Giọng triết lý, suy tư

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 59 - 65)

Kết hợp với giọng chủ đạo ngậm ngùi, xót xa là giọng điệu triết lí, suy tư. Những triết lí về cuộc đời được nêu lên một cách khái quát, bao hàm, vượt lên những thứ vụn vặn, tủn mủn của đời thường. Những câu nói mang tính triết lí chính là kết quả của q trình suy tư, chiêm nghiệm lâu dài trong tâm hồn tác giả. Song, những triết lí về cuộc đời khơng được viết lên một cách khô khan mà bao giờ cũng nhẹ nhàng, tinh tế nhung rất sâu lắng, như:

“Dạy con từ thưở còn thơ/ Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, “Đường đi khó, khơng khó vì ngăn sơng cách núi. Mà khó vì lịng người ngại núi, e sơng…”

Những triết lí về nhân cách, về cách sống được tác giả nhẹ nhàng đưa vào tầng sâu trong tác phẩm đã làm nổi bật lên cái thần thái của câu chuyện. Bên cạnh đó cũng nhằm một phần cho chúng ta những bài học cuộc sống sinh động, tiếp cận trên một bình diện mới. Giọng điệu này có được là do sự trải nghiệm của nhà văn với cuộc đời.

Trải đều trên các trang văn, với những gì mà tác giả đã trải qua, những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về gia đình, số phận con người, về thời cuộc đã được nhà văn rút ra bình dị, sâu sắc, chân thành và sâu lắng. Trước số phận

cay đắng của chú mõ Ất tác giả suy tư “Chú già thế mà vẫn bị đánh, bị chửi. Bỏ mẹ cái nghề này đi ăn mày cịn hơn”[11, tr.139], hay đó cịn là sự chiêm nghiệm trước số phận đói nghèo của những người ăn mày “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta. Chỉ vì đó rách hóa ra ăn mày”[11, tr.142]. Đặc biệt khi tận mắt chứng kiến cái chết của bao nhiêu người nghèo đói, tác giả đã thổn thức, suy tư trong câu hỏi: “Đói mãi thế này thì chết hết. Phải cướp thóc gạo ở ấp Tây Đen về mà cứu nhau thôi!”[11, tr.190]. Quy luật tồn tại đã được tác giả đặt ra, trong thực tế đói khổ của cuộc sống con người đứng bên bờ mong manh của giữa sống và chết, và họ phải tìm cách giành giật lấy sự sống. Giọng điệu mang đẫm màu sắc triết lí nhưng lại khơng tạo cảm giác khô cứng. Nhà văn viết những điều này như một sự giãi bày, chiêm nghiệm của chính bản thân mình với tầm đón đợi của bạn đọc.

Hiện thực cuộc sống là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến những số phận con người. Giọng điệu suy tư, triết lí trong Tuổi thơ im lặng còn được Duy Khán sử dụng rất thành công trong việc xây dựng một cái tôi trăn trở trước thời cuộc, khát khao với ước mơ cống hiến: “Đêm ấy tơi vừa khóc vừa nói với thầy: - Con xin thầy nghỉ học đi kiếm ăn nuôi em cùng thầy… Có cuộc tịng qn. Bạn bè đi vãn cả trường: Bạn Đài đi rồi. Bạn Chính đi rồi… Tơi trằn trọc đến quá nửa đêm… Sáng hôm sau tôi xin nghỉ một buổi học để tiếp thầy. - Thầy cho con tòng quân! Con nghĩ mãi rồi… - Con mười lăm tuổi rưỡi, trông lại lớn. Con xin được. Khối đứa bé hơn con... con cịn bé bỏng gì nữa đâu?”[11, tr.208-209], hồ đời sống của riêng mình vào đời sống chung của dân tộc, nhân vật vỡ lẽ ra nhiều điều. Từ hoàn cảnh đất nước trải qua ba tầng áp bức bóc lột; từ những cảnh đời; từ sự thay đổi, biến chất của nhiều người; từ những mất mát trong cuộc đời và từ nỗi cô đơn đáng sợ của riêng mình, cậu bé Khán đã không ngừng suy tư, chiêm nghiệm về thế thái nhân tình, làm sao có thể ngồi trên ghế nhà trường mà học được khi mối thù đang cịn đè nặng đơi vai; khi mà khơng khí lên đường ra trận rộn ràng của hàng

