“Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định. Và tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả. Hay nói một cách khác, trong khi phản ánh đời sống người nghệ sĩ khơng thể khơng có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Cái nhìn là một biểu hiện tinh thần đặc biệt của tác giả. Để hiểu được nội dung phong phú của cuộc sống trong tác phẩm, chúng ta không thể không khám phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi… mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng độc đáo biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình. Sự độc đáo ấy là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách của mỗi nhà văn”[19, tr.67]. Trong các tác phẩm văn học, việc chọn lựa điểm nhìn đều là dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản
thân, thì mọi điểm nhìn đều thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo.
Tuổi thơ im lặng dịng hồi niệm của Duy Khán. Hiện lên trong bốn mươi sáu truyện ngắn của ông là những cảm xúc mơn man, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tinh tế về những kỉ niệm ngày thơ ấu, về gia đình và những con người từng gắn bó, đi qua tuổi thơ của mình. Mặc dù các chi tiết, sự kiện trong truyện đã được hư cấu phần nào nhưng đó là những chuyện có thật xảy ra với chính nhà văn. Bởi vậy, có thể khẳng định người kể chuyện trong tác phẩm là kiểu người kể chuyện với điểm nhìn bên trong cố định, mang đậm dấu ấn chủ quan, đó là sự chiệm nghiệm của nhà văn. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tơi đóng vai trị kể lại chuyện từ đầu đến cuối. Người kể
chuyện và nhân vật là một, tôi tự kể chuyện về mình – những chuyện liên
quan đến bản thân hay đã được chứng kiến. Trong tập truyện, nhân vật tự nhớ lại và kể cho bạn đọc biết những tâm tình ngày thơ ấu. Hiện lên qua trang viết là những dòng hồi ức về người cha bươn trải, người mẹ tảo tần, người anh dũng cảm kiên trung, những kiếp người nghèo khổ trong xã hơi,... Như vậy, có thể thấy, nhân vật xưng tôi kể hết tường tận mọi sự việc diễn ra xung
quanh mình.
Nếu nhìn theo mức độ người kể chuyện tham gia vào cốt truyện trong
Tuổi thơ im lặng thì có thể chia thành hai dạng chính là người kể chuyện trực
tiếp tham gia vào quá trình diễn biến, vận động của cốt truyện và người kể chuyện đóng vai trị là chứng nhân quan sát. Ở dạng người kể chuyện đóng vai trị là nhân chứng kể lại câu chuyện về một người khác xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm như: người nhà, Dị, Chú Ất, ông cả Kiến, bà Kép Hỉ, Cô
Phan,... Ở những tác phẩm này, người kể chuyện chỉ đóng vai trị là một nhân
vật phụ tham gia vào quá trình dẫn dắt câu chuyện. Nhân vật tơi kể lại tất cả
những gì được nhìn, nghe thấy đồng thời biểu hiện suy nghĩ, thái độ và cách đánh giá về sự việc. Cuộc đời và số phận của các nhân vật hiện lên khúc xạ
qua cái nhìn của nhân vật tơi. Nhờ vậy mà hình ảnh bạn Dị hiện lên một cách đầy thương tâm, xót xa và cay đắng “Thằng Dị ốm nặng lắm… Nhẽ ra nó khỏi rồi, nhưng vì đã bị phù lại ăn thịt trâu chết… Đói q nó khơng cần kiêng nữa. Nó ăn thịt trâu, nửa đêm ra vại nước tắm ào ào. Hôm sau nó ốm liệt dường rồi chết”[11, tr.120-121]. Chỉ vì cái nghèo, cái đói nên đã phải chết trong đau đớn. Qua con mắt của nhân vật thì số phận ấy lại hiện lên đầy đau xót, cảm thương. Người kể chuyện đứng quan sát và kể lại bằng một giọng văn ngậm ngùi, chua xót. Giả sử người kể chuyện chỉ là một kẻ khách quan ngồi cuộc thì câu chuyện dù có thương tâm cũng chẳng đem lại nhiều ý nghĩa. Nhưng ở đây người trần thuật lại là một người bạn thân nên câu chuyện được kể tăng thêm nhiều phần ý nghĩa và nhuốm đậm màu sắc chủ quan. Người kể chuyện không hề bàng quan, thờ ơ trước những nỗi đau mà người bạn của mình phải chịu đựng. Bởi vậy, mặc dù đứng ngoài quan sát và kể lại cuộc đời các nhân vật nhưng mọi câu chuyện đều thể hiện cách đánh giá, nhìn nhận chủ quan của người kể chuyện.
