn bán phế liệu; Góp phần cho quá trình xử lý rác thải tại nhà máy diễn ra thuận lợi hơn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.2. Nhận thức về sự tham gia của người dân trong chương trình PLRTN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 37)