Đặc trưng của sáng tác văn chương là lấy ngôn ngữ làm chất liệu sáng tạo nên tác phẩm văn học. Một nhà văn thành công là khi họ biết biến đổi cái chất liệu chung đó thành những “chế phẩm” riêng của mình, tạo nên nét riêng biệt của chính tác giả. Và để tạo nên cá tính riêng trên văn đàn thì nhà văn Duy Khán rất coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ để phát huy hết những
giá trị của nó trong tác phẩm của mình. Trong Tuổi thơ im lặng ơng đã rất tài tình trong việc sử dụng ngơn ngữ dân tộc trong những trang viết của mình vì đây chính là mảnh đất màu mỡ để ơng gieo mầm sáng tạo.
Sống trong môi trường văn hóa vùng miền kết hợp với việc tiếp xúc ngay từ nhỏ qua những lời ru, câu kể của bà, của mẹ, Duy Khán đã hiểu được cơ bản những tác dụng, ý nghĩa, sắc thái biểu cảm của hệ thống ngơn ngữ dân gian. Chính vì thế trong tác phẩm ngơn ngữ dân gian được tác giả sử dụng với tần số tương đối cao và đạt hiệu quả đến mức tối đa. Theo khảo sát thì có khoảng hơn 52 câu sử dụng ngôn ngữ dân gian trên 46 truyện . Tiêu biểu đó là lối vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, đồng dao trong việc miêu tả, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
Khi viết về bà nội “Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đơi khơng biết… Bà thuộc hàng trăm nghìn câu ca dao: “Dạy con từ thưở cịn thơ/ Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về”[11, tr. 46] hay đó cịn là những lời hát ru êm ái của bà:
“- Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót (a...) lịng mày khế (à...) ơi... (ả, à, ơi..., ả... à... ời...)
- Con ơi nghe lấy lời này
Cướp đêm là giặc (a...) cướp ngày là (à...) quan... (ả, à, ơi..., ả... à... ời...)
- Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm gánh nước (a...) một mình bống (à...) ơi (ả, à, ơi..., ả... à... ời...)”[11, tr.48-49].
Hình ảnh người bà hiện lên với một kho tàng các câu ca dao, các bài hát ru mang đậm triết lí nhân sinh, đó bài học đạo đức về cách sống, cách làm người mà bà đã dạy không chỉ riêng cho những đứa cháu mà đồng thời dạy
cho tất cả mọi người, những bài học trong ca dao vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất thấm thía, dễ đi sâu vào lịng con người.
Một hình ảnh quen thuộc trong ca dao đã được Duy Khán đưa vào trong tác phẩm hết sức sinh động “Con cò mà đi ăn đêm,/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con… Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non” [11, tr.104],… Ở đây chúng ta thấy chất liệu dân gian được tác giả sử dụng không đơn thuần chỉ miêu tả về hình ảnh con cị, mà trên hết nó vẫn giữ được những thuộc tính vốn có của biểu tượng về tình mẫu tử, về số phận của người nông dân, về phẩm chất đạo đức của con người. Nhà văn đã vận dụng linh hoạt chất liệu dân gian trong sáng tác. Mượn hình ảnh con cị để nói lên số phận của những con người nghèo khổ trong xã hội.
Hàng loạt những câu tục ngữ, thành ngữ được sử dụng trong sinh hoạt của con người: “Ăn no cơm tấm, nằm ấm ổ rơm… Khéo ăn thì no, khéo co thì
ấm”[11, tr.73-75], “Những chị mồm năm miệng mười sau khi nghe bà khuyên
chỉ còn miệng một mồm hai”[11, tr.44], “cãi nhau như chó với mèo”[11,
tr.99],… hay các diễn ngôn thường ngày của nhân vật “Tâm vừa nhai lung bùng vừa nói vọng ra: Chị em ta bánh đa, bánh đúc,/ Anh em mày dùi đục mắm tôm”[11, tr.147], … Bằng cách vừa sử dụng trọn vẹn các thành ngữ,
đồng thời cũng sáng tạo biến đổi chúng, Duy Khán đã tinh tế trong việc vận dụng kho tàng văn hóa dân tộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân vật, điều này đã làm cho cuộc sống sinh hoạt trở nên muôn màu, muôn vẻ. Thành ngữ cũng tạo sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại trong ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Qua hệ thống thành ngữ trong tác phẩm, ta thấy một phong cách ngôn ngữ vừa uyên bác, hiện đại lại vừa gần gũi quen thuộc. Với việc vận dụng linh hoạt, tinh tế thành ngữ, tác giả đã góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, làm phong phú thêm cho kho tàng ngôn từ nghệ thuật của nền văn học nước nhà. Đây là một đóng góp to lớn của Duy Khán trong
việc sử dụng ngơn ngữ dân tộc. Đó cũng là kết quả của những năm tháng tìm tịi, sáng tạo khơng ngừng của các nhà văn.