vạn thanh thiếu niên như cậu, “Làm trai là phải đi; khơng sợ gì! Phải có chí”[11, tr.222]. Là một đấng nam nhi thì phải biết sống cùng thời cuộc, phải biến cái tôi cá nhân thành cái ta chung, khơng thể sống ích kỉ cho cá nhân mình được. Con người phải có ước mơ, hồi bão, phải biết sống lí tưởng.

Giọng tiết lí, suy tư trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là những

suy tư, chiêm nghiệm của nhân vật. Đó là giọng triết lí trực diện, thẳng thắn, khơng úp mở, dễ hiểu bở i những dẫn chứng cu ̣ thể; không biện luận, không khô khan hay quá hoa mĩ. Mặt khác, giọng triết lí, suy tư trong tác phẩm là giọng vừa thuận chiều vừa trái chiều, đề cập đến nhiều vấn đề – bản chất của con người, của đời sống, giáo dục… môt cách chân thành và sâu lắng. Đây cũng chính là đặc trưng trong cá tính sáng tạo của nhà văn. Nó góp phần làm mới giọng điệu văn xi đương đại. Đó cũng là nơi để bạn đọc ngày hôm nay bước vào và tự tri nhận bản thân mình trong đó.

Như vậy với việc kết hợp nhiều giọng điệu trần thuật trên một sắc giọng chủ đạo là cơ sở để có được một phong cách sáng tác hấp dẫn, tạo ấn tượng cho bạn đọc. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật, Duy Khán đã lao động không mệt mỏi để tạo ra sự đa thanh ấy trong giọng điệu. Đó cũng chính là tiếng lịng cất lên từ con tim luôn thổn thức của nhà văn về một tuổi thơ tươi đẹp nhưng cũng nhiều đau khổ. Điều này đã góp phần lí giải vì sao chỉ với Tuổi thơ im lặng Duy Khán được biết đến là một nhà văn hơn là một nhà thơ.

Có thể khẳng định rằng, sức hấp dẫn của Tuổi thơ im lặng chính là

nghệ thuật trần thuật hiệu quả. Với điểm nhìn trần thuật của ngơi thứ nhất nhân vật tôi Duy Khán đã khéo léo phối hợp giữa các điểm nhìn khác nhau để tạo ra cảm xúc về cuộc sống đa chiều, nhiều mặt. Sự việc có khi được nhìn ở điểm nhìn của chủ thể, nhà văn tự kể về những việc ơng nhớ lại nhưng có khi dùng điểm nhìn của các nhân vật khác từ đó đưa ra nhận xét. Trong tác phẩm Duy Khán đã bộc lộ sở trường về sử dụng ngôn ngữ, bên cạnh ngôn ngữ thể

loại nhà văn có một kho từ vựng giàu có và phong phú nhờ ý thức tiếp thu ngơn ngữ dân gian và vốn ngơn ngữ vùng miền nơi chính mình sinh ra và lớn lên. Nó như nguồn dưỡng khí tự nhiên ni nấng tâm hồn thơ văn của ông. Và với Tuổi thơ im lặng nhà văn đã vận dụng bút pháp vừa truyền thống, vừa hiện đại, tạo cho mình một giọng điệu phù hợp với cái “tạng” vừa sâu sắc hóm hỉnh, vừa nhẹ nhàng tinh tế.

