4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.5. KHẢO NGHIỆM SƢ PHẠM
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, phần Vi sinh vật – Sinh học 10 – THPT.
- Xác định tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài và kiểm nghiệm giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.5.2. Nội dung khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm mức độ phù hợp của các bài tập PISA liên quan đến các biểu hiện năng lực khoa học, cụ thể nhƣ sau:
Bài tập 1: HIV/AIDS.
- Bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích hiện tƣợng khoa học với biểu hiện: + A1: Nhớ lại và áp dụng kiến thức sinh học phù hợp.
+ B1: Xác định, sử dụng và tạo ra mô hình giải thích phù hợp.
Bài tập 2: Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của những quả vải. - Bài tập PISA liên quan đến năng lực:
+ Giải thích hiện tƣợng sinh học với biểu hiện: A1- nhớ lại và áp dụng kiến thức sinh học phù hợp.
+ Đánh giá, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học với biểu hiện: A2- đề xuất cách khám phá một câu hỏi khoa học.
- Bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích dữ liệu và bằng chứng khoa học với biểu hiện: B3- xác định các giả định khoa học.
3.5.3. Kết quả khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm ý kiến của GV hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc các trƣờng THTP: Nguyễn Trãi, Phan Châu Trinh, Thái Phiên, Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Hermann Gmeiner, Phạm Phú Thứ. Kết quả khảo nghiệm về mức độ phù hợp của từng bài tập PISA đƣợc thể hiện trong bảng.
Bảng 3.3. Mức độ phù hợp của từng bài tập PISA
Bài tập PISA
Phù hợp Không phù hợp Không ý kiến Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Bài tập 1 32 100 - - - -
Bài tập 2 28 87.5 1 3.12 3 9.38
Bài tập 3 30 93.75 - - 2 6.25
Qua số liệu thể hiện trong bảng, có thể nhận thấy đa số bài tập đƣợc thầy cô đánh giá ở mức độ phù hợp, cụ thể từng bài tập nhƣ sau:
Với bài tập 1: HIV/AIDS (bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích hiện tƣợng khoa học), 100% giáo viên đánh giá là phù hợp để sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả bài học: “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ” vì những lý do sau: câu hỏi PISA liên quan đến cơ chế nhân lên của virut, có tính giáo dục ý thức về phòng chống bệnh HIV/AIDS. Cụ thể:
+ Câu hỏi 1 giúp củng cố lại kiến thức phần điều kiện để tạo ra những thế hệ virut mới; bám sát kiến thức của bài học.
+ Câu hỏi 2 là câu hỏi mở, giúp HS có niềm tin, giải quyết tình huống liên quan.
HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời, kích thích và phát huy đƣợc tƣ duy của HS. Hiểu đƣợc cách gây bệnh của virut, ngƣời bị nhiễm HIV chết vì bệnh cơ hội. GV cho rằng với bài tập trên sẽ đánh giá đƣợc khả năng HS áp dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tƣợng khoa học; HS phải logic hóa thông tin đã học,
đọc, liên hệ thực tiễn để trả lời. Đồng thời, bài tập 1 phù hợp với yêu cầu mục tiêu của bài học, phƣơng án đánh giá với 3 mức độ hợp lý.
Hình 3.6.Đánh giá của GV về bài tập 1- HIV/AIDS
Với bài tập 2: Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của những quả vải, 87.5% GV cho rằng thiết kế với phƣơng án đánh giá nhƣ vậy là phù hợp vì những lý do sau: phƣơng án đánh giá với 3 mức đánh giá hợp lí. Đánh giá đƣợc hiểu biết của HS về cách thức lan truyền của bệnh viêm não Nhật Bản. Cụ thể:
+ Câu hỏi 1: cụ thể hóa kiến thức về cách lan truyền của virut gây bệnh viêm não Nhật Bản.
+ Câu hỏi 2: HS trình bày nguyên nhân các bệnh do virut gây ra thƣờng nguy hiểm.
GV cho rằng bài tập PISA trên có sự phù hợp giữ nội dung và câu hỏi. Có liên hệ thực tiễn. HS sẽ nhớ lại, tái hiện lại những khái niệm đã học và áp dụng trả lời câu hỏi phù hợp. Phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng; giúp học sinh phát triển năng lực tƣ duy logic. Áp dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan.