Vùng quê Kinh Bắc của Duy Khán nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ tình tứ, những câu chuyện cổ hấp dẫn. Giá trị văn hóa truyền thống cũng in đậm trong lối hát nói dân gian mượt mà, ý nhị, sâu sắc. Cuộc sống gần gũi nông thôn và sự am hiểu sâu sắc ngôn ngữ làng quê là một mạch nguồn quan trọng hình thành hệ thống các câu hát trong sáng tác của nhà văn.
Trong tác phẩm chúng sử dụng với mật độ khá cao “Trống quân, trống qt,
trống cịi/ Ta chẳng lấy nó nó địi lấy ta”, “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà /Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè/ Tháng Tư đong đỗ nấu chè,…”[11, tr.82], “Ông vỗ bụng bành bạch lấy nhịp; hát một mình: - Bao giờ đồng ruộng thảnh thơi /Ngồi trâu, thổi sáo, vui đời Thuấn, Nghiêu”[11, tr.83], “Tôi cứ hát mãi: Bao giờ cho hết tháng ba,/ Bồ nơng no ấm ở nhà nghỉ ngơi”[11, tr.106],... Đó là lối
viết vừa mang đậm giá trị nghệ thuật nhưng cũng hết sức mộc mạc, nôm na, chất phát, dễ hiểu và dễ thâm nhập vào đời sống sinh hoạt dân gian.
Song song với việc sử dụng ngôn ngữ thể loại Duy Khán đã vận dụng điêu luyện hệ thống ngơn ngữ dân gian vào lời văn của mình. Bằng việc sử dụng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ,… đã làm cho những câu văn trở nên gần gũi nhưng khơng kém phần sinh động. Nó vừa đảm bảo được tính khách quan của hiện thực lời nói, vừa tạo nên tính tự nhiên, hấp dẫn cho tác phẩm. Qua đây chúng ta nhận ra một điều rằng nhà văn rất có sở trường về việc sử dụng ngơn ngữ dân tộc. Ơng có một kho từ vựng dân gian hết sức giàu có và phong phú, với gia tài đồ sộ này Duy Khán đã biết cách sử dụng phù hợp để làm tăng giá trị biểu cảm tạo cho hơi thở cuộc sống được phả vào tác phẩm. 3.3.2. Ngôn ngữ đậm phương ngữ Bắc Bộ
Có thể nói ấn tượng dễ thấy nhất trong ngôn ngữ của Tuổi thơ im lặng
quả vốn hệ thống từ địa phương Bắc bộ để phản ánh và làm bật nổi những nét văn hóa về vùng đất và con người miền quê núi Dạm, Quế Võ, Bắc Ninh. Trước hết, người đọc khơng khó để bắt gặp trong truyện một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi giao tiếp rất đặc trưng của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là lớp từ chỉ cách gọi tên người trong quá trình giao tiếp mang đậm phương ngữ Bắc Bộ: Dì Dụ, chú Chàng, thằng Dị, bà Chùa, bà Nụ, bà Chè, bà Can, ông Xếp,… Trong xưng hô trong gia đình, xã hội thì tác giả sử dụng các từ: thầy, u, cái, thằng hoặc chỉ gọi tên, mày, tao,…:
- “Thầy dặn thế”, “thầy bảo”, “thầy nhìn tơi chằm chằm”, “thầy bảo cứ học là cứ học… thầy lo được”,…
- “U về! U về! U về” hay “U không biết chữ nào… u tơi nói. U giỏi
thật”,…
- “Cái Bảng nhanh nhảu”, “Bảng ta tâng hẫng”, “Tối, cái Bảng dải chiếu manh giữa nhà”, “thằng Dị ốm nặng”, “Khoèo ơi! Khoèo khơng cịn
nữa!”,...
- “Mày mang vào nhà. Tao sờ mơi cịn nhờn lắm”, “Thế tao phải thua mày a?”, “Đây là anh Chừng bằng tuổi mày. Đây là chị Hiếu kém mày hai
tuổi”,…
Có thể thấy lớp từ xưng hô được sử dụng khá phong phú trong toàn bộ tác phẩm. Đặc biệt chúng ta thấy các lớp từ này được sử dụng khá dày đặc trong một số truyện như bà nội, người nhà,… Qua đó thể hiện được tình u thương trong gia đình ngay trong cách xưng hơ hàng ngày của nhân vật. Nó thể hiện khá đậm nét sắc thái của ngơn ngữ vùng miền nói riêng và phương ngữ Bắc Bộ nói chung.
