Tuổi thơ im lặng không đơn thuần là những câu chuyện kể về những kí
ức ấu thơ của tác giả, mà hơn thế nữa đó là thơng qua cái kí ức đó mà Duy Khán muốn vẽ lên một thực tại xã hội những năm 40 của thế kỉ XX. Trong thời kì thực dân, phong kiến rồi đến phát xít bóc lột thì tồn bộ xã hội lúc bấy giờ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân vơ cùng cực khổ, khó khăn. Trong dịng hồi niệm về một thời đói nghèo khốn cùng chúng ta thấy trên những trang văn của tác giả thấm đẫm nỗi niềm tâm sự xót xa. Và đây cũng là gam giọng chủ đạo bao trùm toàn bộ tác phẩm. Những câu văn đầy xúc động được nhà văn viết lên bằng chính cảm xúc của mình.
Giọng ngậm ngùi, xót xa thương cảm được tác giả thể hiện qua chính những lời bộc bạch của nhân vật tôi trước cái chết buồn thương của người bà “Tơi đi qua có lần tưởng bà cịn sống vì bà mất vội quá. Bà ơi! Bà”[11, tr.54], trước sự hi sinh lớn lao của đấng sinh thành “Bối ơi! Chữa làm sao lành lặn được đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh… Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ. Nhưng chính đơi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi”[11, tr.56-57]. Trong chính dịng cảm xúc chân thật của những người cháu, người con trong gia đình trước những vất vả, khổ cực của người thân, thì nỗi bùi ngùi, xót xa như trào dâng lên trong lòng tác giả.
Trong cái xã hội mục nát, số phận của những người dân lao động chịu nhiều bất hạnh, đớn đau. Hướng ngòi bút tới những cảnh đời, cảnh người đó thì trái tim người nghệ sĩ xót xa rung động với giọng trần thuật trở nên đầy cảm thương với nhân vật “Tôi cứ tưởng bà đứng mãi ở cổng chùa, dưới ánh trăng nhìn bóng u con tơi đi. Bà Chùa! Bà đã già thế. Bà cịn sống lâu nữa khơng?”[11, tr.131], với thằng Khoèo tội nghiệp “Khoèo ơi! Khoèo không còn ở đời này nữa! Ừ, sống thế thà chết cịn hơn.”[11, tr.133], đó cịn là với
chú mõ Ất già “Chú già thế mà vẫn bị đánh, bị chửi. Bỏ mẹ cái nghề này đi ăn mày còn hơn”[11, tr.139], với ông Cả Kiến “Rồi một hôm tôi thấy ông gầy quá. Đã gầy thì chớ ông lại bị ghẻ kềnh ghẻ càng. Ruồi bâu đen nốt ghẻ. Tay ông yếu rồi không đuổi ruồi đi được nữa. Rồi một hôm ông chết”[11, tr.150], với những nấm mộ ven đường “Hàng trăm người chết đói được chơn ở đấy. Họ không quê quán, không tên tuổi. Nhưng đây là những người tơi quen biết. Mỗi khi nhìn những ngơi mộ này, tơi buồn hơn... Mấy ngôi mộ bên đường lạnh tanh! Mùa nước, mồ mả bị ngập lút. Các ông các bà này lại bị chết một lần nữa”[11, tr.175],… mỗi con người, mỗi số phận nhưng tất cả đều đắng cay, xót xa. Để làm nổi bật thương cảm đầy xót xa Duy Khán đã để cho nhân vật tôi tự bộc lộ suy nghĩ, nhận xét và cảm xúc của mình trước mỗi con người mà ít nhất một lần đã đi qua đời cậu bé.
Không chỉ có những số phận con người mới bộc lộ sắc thái của giọng điệu mà ngay chính cái khơng khí nặng nề, u tối của những ngày sưu thuế “Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch…”[11, tr.44], khơng khí đau thương của cơn hồng thủy “Tiếng kêu, tiếng khóc ríu vào nhau lan trên nước! Tất cả các làng ở thấp đều đã ngập lút rồi... Những con thuyền lật nghiêng. Có cái chìm nghỉm. Những bè tre, bè chuối ghép tạm đều vỡ tung ra. Có người cưỡi trâu. Trâu biết bơi nhưng bơi xa quá, người và trâu đều chìm…”[11, tr.188], của mỗi lần Tây càn “Giữa mồng hai Tết. Đúng tầm nhà nhà bày cỗ, những chiếc máy bay bà già bay sát ngọn tre. Những chiếc dù bung ra. Một lát, làng Và đã bốc cháy, súng nổ điên loạn... Nhà tôi chỉ kịp đổ tất cả thức ăn vào cái sanh. Bánh chưng cho vào thúng. Cơm nếp cơm tẻ trút hết vào nồi. Đạn veo véo qua đầu. Tất cả làng chạy lên núi, nấp khe suối. Làng đã bắt đầu cháy. Ai còn ai mất?”[11, tr.210],… Âm hưởng xót xa, cay đắng như lan tỏa vào trong cảnh vật. Hiện thực cuộc sống của con người hiện lên thật rõ nét. Trong cái hiên thực đau thương đó con người bi đẩy vào cảnh đường cùng tuyệt vọng có thể cái chết
tìm đến bất cứ lúc nào. Cuộc sống mong manh nhưng vẫn gắng sức giành dật.
Như vậy, bên cạnh giọng hài hước dí dỏm, giọng điệu chủ đạo của Tuổi
thơ im lặng là giọng trữ tình đầy xót xa, ngậm ngùi thương cảm. Sinh ra và
lớn lên trong cái xã hội bần cùng, sống cùng với những kiếp người bé nhỏ, nghèo hèn nên khi bộc bạch những suy nghĩ, tình cảm của mình tác giả không hề giấu diếm, mà trái lại rất chân thành nồng ấm, cảm thương cho những kiếp người. Toàn bộ tác phẩm đều là những câu văn đầy cảm xúc, tình cảm của tác giả truyền vào nhân vật tôi và lan rộng ra, thấm đượm trong trái tim bạn đọc.