Hình 3.7. Đánh giá của GV về bài tập 2 - Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của
Với bài tập 3: Virut đƣợc phát hiện nhƣ thế nào, 93.75% GV cho rằng bài tập đƣợc thiết kế với phƣơng án đánh giá phù hợp vì phƣơng án gây nhiễu tốt, khi chọn đáp án đúng thì HS có tƣ duy làm khoa học rất tốt. Từ thí nghiệm dẫn đến kết luận, hình thành cho HS những bằng chứng khoa học. HS hiểu đƣợc thí nghiệm, từ đó biết đƣợc virut đƣợc phát hiện nhƣ thế nào? Phát triển khả năng phân tích, giải thích thí nghiệm. Nội dung đánh giá đƣợc khai thác phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng bài học (Chƣơng trình Sinh học 10, nâng cao). Phƣơng án đánh giá đúng với vấn đề nêu ra, mức đánh giá phù hợp.
Hình 3.8. Đánh giá của GV về bài tập 3 – Virut được phát hiện như thế nào?
Bên cạnh đó, có 3.12% GV đánh giá bài tập 2 không phù hợp, 9.38% GV không có ý kiến, GV cho rằng ở câu hỏi 2 học sinh khó trả lời đƣợc mức đầy đủ. Và 6.25% GV không có ý kiến về bài tập 3 vì GV cho rằng nên bổ sung thêm phƣơng án D trong câu hỏi, và ở bài tập 3 nội dung kiến thức đã đƣợc giảm tải ở chƣơng trình cơ bản.
Khi đƣợc hỏi về việc sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, 100% GV cho rằng sử dụng câu hỏi PISA phù hợp với HS phổ thông. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng câu hỏi PISA đánh giá đúng năng lực của HS ở các mức độ, đồng thời tăng cƣờng khả năng lập luận khoa học và tính khám phá ở HS. Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi PISA sẽ góp phần trong việc phát triển năng lực học sinh theo hƣớng tích cực, tự giác, sáng tạo. Ngoài ra câu hỏi PISA còn giúp HS đƣợc phát triển một cách toàn diện về năng lực. GV cho rằng câu hỏi PISA phù hợp với đặc điểm của HS phổ thông. HS áp dụng những kiến thức SH
để giải thích những vấn đề thực tiễn. Giúp HS làm quen dần với các kiến thức khoa học. Rèn luyện tƣ duy phân tích.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, 84.38% GV cho rằng việc sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học Sinh học phù hợp với định hƣớng giáo dục hiện nay. Bởi vì, khi sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học sinh học thể hiện đƣợc tính đổi mới trong dạy học lấy HS làm trung tâm, chú trọng đến năng lực của HS, phát triển tƣ duy tích cực, độc lập, sáng tạo, tự lực tìm tòi và khám phá khoa học. Đồng thời GV sẽ đánh giá HS theo năng lực. Bên cạnh đó GV cho rằng, Sinh học là một bộ môn khoa học có chứa nhiều nội dung kiến thức và hiện tƣợng thực tế thích hợp cho việc xây dựng câu hỏi PISA trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, 15.62% GV không ý kiến về vấn đề này, GV cho rằng đối với những bài nội dung kiến thức dài sẽ khó áp dụng đƣợc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài theo tiêu chí bám sát mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
- Hệ thống hóa “Cơ sở lý luận của năng lực khoa học” và “Cơ sở lý luận về câu hỏi PISA”.
- Tìm hiểu thực trạng việc vận dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra - đánh giá năng lực khoa học của học sinh THPT.
- Phân tích mục tiêu nội dung phần 3 “Sinh học vi sinh vật” – Sinh học 10 – THPT.
- Đề xuất đƣợc quy trình xây dựng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học.
- Thiết kế đƣợc 15 bài tập với 50 câu hỏi PISA dùng trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, phần Vi sinh vật - Sinh học 10 – THPT.
- Kết quả phân tích các thông tin thu nhận đƣợc sau quá trình khảo nghiệm bƣớc đầu đã chứng tỏ đƣợc tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu. Thông qua quá trình khảo nghiệm sƣ phạm, có thể thấy đƣợc việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học là phù hợp với học sinh phổ thông đồng thời phù hợp với định hƣớng giáo dục hiện nay phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học. Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định rằng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA một cách hợp lí sẽ góp phần đánh giá đƣợc năng lực khoa học của học sinh, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy – học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 –THPT.
Từ những kết quả trên chúng tôi có thể đƣa ra kết luận về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, phần Vi sinh vật, Sinh học 10, THPT là hoàn toàn có cơ sở và dự kiến đem lại hiệu quả cao.
2. KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả thu đƣợc và qua phân tích ý kiến chuyên gia, chúng tôi có một số đề xuất nhƣ sau:
- Tiếp tục triển khai thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng câu hỏi PISA.