Ngơn ngữ phương ngữ Bắc Bộ cịn được nhà văn sử dụng khá linh hoạt trong các diễn ngôn sinh hoạt đời thường của nhân vật: “Chúng nó dốt bỏ mẹ mà mua bao nhiêu truyện về xếp đống bỏ đó. Thầy lấy về cho mày! Hãy
đọc đi, đọc cho cả u mày, cho các anh các em mày nghe”[11, tr.60], “- Thì mày ra cái thá chó gì mà tao phải ăn, phải nói tử tế với mày. Ban ngày mày giả vờ như thần. Ban đêm mày lại lần mần như ma... - Cút! Xéo ngay! - Tao đếch cút, tao đéo cút. Tao đóng tao góp tao mua chức bán quan, bán đến cả váy vợ tao mới có cái chức cái quyền ăn trên ngồi trốc thế này chứ tao ăn không à?”[11, tr.87], “Cha tiên sư hai con đĩ. Mày tưởng cái họ nhà mày tốt đẹp lắm đấy”[11, tr.165],… Những diễn ngơn đậm chất đời thường có khi tưởng chừng đến thô kệch, tục tĩu nhưng đã được Duy Khán chắt lọc và nâng lên thành ngơn ngữ nghệ thuật, chính nó đã góp phần làm sắc nét hơn bức tranh về hiện thực đời sống con người đồng thời cũng làm nổi bật sắc thái biểu cảm của phương ngữ Bắc Bộ trong tác phẩm.
Nói về việc sử dụng phương ngữ Bắc Bộ trong Tuổi thơ im lặng của
Duy Khán không thể không đề cập đến hệ thống từ thể sắc thái biểu cảm của người nói đặt ở cuối những câu cảm hay câu nghi vấn. Đây cũng là lớp từ rất đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người Bắc bộ như: “ạ”, “à”, “cơ mà”, “nhé”, “nhỉ”, “đi”, “vào”, “đấy”, “nhá”,… “Bà Chùa có nhà khơng ạ!”, “U con mày sang đấy à?”, “Hàm răng thằng Thả có một chiếc bộc vàng cơ mà?”, “Hôm nay em đi một mình lên xem kết quả nhé!”, “Đứng trước bàn thờ tổ quốc em thề đi!”, “Ơng giời ở đâu nhỉ?”, “Kẹo thì cháu thèm vào”, “Đứa nào làm gì con bà đấy?”, “Hai quả nhá?”,… Khơng chỉ dùng để biểu thị tình cảm, cảm xúc của nói mà các trợ từ đó càng làm nên phong vị của phương ngữ miền Bắc. Khiến người đọc như lạc vào một thế giới đa thanh của ngơn ngữ dân tộc.
Ngồi ra, đọc tác phẩm người đọc dễ dàng nhận ra một hệ thống từ biến âm thể hiện rõ đặc trưng ngôn ngữ của người dân miền quê núi Dạm so với người dân ở các vùng miền khác như: Giời (trời), giăng (trăng), giồng (trồng), nhớn (lớn),… Hệ thống các từ biến âm này tuy số lượng không nhiều nhưng
tần số sử dụng lại khá thường xuyên trong ý thức sử dụng ngơn ngữ của Duy Khán, nó góp phần làm cho ngôn ngữ truyện của ông “thuần chất Bắc Bộ”.
Như vậy, nếu nói ngơn ngữ là tấm gương phản chiếu tư duy của con người thì ngơn ngữ trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán đã thể hiện rõ tư
duy nghệ thuật của ông về cách tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa. Với việc đề cao ý thức sử dụng ngôn ngữ, Duy Khán đã khéo léo trong việc vận dụng hiệu quả vốn từ ngữ phương ngữ Bắc Bộ, nó gần gũi với ngơn ngữ hàng ngày của người dân nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ, tất cả những điều trên góp phần tạo nên giọng văn bình dị, chân chất; một lối diễn đạt, hành văn trong sáng, khơng cầu kì nhưng đậm đà văn hóa và thật đáng yêu. Đặc điểm này ở góc độ nào đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái nhìn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa – một phong cách riêng độc đáo của Duy Khán.
3.4. Giọng điệu
“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong nhà văn và tác dụng truyền cảm tới người đọc, thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu sắp xếp xong hệ thống nhân vật”[6, tr.135]. Giọng điệu thuộc phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, giúp ta hiểu rõ hơn về chiều sâu và sự phong phú của chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng giúp ta nhận ra nét riêng độc đáo của mỗi nhà văn.