Bằng việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện có cơ hội được thỏa sức bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc đời mà vẫn mang lại cho người đọc cảm nhận về tính khách quan và trung thực “Mắt tơi nhìn thấy ơng xã Tánh tát chú một phát vào mặt. Chú lảo đảo miệng câm như hến, cúi gằm mặt tiếp tục chặt thịt… “Chú già thế mà vẫn bị đánh, bị chửi. Bỏ mẹ cái nghề này đi ăn mày cịn hơn”. Tơi nghĩ thế”[11, tr.138-139]. Khơng giới hạn về đời sống nội tâm như người kể chuyện bên ngồi, khơng tạo cảm giác nhàm chán, lười biếng như kiểu người kể chuyện “biết tuốt”, nhân vật tự trần thuật đem lại sự độc đáo trong việc miêu tả đồng thời dễ dàng bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình. Nhân vật tơi trong truyện vừa mang sự trải nghiệm cuộc sống để kể về nó, vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, cách đánh giá về sự việc. Hàng loạt câu chuyện về những kiếp người cơ cực, đắng cay trải lên trang giấy, mang đậm ám ảnh của nhân vật kể chuyện.
Ở dạng hai, nhân vật tôi – người kể chuyện cùng một lúc đóng cả hai
vai trị, một là người kể chuyện và một là nhân vật chính chi phối đến quá trình phát triển của mạch truyện. Nội tâm của nhân vật hiện lên rất sắc nét khi nhân vật tự nhìn mình, tự soi xét và kể chuyện “Từ đấy, ban ngày, đi đâu một mình tơi cũng nắm hai tay ra vẻ một người có võ, sẵn sàng xơng vào đối thủ, chúng thường chế giễu tôi. Ban đêm, tôi dám vác gậy vượt đèo về thăm thầy u ở làng bên”[11, tr.187]. Ngồi vai trị là người dẫn truyện, nhân vật tơi giữ vai trị chủ thể tự bộc lộ cảm xúc của mình, có nghĩa là điểm nhìn trực tiếp, trực diện. Là một người con sống trong tình thương bao la của mẹ, nhân vật tơi đã dựng lên hình ảnh người “u” của mình một cách đầy chân thực thông qua những kỉ niệm về mẹ những ngày đi chợ xa, đi gặt thuê đều có quà cho các con ở nhà. Bởi vậy mà hình ảnh người mẹ tần tảo lam lũ, giàu lòng thương con là biểu tượng chung của người phụ nữ Việt nhưng cũng nhuốm màu sắc chủ quan qua cái nhìn của người kể chuyện – nhân vật tôi. Trong những kỉ niệm xót xa về đơi vai của mẹ, nó “thành trai từ bao giờ, con khơng biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày màu nâu sẫm có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh đá trăm xuống thuyền… ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính vào cả địn gánh”[11, tr.56]. Người mẹ đáng thương ấy hiện lên thật vĩ đại, lớn lao trong cuộc vật lộn mưu sinh, để lại trong lịng độc giả nhiều dư vị sâu sắc! Sẽ khơng quá nặng nề nếu như cuộc sống nhọc nhằn ấy được tái hiện một cách khách quan qua cái nhìn bên ngồi. Bằng việc chọn lựa ngôi thứ nhất, Duy Khán đã để nhân vật tôi – một người con, thứ máu mủ ruột rà bày tỏ cảm xúc, thái độ về người mẹ của mình “Ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: U về! U về! Ước gì u cứ sống mãi để chúng tôi được reo lên: U về! U về!”[11, tr.66]. Đó là một thứ cảm xúc thật hơn cả ngồi đời thực! Nó vừa chân thực, điển hình lại mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Những lời tâm sự, bộc bạch của nhân vật dường như chính là lời tự bạch cảm xúc của những người mang ân tình của người thân đi suốt
cuộc đời! Cái nhìn của người kể chuyện khơng hề sắc lạnh mà bao giờ cũng ấm áp, chan chứa tình thương. Có lẽ bởi vậy mà mỗi mẩu chuyện trong Tuổi
thơ im lặng lại được xem như một bài thơ trữ tình viết tặng những người xưa
cũ.
Bằng cách lựa chọn người kể chuyện là một nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, nhà văn được thỏa sức thể hiện những suy nghĩ, những xúc cảm cá nhân một cách tự nhiên mà không gây cảm giác khó chịu cho độc giả. Mọi số phận hiện lên trong kí ức xa xơi của nhà văn là một tuổi thơ tươi đẹp bên những kiếp người đau thương, sống lặng lẽ, lầm lũi của xã hội. Cách lựa chọn người kể chuyện xưng tôi đã giúp nhà văn bộc lộ được nhiều ý kiến, suy nghĩ chủ quan của mình về cuộc đời và con người. Khai thác triệt để hiệu quả của kiểu người kể chuyện bên trong, Duy Khán đã đưa văn xi của mình vượt tràn sang địa hạt của trữ tình khi nhà văn bộc lộ, bày tỏ những suy nghĩ và quan điểm khách quan của mình về mọi việc được kể đến. Mạch truyện nhẹ nhàng mà tinh tế, thấm đẫm tâm sự của con người, gợi lên một nỗi buồn man mác về một thời dĩ vãng xa xưa, về một Tuổi thơ im lặng.