Sơ lược về hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 32)

1.5.3.1. Quan điểm, phương hướng xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái

Trên cơ sở vận dụng đầy đủ linh hoạt và sáng tạo 5 quan điểm về xây dựng và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chỉnh phủ, việc xây

dựng thành phố Hội An - thành phố sinh thái theo đúng quan điểm, phương hướng sau:

- Xây dựng một thành phố có bản sắc, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống ở cả hai bình diện vật thể và phi vật thể trong quá trình phát triển. Trong đó, các khu đô thị được xây dựng thuận theo địa hình và điều kiện tự nhiên kết nối hợp lý với nhau và liên kết chặt chẽ giữa nội thành và ngoại thành trong một chỉnh thể thống nhất, với phạm vi không gian trải rộng hết diện tích tự nhiên hiện nay và xa hơn là được tính đến không gian phù hợp với tầm của một thành phố du lịch của khu vực Miền Trung và cả nước.

- Vì mục tiêu đảm bảo bền vững trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, xây dựng thành phố sinh thái phải do con người làm chủ thể sáng tạo và vì con người mà phát triển. Do vậy, trong quá trình xây dựng thành phố phải đáp ứng các yêu cầu phát triển ổn định lâu dài, giữ được sự cân bằng sinh thái, cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, cân bằng giữa tự nhiên và xã hội, đáp ứng nhu cầu cuộc sống có chất lượng tốt nhất cho cư dân thành phố và có sức hấp dẫn du khách.

1.5.3.2. Phân kỳ kế hoạch thực hiện

Xây dựng thành phố Hội An là thành phố sinh thái – Một thành phố theo hướng phát triển bền vững là một quá trình lâu dài với nhiều mục tiêu phải hoàn thành, và được chia thành 3 giai đoạn để thực hiện:

Giai đoạn 1: Từ 2009 đến 2015. Giai đoạn 2: Từ 2016 đến năm 2020. Giai đoạn 3: Từ 2021 đến năm 2030.

1.5.3.3. Các tiêu chí cơ bản của Thành phố Hội An - Thành phố sinh thái và các dự án trong quá trình xây dựng thành phố sinh thái

Các nhóm tiêu chí trong quá trình xây dựng thành phố Hội An thành phố sinh thái:

- Nhóm tiêu chí 1 : Đảm bảo môi trường tự nhiên : Thoáng – Xanh – Sạch - Đẹp.

- Nhóm tiêu chí 2 : Đảm bảo môi trường xã hội : Thuận tiện - An toàn - Văn minh - Thân thiện và có bản sắc địa phương.

- Nhóm tiêu chí 3 : Đảm bảo sự bền vững.

Bảng 1.2. Danh mục các dự án/Quy hoạch thành phần trong quá trình xây dựng

Thành phố Hội An-Thành phố sinh thái

STT Tên Dự án/Quy hoạch Thứ tự

ưu tiên Cơ quan chủ trì

I Tiêu chí về môi trường tự nhiên:

1 Quy hoạch và hiện đại hóa, đa chức năng

hóa cơ sở hạ tầng nói chung và ngầm. 1 Phòng QLĐT

2 Quy hoạch cây xanh Thành phố 1 Phòng QLĐT

3 Quy hoạch mạng lưới giao thông Thành

phố 1 Phòng QLĐT

4 Dự án Hệ thống thông tin môi trường. 2 Phòng TNMT 5 Dự án xử lý nước thải tập trung của thành

phố 1 Công ty CTCC

6 Dự án xử lý rác thải tập trung của thành

phố. 1 Công ty CTCC

7 Dự án xử lý chất thải bệnh viện của TP. 1 Công ty CTCC 8 Quy hoạch hệ thống đê, kè ven sông và

khơi thông luồng lạch. 2 Phòng Kinh Tế

9 Dự án giảm thiểu bụi giao thông 2 Phòng TNMT 10 Dự án giảm thiểu tiếng ồn trong khu phố

cổ 2 Phòng TNMT

11 Dự án 3R 2 Phòng TNMT

12 Dự án di dời các cơ sở sản xuất có nguy

cơ gây ô nhiễm môi trường ra khu dân cư 2 Phòng TNMT 13 Dự án nâng cao năng lực bảo vệ môi 1 Phòng TNMT

