Kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc khơng về mặt nội
dung) vào tác phẩm chính trong q trình diễn tiến của tác phẩm. Với văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, kết cấu truyện lồng trong truyện là một lối kết cấu mới mẻ, thể hiện việc chịu ảnh hưởng phương Tây rõ nét. Có nhiều nhà văn đã sử dụng kết cấu này để làm nên nét riêng biệt, độc đáo cho văn phẩm của mình.
Với Tuổi thơ im lặng bên cạnh kết cấu những mảnh ghép kí ức Duy
Khán đã khéo léo vận dụng kết cấu truyện lồng truyện để làm tăng thêm sự hấp dẫn và tính khách quan tác phẩm. Kết cấu truyện lồng truyện được tác giả sử dụng chủ yếu trong các truyện ngắn gồm một tuyến truyện chính và một tuyến truyện phụ, trong đó tuyến truyện phụ đóng vai trò là đối tượng quy chiếu, liên tưởng, giải thích cho tuyến truyện chính. Câu chuyện trong tuyến truyện chính được thuật lại đầy đủ, còn câu chuyện trong tuyến truyện phụ thường chỉ là những trích đoạn ngắn được ghép vào câu chuyện chính. Khi kể về người bà của nhân vật tôi để đối sánh câu lời dạy của bà “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thì tác giả đã đưa thêm câu chuyện của bà thằng Tỏi làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người bà. Bà nhân vật tôi sống trong cảnh nghèo khổ khơng bao giờ có tiền cho cháu mua quà bánh nhưng chỉ bằng những phẩm chất thanh cao của mình bà cũng đã dạy con cháu bằng lời yêu thương, do đó những đứa cháu của bà ai cũng ngoan ngỗn, nghe lời “bà như thế chúng tơi hư làm sao được”[11, tr.44]. Trong khi đó bà thằng Tỏi lại q chiều cháu mình nên đã làm hư nó “nó cầm ba cái kẹo ném vào bà. Lần này bà giận ứ cổ. Bà đánh liều, phát vào đít nó một cái. Nó kêu, nó khóc từ thơng buổi đến trưa. Bà nựng nó. Bà sợ nó…”[11, tr.45], thật là khó có thể tin nổi bà lại sợ cháu bao giờ. Chính cái sự nng chiều thái quá của người bà đã dần dần hủy hoại đạo đức của đứa cháu. Qua việc lồng ghép câu chuyện về người bà nhân vật khác, thì hình ảnh người bà của nhân vật tôi hiện lên rõ nét hơn, sống động hơn với những phẩm chất thật là đáng q. Đó chính là bài học cho
nhân vật cũng như cho tất cả chúng ta sau này phải có một cách sống đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức.
Trong câu chuyện kể về anh Thắng, người chiến sĩ kiên trung đang tản cư tại ngôi làng của nhân vật tôi để điều trị những vết thương do cuộc chiến tàn khốc gây ra. Khi nói về những hiểm nguy gian khổ và ý chí chiến đấu kiên trung của mình cho các em nhỏ trong làng nghe thì nhân vật Thắng cũng không quên kể cả những chiến cơng của đồng đội mình. Với việc lồng ghép những câu chuyện về tinh thần chiến đấu bất khuất của các anh chiến sĩ tác giả đã dựng lên được khơng khí đấu tranh quật cường của dân tộc. Anh Thắng, anh Thái chỉ là những đại diện cho cả thế hệ tuổi trẻ dân tộc luôn nuôi trong mình tâm huyết “quyết tử vì tổ quốc quyết sinh”.
Cùng với sự phối hợp linh hoạt của kết cấu truyện đã cho ta được thấy những trăn trở kiếm tìm lối viết của Duy Khán. Chỉ bằng một tác phẩm văn xuôi duy nhất những nhà văn đã biết tiếp thu những tinh hoa của nền văn học thế giới và dân tộc. Ông đã biết cách vận dụng một cách sáng tạo những kĩ xảo của ngành nghệ thuật điện ảnh, tạo nên những hình thức kết cấu độc đáo nhằm chuyển tải tối ưu chủ đề tư tưởng tác phẩm. Chúng ta tưởng chừng kiểu kết cấu truyện lồng truyện chỉ có thể áp dụng trong lĩnh vực tiểu thuyết nhưng cũng được các tác giả vận dụng linh hoạt trong tác phẩm của mình nó tạo ra được cái nhìn đa chiều về cuộc sống, hạn chế được điểm nhìn chủ quan ngơi thứ nhất và tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể đến.
3.3. Ngôn ngữ