KẾT LUẬN

Chỉ với một tác phẩm văn xuôi duy nhất được coi là “đứa con ngoài kế hoạch” Duy Khán đã thể hiện mình là một cây bút tài năng trong nghệ thuật viết tự truyện. Truyện của ông là một bản hợp âm về đời sống con người. Với

Tuổi thơ im lặng, nhà văn đã cho người đọc thấy một tài năng trong nghệ

thuật tái tạo sự thật qua những miền hồi ức. Đó là khoảng thời gian thuộc về quá khứ có một độ lùi vừa đủ để tri nhận những giá trị bền vững trong cuộc sống. Nhà văn đứng trong thời điểm xã hội hiện tại khi đã trưởng thành, đứng tuổi nghĩ về q khứ trong đó có gia đình, quê hương bối cảnh xã hội được nhớ lại và ghi lại. Bằng việc xây dựng cái tôi độc đáo, nhà văn vẽ lên bức tranh miền quê núi Dạm với bao kí ức tươi đẹp về một thưở ấu thơ và cũng chính cái tuổi thơ hồn nhiên đó cậu lại phải chứng kiến cảnh đời, cảnh người nghèo khổ trong thực tại khắc nghiệt của xã hội.

Điều làm nên sức hấp dẫn của toàn bộ tập truyện là nhà văn đã xây dựng điểm nhìn trần thuật phù hợp cho tác phẩm. Với việc linh hoạt hịa phối các loại điểm nhìn xung điểm nhìn ngơi thứ nhất nhân vật xưng tơi. Nó vừa tạo điều kiện thuận lợi để nhân vật bộc lộ suy nghĩ, tình cảm chủ quan của mình đồng thời cũng tạo được tính chân thật khách quan, khái quát hiện thực cao cho tác phẩm. Bằng cách lựa chọn người kể chuyện là một nhân vật xưng

tôi trong tác phẩm, nhà văn được thỏa sức thể hiện những suy nghĩ, những xúc cảm cá nhân một cách tự nhiên mà khơng gây cảm giác khó chịu cho độc giả. Mọi số phận hiện lên trong kí ức xa xơi của nhà văn là những kiếp người đau thương, sống lặng lẽ, lầm lũi của xã hội. Cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi đã giúp nhà văn bộc lộ được nhiều ý kiến, suy nghĩ chủ quan của mình về cuộc đời và con người. Đồng thời với đó là mạch truyện trữ tình sâu sắc. Khai thác triệt để hiệu quả của kiểu người kể chuyện bên trong, Duy Khán đã đưa văn xi của mình vượt tràn sang địa hạt của trữ tình khi nhà văn bộc lộ, bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm khách quan của mình về mọi

việc được kể đến. Mạch truyện nhẹ nhàng mà tinh tể, thấm đẫm tâm sự của con người, gợi lên một nỗi buồn man mác, xa ngái về một thời dĩ vãng xa xưa, về một Tuổi thơ im lặng.

Một thành công nữa của Duy Khán trong nghệ thuật trần thuật là ông đã chọn được những kết cấu truyện phù hợp trong việc truyền tải nội dung tư tưởng tác phẩm. Tác giả đã thiết kế cho “đứa con tinh thần” của mình những “chiếc áo” vừa vặn để tơn lên vẻ đẹp bình dị của nó. Ngơn ngữ trong tập Tuổi thơ im lặng là một thứ ngôn ngữ giản dị, hàm súc và dễ hiểu. Sự đan xen kết

hợp giữa ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ phương ngữ Bắc bộ tạo nên cảm giác bình dị, thân thuộc. Giọng điệu trong tác phẩm chủ yếu là giọng ngậm ngùi xót xa, như muốn cảm xúc cùng bạn đọc. Giọng điệu này được viết nên bởi một tâm hồn nặng lòng với quê hương, nặng lòng với người xưa. Bên cạnh đó là giọng điệu mang đẫm màu sắc triết lí nhưng lại khơng tạo cảm giác khô cứng. Nhà văn viết những điều này như một sự giãi bày, chiêm nghiệm.

Tóm lại, với bước đột phá từ viết thơ chuyển qua viết văn xuôi và chỉ dừng lại ở một tác phẩm duy nhất Duy Khán đã có những bước vận dụng linh hoạt về cả hai phương diện nội dung và hình thức của thể tự truyện. Làm sống dậy một tuổi thơ tươi đẹp tạo nên cảm giác thân quen, gần gũi với bạn đọc. Chính những điều này đã làm cho Tuổi thơ im lặng của Duy Khán luôn mang hơi thở của thời đại.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)