Vị trí địa lí
Phú Quốc còn đƣợc mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ Bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh Đông.
Điều kiện tự nhiên
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc
xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mƣa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mƣa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu nhƣ vậy nên Phú Quốc có đƣợc một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác nhƣ: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc,… ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.
Phú Quốc có hệ thực vật phong phú với 1.164 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật. Đặc biệt, ở đây có 54 loài thực vật thuộc diện đặc hữu (chỉ có ở Phú Quốc và một số vùng địa lý rất hẹp). Về động vật hoang dã, Phú Quốc có khoảng 180 loài có xƣơng sống, trong đó 42 loài loài thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nhƣ bò biển, voọc bạc, mèo rừng, hồng hoàng, bồ nông chân xám, đồi mồi, cá sấu nƣớc ngọt…
Địa hình ở đây mang sắc thái riêng với 99 ngọn đồi, diện tích rừng nguyên sinh cùng với rừng Tràm trải rộng, xen kẽ nhiều sông suối nhƣ sông Dƣơng Đông, Cửa Cạn, Rạch Tràm… , các bãi tắm cũng còn rất hoang sơ, trải dài và tuyệt đẹp. Chính sự đa dạng các hệ sinh thái, đa sinh cảnh đã tạo tiền đề cho sự hình thành các thảm thực vật, các loài động vật có xƣơng sống, không xƣơng sống trên cạn, dƣới các vùng nƣớc ngọt, nƣớc biển. Đó là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng không những góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trên đảo mà còn là điều kiện đặc biệt để xây dựng vƣờn quốc gia, bảo tồn các nguồn gen thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Vùng biển Phú Quốc đƣợc đánh giá là ngƣ trƣờng giàu có với tổng trữ lƣợng cá phân bố ƣớc đạt khoảng 464.000 tấn. Trong đó trữ lƣợng cá nổi chiếm khoảng 51%, 239.000 tấn, cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49%, 255.000 tấn. Ngoài nhóm cá vùng biển Phú Quốc còn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác nhƣ tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…hàng năm đƣợc khai thác với sản lƣợng lớn tạo nguồn thu nhập và công ăn việc
làm cho ngƣời dân trên đảo và khu vực lân cận. Những đối tƣợng hải sản này thƣờng đƣợc khai thác ở vùng ven các đảo, trong các rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nƣớc lân cận.
2.2.3. Hệ thống tƣ liệu hình ảnh và video về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 8 THCS học Địa lí Việt Nam lớp 8 THCS
Thứ tự Tên đảo, quần đảo Số lƣợng tƣ liệu
Hình ảnh video
1 Quần đảo Cát Bà 19 2
2 Đảo Cồn Cỏ 15 3
3 Quần đảo Hoàng Sa 6 2
4 Quần đảo Trƣờng Sa 32 0
5 Quần đảo Côn Đảo 33 3
6 Đảo Phú Quốc 35 3
Bảng 3: Hệ thống tƣ liệu hình ảnh và video về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 8
CHƢƠNG III: CÁCH SỬ DỤNG TƢ LIỆU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 8
3.1. PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƢ LIỆU ĐẢO, QUẦN ĐẢO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ VIỆT NAM LỚP 8 THCS TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ VIỆT NAM LỚP 8 THCS
3.1.1. Phƣơng pháp sử dụng hệ thống tƣ liệu đảo, quần đảo trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 8 THCS lí Việt Nam lớp 8 THCS