Cái “tơi” đong đầy kí ức ấu thơ

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 26 - 28)

Tuổi thơ là những kỉ niệm đong đầy kí ức và khi nghĩ về nó, viết về nó thì chúng ta như đang sống lại một thời khó quên. Với Duy Khán ơng đang tự mình “lái con thuyền” ngược thời gian để tìm về những hình ảnh thân quen ngày xưa trong những món quà quê của bố khi đi câu, đi cắt tóc “Mở thùng câu ra là một thế gian dưới nước: Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen xanh tỏa thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối, cá chõn quẫy tóe nước, mắt thao láo… Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế gian trên đất: Con sập sành, con muỗm, con bọ bầu to xụ, mốc thếch, ngó ngốy. Hấp dẫn nhất là những con dế đạp lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, chọi nhau phải biết và gáy vang nhà… Mùa đơng hết dế. Bố có thức quà khác… Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Phạm Công - Cúc Hoa, Phan Trần, Tam Quốc chí, Tứ tài tử, Cổ học tinh hoa, Nhị thập tứ hiếu… Quà của bố còn là cái ngòi bút cũ, quyển sách người ta viết dở”[11, tr.58-59-60]. Và còn quà của mẹ nữa bao nhiêu quà “ông phỗng hiền như bụt, ăn no, bụng phưỡn ra, hở cả rốn. Mặt trắng, bụng trắng chỉ có mơi là đỏ. Ba ơng, màu sắc sặc sỡ, ngồi ghế, che tàn. Các ông gầy nhom, đội mũ cánh chuồn... Ba quả bưởi lựng mùi thơm… u cầm một bọc, bọc bằng lá khoai, lần thì lá chuối đã nướng đi rất dẻo. Trong các bọc ấy tồn thịt mỡ thái to, xơi gấc cịn đầy hột, chè đỗ xanh từng cục, từng miếng chứ không thành đĩa… Mươi củ khoai luộc. Chiếc bánh đa. Vài đận mía.”[11, tr.64-65-66]. Cũng như bao đứa trẻ khác cậu bé Khán lúc nào mà chẳng háo hức chờ đợi để rồi được đón nhận những món quà của bố mẹ. Nó khơng hề cao sang, nhưng đối với tuổi thơ nghèo như nhân vật tôi thế là đã đủ rồi, thế là đã hớn hở vui tươi rồi. Bởi những món q tuy đơn sơ, giản dị, ít ỏi về vật chất nhưng chứa đựng trong đó là cả tình u thương bao la của cha mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình. Sự hồi hộp mong đợi của nhân vật tơi

đó cũng chính là sự háo hức đón nhận hơi ấm thiêng liêng từ tình cha, tình mẹ “Q của bố, làm tơi giàu quá!... “Ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: U về! U về! Ước gì u cứ sống mãi để chúng tôi được reo lên: U về! U về!””[11, tr.60-66]. Và chính tình thương u bao la đó là điểm tựa vững chắc nâng bước cho cho mỗi người trên con đường tương lai.

