Với việc sử dụng điểm nhìn ngơi thứ nhất có kiểu tiêu điểm hóa từ bên trong, được triển khai từ điểm nhìn của nhân vật. Truyện được trình bày theo điểm nhìn của “tơi” - nhân vật (trong vai người kể chuyện). Từ điểm nhìn này, thế giới hiện thực cùng với đời sống nội tâm của nhân vật được khai triển. Cùng với sự xuất hiện của nhân vật người dẫn chuyện (cũng xưng tơi, có khi xưng là ký giả) bên cạnh nhân vật chính (xưng tơi), chúng ta thấy bắt đầu có sự ln chuyển điểm nhìn. Việc gia tăng thêm điểm nhìn trong truyện đã khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn. Điểm nhìn của chủ thể nhân vật tơi khơng đơn nhất mà có sự phối hợp đan xen giữa các điểm nhìn khác nhau tạo ra cảm xúc về cuộc sống đa chiều, nhiều mặt, sự việc có khi được nhìn ở điểm nhìn chủ thể.
Duy Khán tự kể về những việc ông nhớ lại nhưng có khi dùng điểm nhìn của chính mình, hoặc có khi ơng đặt chủ thể tôi bên cạnh chủ thể khác để nhấn mạnh cảm xúc chân thật “Anh kể chuyện nào cũng vui: Anh đứng trên nóc lơ cốt, nhào xuống, cưỡi trên vai thằng Tây rạch mặt. Nó khỏe q cơơng kêêng anh lên như thế mà chạy thục mạng. Khi nó vấp ngã, anh cũng ngã, lập tức anh lấy dao găm xỉa một phát trúng ngực… Một lần, anh Thái cùng tiểu đội với anh, vật nhau với một tên Tây trắng…”[11, tr.216]. Để kể về sự anh dũng kiên trung, không sợ hiểm nguy trước họng súng của kẻ thù của những người chiến sĩ, tác giả đã dùng thủ pháp bộc lộ gián tiếp qua lời nói của nhân vật khác, qua đó thấy được bên cạnh cái nhìn chủ quan của nhân vật tơi cịn là cái nhìn khách quan của các nhân vật khác cùng sống trong một thời điểm, hạn chế được những nhược điểm của điểm nhìn ngơi thứ nhất.
Trần thuật có sự đan xen giữa lời kể khách quan của câu chuyện với suy nghĩ chủ quan của người kể và ý thức của nhân vật nên lời văn nghệ thuật cũng biến hố linh hoạt. Có khi tác giả sử dụng lời gián tiếp, hay dẫn dắt câu chuyện đan xen với lời trực tiếp, lúc dẫn lời nhân vật hay bộc lộ suy nghĩ nội tâm của chính mình. Có khi tác giả lồng vào trong lời kể ý thức, quan điểm, suy nghĩ của nhân vật bằng lời văn nửa trực tiếp. Sau khi nhìn thấy ơng Lập Đa Cấu ngồi ngoài cổng nhà chú Cai Cương gặm xương và trị chuyện với ơng nhân vật tôi đã kể cho người bố nghe “Tối, tôi kể cho bố nghe chuyện ấy. Bố thở dài: “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta. Chỉ vì đói rách hóa ra ăn mày”. Rồi bố bảo: “Lâu lắm ông ấy mới lên đây chơi. Giá tao ở nhà mời ông ấy vào chơi”. Tơi sửng sốt, nghĩ mãi…”[11, tr.142]. Đoạn văn đã có sự hồ trộn giữa giọng điệu của người trần thuật và giọng của nhân vật. Để tạo sự khách quan trong khi kể, nhà văn khơng đứng ngồi để miêu tả mà nhập vào ý thức nhân vật để nhân vật tự nói lên suy nghĩ, tâm tư của mình. Bằng cách này nhà văn đã vừa kể vừa thâm nhập vào ý thức nhân vật. Điều này đã làm cho lời văn có tính đa thanh, đa giọng và biến hoá linh hoạt.
Bên cạnh việc xây dựng điểm nhìn nhân vật, nhà văn còn rất thành cơng trong việc xây dựng điểm nhìn khơng gian. Trong tác phẩm nhà văn để cho nhân vật dịch chuyển từ các vùng không gian khác nhau. Theo bước chân của nhân vật tôi vẻ đẹp của miền q núi Dạm hiện lên với góc nhìn đa chiều từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, từ gần đến xa, từ đông sang tây “Đứng ở chỏm núi cao nhất nhìn xuống: núi hồn tồn là một con rồng. Gọi chung là núi Dạm. Làng tôi ở giữa núi nên gọi là Sơn Trung hay Dạm Giữa... Quay mặt về hướng đông thị xã Lãm Dương bám vào các “chân rồng” bên trái, thoai thoải. Xã Sơn Trung bám vào bên phải… ở xa xa như núi Và nhìn vào, từ Lim nhìn tới, ở Nhồi, ở Ĩ nhìn sang… “[11, tr.14-15]. Như người hướng dẫn viên tài ba, nhân vật đã giới thiệu về vị trí địa lí hết sức chi tiết và sinh động từ mọi hướng nhìn. Một bức tranh làng quê đa sắc dần hiện ra trước mắt, kích thích thú tị mị khám phá của độc giả. Trong điểm nhìn khơng gian, đó cịn là sự dịch chuyển bước đi của nhân vật từ nhà ra tỉnh. Không gian dần được mở ra trong sự háo hức khám phá những vùng đất mới “Qua làng Chiều, làng Vân Hợp thì tơi quen, nhưng từ Vân hợp trở đi tơi lạ Tơi cứ hỏi thầy ríu rít. Thầy bảo: “Núi Ba Huyện. Làng Đại Tráng và bắt đầu đến tỉnh”. Tỉnh có khác! Đường rải nhựa. Bao nhiêu dây thép rất cao cứ reo vu vu. Đầy hàng ăn uống”[11, tr.124]. Cũng ngay trong điểm nhìn khơng gian chúng ta cũng có thể thấy được sự dịch chuyển điểm nhìn từ người con sang người cha. Là một cậu bé lần đầu tiên được đi xa những cảnh vật gần với nơi cậu sinh sống thì nhân vật có thể nhận ra, nhưng càng đi xa thì cậu lại khơng biết, vì đã được đến bao giờ đâu mà biết. Không gian từ làng lên tỉnh cứ hiện dần ra theo bước đi của hai cha con nhân vật.
Như vậy, vẫn khắc họa cái tôi đồng thời tác giả dùng hình thức kể chuyện của chủ thể tôi đặt cạnh chủ thể sáng tạo đem lại cho người đọc cái nhìn nhiều chiều đúng với bản chất đời sống biến động của thời đại. Cách kể này làm cho nhà văn tôn trọng sự tự do về nhận định ở chủ thể tiếp nhận đồng
thời tạo cho nhân vật gần với độc giả và người đọc dường như chứng kiến con người thật, chứ không phải là con người trong tác phẩm. Lối trần thuât này tránh sự đơn giản một chiều, một giọng nhàm chán trong phản ánh hiện thực, mang đậm tính khách quan.