Giọng hài hước, dí dỏm

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 54 - 56)

Trong sáng tác văn học thông thường mỗi tác phẩm văn học tồn tại rất nhiều giọng điệu khác nhau, chúng đan xen, hòa quyện vào nhau làm cho câu văn trở nên mượt mà, sâu lắng. Tuổi thơ im lặng là miền hồi ức của Duy Khán về một thời thơ ấu khơng bao giờ qn. Điều làm độc giả thích thú khi đọc tác phẩm đó là xun suốt tồn bộ tác phẩm nhà văn đã xây dựng rất

thành cơng giọng điệu hài hước, dí dỏm của một cậu bé nhạy cảm, hiếu động và thích khám phá.

Giọng hài hước, dí dỏm khi nhân vật tơi kiểm nghiệm, phản bác lại lời nói của nhân vật khác: “Chị Cún, cô Phan bảo tôi: “Đừng chỉ trỏ, cụt tay đấy”. Nhiều lần tôi chỉ trỏ mà chả thấy cụt tay, hay là sau này mới cụt?”[11, tr.16], “Thế sao cậu Trang bắt hàng nghìn con cóc, chặt lấy đùi lột da, xào cho thằng Trải ăn chữa bệnh cịi xương, sao ơng giời khơng đánh cậu Trang? Thằng Trải đã khỏi bệnh. Con rắn hễ thấy cóc nhái là bắt ăn. Ơng giời có đánh rắn bao giờ”[11, tr.51]. Một phản ứng tự nhiên của con trẻ khi nhìn nhận những sự việc đầy mê tín. Thơng thường những đứa trẻ sẽ rất sợ những điều thần thánh bí ẩn, nhưng với cái nhìn nhạy bén thì nhân vật tơi hiện lên là một cậu bé không biết sợ những điều hoang tưởng. Độc giả không thể không cười thú vị khi đọc đến những câu văn hồn nhiên như vậy.

Duy Khán đã linh hoạt trong biểu diễn chất giọng. Dưới cái nhìn lém lỉnh của nhân vật, tác giả đã biến những điều thiêng liêng thành cái khôi hài, buồn cười: “Trẻ con mà tôi cũng biết bài văn tế năm nào cũng vậy, chỉ có điền vào Bảo Đại thập ngũ, sau là thập lục, năm sau nữa là thập thất cứ thế, trừ khi vua băng hà hoặc bị truất quyền thì tồn dân thiên hạ khi đọc văn tế là niên hiệu vua mới từ đệ nhất niên giở đi…”[11, tr.85-86]. Chính cái nhạy bén trong việc nhìn nhận sự việc của nhân vật tôi đã tạo nên sắc diện hài hước cho câu văn.

Trong dịng hồi tưởng về tuổi thơ trong sáng, hình ảnh con người gắn với những kỉ niêm khôi hài thật khó có thể quên. Đó là những buổi đi bắt cị cùng anh “Anh em tơi đành bó tay, ra về với một sự trừng phạt thật là ghê gớm: Cứt cị vãi trắng như vơi đầy đầu, đầy mặt, đầy áo chúng tôi. Riêng tôi, lúc ngẩng lên còn bị một hòn cứt cò rơi vào trúng mồm. Mùi tanh và hăng hắc xông đến tận óc!”[11, tr.109], hay đó là kỉ niệm về trò đánh trận giả “Chúng tôi thỏa thuận với nhau: chỉ được khao ba con gà rẫu rẫu thôi...

Chúng tơi đánh bẫy bằng thúng. Lống, ba con gà đã chín. Quân ngồi vây kín cái sàng lá chuối đựng ba con gà… Chiều tối, đếm gà; tơi mới biết nhà mình mất hai con. Nhà anh Hồ mất một con.”[11, tr.193]. Giọng hài hước, dí dỏm sinh động, chân thực đến mức hồn nhiên khiến cho chúng ta khi đọc đến những câu văn này thì khơng thể khơng bật tiếng cười.

Trong tác phẩm chúng ta nhận thấy có sự đan xen, pha trộn nhiều giọng điệu khác nhau song vẫn lầm nổi bật nên giọng hài hước, dí dỏm. Đó là trong dịng hồi tưởng về buổi hai anh em nhân vật tôi ăn vụng: “Hai anh em mang phần về, anh nhìn trước nhìn sau khơng có ai, anh gạ: - Vào bụi tre ông Tuyên! Thế là tôi biết ý. Hai anh em ăn vụng. Tôi ăn miếng nhỏ, đút lọt thỏm vào mồm. Anh ăn miếng rõ to, bị nghẹn đỏ mặt tía tai. Mơi anh nhờn ra. Hai anh em lấy vạt áo lau lau mãi rồi mới về. Tôi cười chảy nước mắt. Anh qt: - Cười cái gì, có im đi khơng? Lộ hết bi giờ!”[11, tr.87-88], hay đó là hình ảnh cơ Phan bị bắt nhốt vào trong sọt lợn “Tơi giật mình, khơng nín được cười nhưng cũng rịng rịng nước mắt. Cô đã bị nhốt trong cái rọ lợn rõ to, hai chân còn thòi ra”[11, tr.158]. Bên cạnh cái nụ cười dí dỏm ngây thơ của nhân vật tơi đó là sự bùi ngùi xót xa trước số phận những con người sống trong cảnh xã hội mục tàn. Đọc những trang văn này ta vừa thấy buồn cười vừa thấy thương quá về tuổi thơ, về số phận.

Trong dịng hồi niệm hết sức chân thật, Duy Khán khơng hề che đậy những cái đời thường. Nó hiện lên vơ cùng sinh động, cụ thể và hấp dẫn qua giọng điệu hài hước, dí dỏm. Điệu cười thứ nhất là sự ngây thơ hồn nhiên của con trẻ, nhưng cao hơn đó là điệu cười ngậm ngùi, cay đắng đậm dư vị triết lí, chất chứa những suy ngẫm về kiếp nhân sinh, về xã hội cuộc sống. Đây không chỉ là thái độ của riêng tác giả mà đây còn là thái độ của cả một lớp người thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)