trường trong doanh nghiệp

14 Dự án giảm thiểu rác thải nhà bếp 1 Phòng TNMT 15 Dự án giảm thiểu sử dụng bao nylon tại

Cù Lao Chàm 1 Phòng TNMT

16 Dự án đưa giáo dục môi trường vào

trường học 1 Phòng TNMT

17 Dự án xây dựng bãi chứa rác hợp vệ sinh 1 Phòng TNMT 18 Dự án xây dựng hệ thống nhà vệ sinh và

thùng rác công cộng của Thành phố 1 Công ty CTCC 19 Dự án nâng cao năng lực bảo vệ môi

trường của cộng đồng. 1 Thành đoàn

II Tiêu chí về môi trường xã hội:

1 Đề án tiếp tục xây dựng Hội An - Thành

phố văn hóa. 1 Phòng VH-TT

2

Dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An.

1 Trung tâm QLBTDT

3 Dự án giáo dục văn hóa- lịch sử Hội An

trong nhà trường. 1

Trung tâm QLBTDT 4 Dự án đào tạo nhân lực hoạt động văn hóa

phi vật thể. 1 Trung tâm VH-TT

III Tiêu chí về phát triển bền vững

1 Quy hoạch không gian Thành phố 1 Phòng QLĐT 2 Quy hoạch sử dụng đất Thành phố 1 Phòng TNMT 3 Quy hoạch du lịch phát triển bền vững. 1 Phòng TM-DL

4 Đề án Khu dự trữ sinh quyển. 2 TT. QL BTDT

5 Quy hoạch dân số Thành phố. 1 Phòng Y Tế

nước phục vụ sinh hoạt của Thành phố. 7 Quy hoạch quản lý và khai thác khoáng

sản. 1 Phòng TNMT

8 Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng tài

nguyên nước. 1 Phòng TNMT

9 Quy hoạch kiến trúc các công trình Thành

phố. 1 TT. QL BTDT

10 Quy hoạch kinh tế công nghiệp, nông

nghiệp. 1 Phòng Kinh Tế

11 Đề án sử dụng nguồn năng lượng sạch cho

Cù Lao Chàm. 2

BQL Khu BT biển CLC

12 Dự án khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 1 BQL Khu BT biển CLC

13 Dự án bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước

thuộc Thành phố 1 Phòng TNMT

14

Dự án phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và ứng phó với các điều kiện thời tiết nguy hiểm

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại phường Cẩm Phô – T.p Hội An. Về qui mô: 67 mẫu điều tra.

Trường hợp nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong chương trình “Phân loại rác tại nguồn”.

- Đối tượng nghiên cứu

Người dân phường Cẩm Phô – T.p Hội An.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng áp dụng các phương pháp điều tra sau: - Phương pháp khảo sát thực địa

Để quá trình phát phiếu điều tra có nhiều thuận lợi, đề tài có tiến hành khảo sát về về thực địa của khu vực điều tra.

- Phương pháp chuyên gia

Đề tài tiến hành tham khảo từ giáo viên hướng dẫn và các chuyên viên trong lĩnh vực môi trường.

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là nguồn thông tin được thu thập từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo, tổng kết, đánh giá của các sở, ban ngành, địa phương, sách báo và các phương tiện truyền thông, internet về vấn đề liên quan đến các đặc điểm về môi trường, kinh tế, xã hội và hoạt động xây dựng và phát triển thành phố Hội An - Thành phố sinh thái.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình triển khai nghiên cứu, đi thực tế, thu thập thông tin, số liệu từ cộng đồng địa phương, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương và các ban ngành

liên quan tại thành phố Hội An thông qua quá trình phỏng vấn các cán bộ chính quyền địa phương và phát phiếu điều tra người dân để thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển thành phố Hội An – Thành phố sinh thái từ năm 2009 đến nay cũng như sự tham gia của cộng đồng trong chương trình phân loại rác tại nguồn.

- Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp cơ bản được kết hợp với các phương pháp khác nhằm đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu thu thập được. Sau khi thực hiện khảo sát tại thực địa, hỏi ý kiến chuyên gia, tùy theo từng nội dung đặt ra sẽ tính chọn mẫu để tiến hành điều tra phỏng vấn.

Số lượng mẫu điều tra được chọn theo công thức: n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: n : Số mẫu điều tra

N : Tổng số mẫu

e : Độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc. e biến thiên trong khoảng từ 10%, 20%, 30%.

Độ sai số được chọn là 12%, tổng số mẫu thực hiện điều tra là 67 mẫu . - Phương pháp đo đạc thực tế

Dụng cụ: Cân 5kg, găng tay, thảm…

Tại khu vực nghiên cứu chọn ra 6 hộ gia đình để lấy mẫu. Tiến hành lấy mẫu rác, phân loại và cân, lấy số liệu nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsof Office Excel, Microsof Word.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả về quá trình nghiên cứu

3.1.1. Mô tả về nội dung phiếu điều tra

Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung về số liệu mẫu nghiên cứu Phần 2 : Nội dung gồm 2 phần sau:

- Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái. Bao gồm 3 câu liên quan đến khái niệm “Đô thị sinh thái”, 6 câu liên quan đến thông tin về hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái.

- Nhận thức về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái, cụ thể thông qua chương trình “Phân loại rác tại nguồn”. Bao gồm 7 câu liên quan về sự hiểu biết và nhận thức tham gia của cộng đồng trong việc PLRTN, 6 câu có nội dung liên quan đến những vấn đề về công tác tuyên truyền tại địa phương.

3.1.2. Mô tả về quá trình lấy mẫu rác

Chọn ra 6 hộ gia đình để lấy mẫu rác, tiến hành cân xác định khối lượng rác vô cơ và hữu cơ của mỗi hộ gia đình, sau đó xác định độ lẫn lộn giữa rác hữu cơ trong thùng rác vô cơ và lượng rác vô cơ lẫn lộn trong thùng rác hữu cơ bằng cách phân loại lại dựa trên tiêu chí các loại rác được phân loại theo phòng TNMT, ghi chép số liệu theo thời gian.

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Phường Cẩm Phô là một trong 8 phường nội thị của thành phố Hội An với tổng diện tích tự nhiên là 118,03 ha. Trong đó đất nông nghiệp 16,99 ha; đất phi nông nghiệp 99,91 ha; đất chưa sử dụng 1,13 ha.

Theo báo cáo tình hình dân số - Kế hoạch hóa gia đình: số nhân khẩu thường trú tại phường Cẩm Phô năm 2012 là 10.145 người, số liệu báo cáo quý 2 cuối năm 2012 từ công ty công trình công cộng thì lượng rác thải ra 5,6 tấn/ngày, bình quân trên 1 năm là 2.038 tấn/ năm.

Vấn đề thu gom và vận chuyển rác tại phường Cẩm Phô do công ty công trình công cộng quản lý, hiện tại ở phường Cẩm Phô chưa có vấn đề bất cập đặc biệt nào về rác thải, ngoài một số khu vực đât trống là nơi tập trung một bộ phận rác thải từ các hộ gia đình sống quanh khu vực đó. Lượng rác thải ra chủ yếu từ các nguồn: rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, các hộ kinh doanh và các khu chợ, trường học …trên địa bàn.

Phường Cẩm Phô là một trong các phường thực hiện thí điểm chương trình PLRTN của T.p Hội An. Theo báo cáo kết quả báo cáo 2 tháng cuối năm 2012 của phòng TNMT thì tỉ lệ phân loại tại phường Cẩm Phô đạt yêu cầu khoảng 65%.