Làm sao Duy Khán có thể quên được kỉ niệm của những buổi đi ăn trộm khoai nhà ông Tổng bị bắt trong nỗi lo sợ “Thế nào cũng bị bắt dẫn về cột cầu, cột đình như anh ăn trộm lạ mặt đợt nọ. Ê cái mặt đến suốt đời, bôi nhọ cả mặt bố mẹ. Cả làng biết thằng Thả, thằng Khán ăn trộm. Ê hai thằng ăn trộm”[11, tr.115]. Hay đó là buổi ăn trộm mít nhà chú Chàng “Hai anh em chui qua hàng rào, đến cái cây mít anh đã nhằm từ trưa. Anh buộc sợi dây thừng vào tay rồi leo mãi, leo mãi. Anh kéo cả cái quang lên. Một lúc tơi thấy lá mít cứ rào rào. Tiếng rào rào kéo dần đến gần gốc. Quả mít nằm gọn trong cái quang đụng đúng vào đầu tôi rồi rơi huỵch xuống. Ngực tôi đập thình thình tưởng như ai ở xa cũng nghe thấy”[11, tr.117]. Đáng nhớ nhất là buổi hai anh em ăn vụng “Hai anh em mang phần về, anh nhìn trước nhìn sau khơng có ai, anh gạ: - Vào bụi tre ơng Tuyên! Thế là tôi biết ý. Hai anh em ăn vụng. Tôi ăn miếng nhỏ, đút lọt thỏm vào mồm. Anh ăn miếng rõ to, bị nghẹn đỏ mặt tía tai. Mơi anh nhờn ra. Hai anh em lấy vạt áo lau lau mãi rồi mới về. Tôi cười chảy nước mắt.”[11, tr.81-87-88]. Duy Khán đã tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ hồi hộp, lo sợ của nhân vật trong những buổi đi ăn trộm, ăn vụng qua đó làm nổi bật cái tơi con trẻ. Đó đâu phải là thói hư, tính xấu của hai anh em Khán mà ở đây chính cái cuộc sống nghèo đói “Chờ u mua được quả mít cho cái nhà này ăn thì có mà đến Tết…”[11, tr.117] đã làm cho những đứa trẻ trở nên thèm khát mới sinh ra làm liều.

Có lẽ khó quên nhất trong tâm trí của nhân vật tơi là những tháng ngày phải xa gia đình trở thành con ni bất đắc dĩ. Một phần vì cuộc sống khó khăn cơ cực, nhưng cũng một phần muốn cho con mình một cuộc sống tốt

hơn nên cha đã cho cậu đến ở nhà ơng bà Phán. Đó là những trang viết thấm đẫm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật “Đêm nhớ nhà q. Tơi khóc thầm”[11,tr.126], trong đêm khuya thanh vắng một mình giữa chốn xa lạ nỗi nghẹn ngào tuôn trào trong tâm hồn thơ dại của cậu bé. Và cảm xúc như vỡ ịa khi cậu gặp được bác Dao “tơi vui quá và cứ tưởng bác Dao như bác ruột của mình”[11,tr.127], bác là hi vọng, là niềm tin để cho cậu tiếp tục sống ở nhà ông bà Phán. Nhưng cái niềm tin nhỏ nhoi ấy đã không đủ sức mạnh để xua tan đi nỗi nhớ nhà da diết, cồn cào lúc nào cũng thường trực trong tâm hồn bé thơ của nhân vật “Tôi mặc bộ quần áo quen thuộc của tôi. Tôi chạy đến bà Phán, đánh bạo xin về”[11,tr.127]. Với cách thể hiện cảm xúc trực tiếp qua những sự kiện gắn với bối cảnh khác nhau nhà văn đã dựng lên một hiện thực xã hội thời bấy giờ. Vì cuộc sống nghèo khổ mà gia đình phải li biệt, những đứa trẻ phải đi làm “con ni” cho những nhà giàu có, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn chúng luôn khát khao được hưởng cái dư vị đầm ấm yêu thương của gia đình quên đi cái nghèo đói. Qua đây Duy Khán muốn nói lên một chân lí đó là nhu cầu sống trong tình thương của con người là điều tất yếu, và đối với trẻ em đó là mạch nguồn ni dưỡng tâm hồn.

Bằng cảm xúc chân thành mãnh liệt, Duy Khán đã dùng ngịi bút tinh tế của mình đã làm sống dậy những kí ức ấu thơ. Ơng đã làm cho những chi tiết, những sự việc xảy ra trong quá khứ trở nên tươi mới, sống động như mới diễn ra ngày hôm qua. Không ai lớn lên mà khơng có tuổi thơ, dù ngọt ngào hay cay đắng thì nó vẫn là những kỉ niệm chẳng bao giờ có lần thứ hai trong vịng quay ngắn ngủi của cuộc đời. Vậy tuổi thơ là gì? Có lẽ nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến mức ta không thể định nghĩa được, chỉ biết một điều rằng khi nghĩ tới những kỉ niệm quá đỗi thân thương, ngọt ngào ấy không ai không bùi ngùi, xúc động. Phải chăng chỉ có trở về với tuổi thơ ta mới tìm lại được cảm giác như thế.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)