Trong quá trình khảo sát, thì đa số ngườn dân/ hộ gia đình tham gia trả lời đều tập trung ở mọi lứa tuổi cũng như trình độ học vấn và tỷ lệ tham gia trả lời nhiều nhất tập trung ở độ tuổi từ 30 – 60, người có trình độ trên phổ thông. Phần lớn nghề nghiệp tại phường Cẩm Phô là buôn bán dịch vụ và mức độ kinh tế của hộ gia đình là trung bình là chủ yếu. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê số liệu mẫu nghiên cứu tại phường Cẩm Phô (n = 67)

Đặc điểm Chỉ số Số lượng Phần trăm (%)

Giới tính Nam 35 52.24 Nữ 32 47.76 Tuổi Dưới 16 3 4.48 Từ 16 – 30 25 37.31 Từ 30 – 60 34 50.75 Trên 60 5 7.46 Trình độ học vấn Tiểu học 2 2.99 Trung học cơ sở 11 16.42 Trung học phổ thông 25 37.31

Trên trung học phổ thông 29 43.28

Nông nghiệp 0 0

Ngư nghiệp 0 0

Nghề nghiệp Buôn bán dịch vụ 28 41.79 Cán bộ/viên chức nhà

nước

8 11.94

Công nhân 3 4.48

Học sinh – sinh viên 13 19.40

Nghề khác 15 23.39 Xếp hạng kinh tế gia đình Khá giả 3 4.48 Trung bình/bình thường 62 92.54 Nghèo/khó khăn 2 2.99

3.2.2. Nhận thức của người dân trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – Thành phố sinh thái Thành phố sinh thái

3.2.2.1. Mức độ tìm hiểu và nhận thức của người dân về Đô thị sinh thái (Thành phố sinh thái)

Tất cả người dân ở phường Cẩm Phô khi được điều tra đều trả lời đã từng nghe/biết/tìm hiểu đến cụm từ Đô thị sinh thái là 86.57%, số người dân chưa hề nghe là 13.43%. Những kênh/nguồn thông tin được người dân cập nhập chủ yếu vẫn là các phương tiện truyền thanh truyền hình tại địa phương, điều này thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 3.1. Những kênh/nguồn thông tin được người dân phường Cẩm Phô quan

tâm/ tìm hiểu về ĐTST

Trong đó: A: Từ các cuộc nói chuyện trao đổi thông thường. B. Từ đài phát thanh.

C: Từ báo chí và bài viết địa phương. 0 10 20 30 40 50 60 A B C D E F G 26.87% 59.70% 20.90% 31.34% 25.37% 8.96% 19.40% %

D: Từ đài truyền hình và báo chí. E: Từ báo mạng, internet.

F: Tài liệu tự đọc.

G: Thông qua người khác.

Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của người dân về bản chất đô thị sinh thái theo kết quả đánh giá của mỗi người dân được điều tra giữa các cá nhân là khác nhau, trong đó hiểu tương đối chiếm tỷ lệ cao nhất 65.67%, hiểu rất rõ chiếm tỉ lệ là 25.37% không thực sự hiểu chiếm tỷ lệ là 7.47% và hoàn toàn không hiểu về bản chất ĐTST chiếm 1.49%. Điều này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 3.2. Mức độ hiểu biết của người dân phường Cẩm Phô về ĐTST

Mức độ hiểu biết về bản chất ĐTST theo mỗi quan điểm cá nhân của người dân cũng khác nhau. Trong tổng số 67 phiếu được phát ra thì chỉ có 1 phiếu không tham gia trả lời chiếm 1.49% với 66 phiếu còn lại thể hiện quan điểm như sau:

+ 41.79 % Người dân cho rằng ĐTST là đô thị có môi trường trong sạch, không khí tốt và nhiều cây xanh.

+ 20.90 % Người dân cho rằng ĐTST là đô thị mà tại đó có sự tôn trọng của con người đối với môi trường tự nhiên.

+ 35.82% Người dân cho rằng ĐTST là không gian định cư có chất lượng tốt cho dân cư, ở đó có sự thân thiện và tôn trong môi trường tự nhiên.

Qua những quan điểm của cộng đồng người dân, cho thấy rõ đa số người dân cũng có hiểu biết cơ bản về ĐTST là đô thị như thế nào. Để mọi người hiểu sâu hơn

25.37%

65.67% 7.47% 1.49%

Hiểu rất rõ Hiểu tương đối Không thực sự hiểu Hoàn toàn không hiểu

thì cần có các chương trình truyền thông từ các buổi sinh hoạt khối phố/xã/phường nhằm giúp người dân tiếp cận về bản chất ĐTST một cách chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 32)