- Tiếp tục xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, phần Vi sinh vật - Sinh học 10 – THPT.
- Xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học trên nhiều nội dung kiến thức trong chƣơng trình Sinh học bậc THPT nhằm khẳng định một cách chính xác ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
- Nên tổ chức các buổi hội thảo, chƣơng trình tập huấn cho GV về kiểm tra đánh giá theo định hƣớng PISA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay PISA dành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trung học, Văn phòng PISA Việt Nam - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, lƣu hành nội bộ, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học cấp trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành - lĩnh vực đọc hiểu, tài liệu lƣu hành nội bộ, Hà Nội.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành – lĩnh vực khoa học, tài liệu lƣu hành nội bộ, Hà Nội. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành – lĩnh vực toán học, tài liệu lƣu hành nội bộ, Hà Nội.
[6] Nguyễn Hải Châu, Lê Thị Mỹ Hà và cộng sự (2011), PISA và các dạng câu hỏi, NXBGD, Hà Nội.
[7] Đỗ Tiến Đạt (2010), “Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – Môn Toán”, Tạp chí Giáo dục, số 236 (Kỳ 2- 4/2010).
[8] Trần Khánh Đức (2010), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[9] Ngô Thị Thu Giang (2015), Lựa chọn, thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học chương 9, Hóa học 12, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chƣơng trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức", Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 64, tr. 17–21.
[11] Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Phạm Hoàng Gia, Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Đức Minh, Trần Trọng Thủy (1982), Tâm lí học năng lực – một cơ sở lý luận của đào tạo học sinh năng khiếu, NXBGD, Hà Nội.
[12] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
[13] Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2000), “Chƣơng trình đánh giá HS quốc tế PISA (Mục đính, tiến trình thực hiện,các kêt quả chính)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25.
[14] Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục (Dùng cho các trường ĐHSP và CĐSP), NXB Giáo dục.
[15] Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.6. [16] Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2015), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học ĐHSP.
[17] Vũ Xuân Lƣơng (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[18] Nguyễn Thị Việt Nga (2016), Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
[19] Lê Thị Thu Phƣơng (2015), Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi PISA trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. [20] Ron Cammaert- Chƣơng trình phát triển giáo dục trung học(2013), Đánh giá dựa trên năng lực, Hà Nội.
[21] Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2011), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đà Nẵng.
[22] Nguyễn Quốc Thịnh (2011), Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình học sinh quốc tế (PISA), Luận văn thạc sĩ, Trƣờng đại học Giáo dục.
[23] Nguyễn Phú Trọng (2013), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI, Hà Nội, Việt Nam.
[24] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.
[25] Nguyễn Huy Tú (2004), Tài năng quan niệm nhận dạng và đào tạo, NXB Giáo dục.
Tài liệu Tiếng Anh
[26] OECD (2013), PISA 2012 Assessment and Analytical Framework (Mathematics, Raeding, Science, Problem Solving and Financial Literacy), German [27] OECD (2013), PISA 2015- draft science framework, OECD Publishing, Paris. [28] Popham (1984, 1986), W. J. Teacher competency testing: the devil’s dilemma, Journal of Negro Education, 55(3), 379e385, Reprinted with permission from Teacher Education and Practice, 1, 5e9.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Phiếu số 1.1. Phiếu khảo sát dành cho GV THPT
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Số phiếu: ……….
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG Ngày khảo sát: …/…/2015
PHIẾU KHẢO SÁT
V/v: Xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học - Phần vi sinh vật – Sinh học 10 - THPT
Thân gửi Quý Thầy Cô giáo!
Hiện tại chúng tôi đang thực hiện đề tài “Xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học - Phần vi sinh vật – Sinh học 10 -
THPT”. Để có được những thông tin cần thiết, làm nền tảng cho việc thực hiện đề
tài, chúng tôi tiến hành khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là những dữ liệu cơ sở cho việc thực hiện và triển khai đề tài, vì vậy chúng tôi rất mong quí Thầy/Cô chia sẻ đầy đủ những thông tin dưới đây. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu khảo sát của các thầy/cô chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các Thầy/Cô giáo!
PHẦN A: Thông tin chung
Trƣờng :………
PHẦN B: Nội dung khảo sát
Các Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào mục mà các Thầy/Cô đồng ý.
Câu 1: Thầy cô có quan tâm đến đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực không?
Có Không
Câu 2: Khi đánh giá năng lực khoa học của học sinh, Thầy/Cô thƣờng dựa vào cơ sở nào?
Thang đánh giá năng lực
Câu 3: Thầy cô thƣờng áp dụng hình thức đề thi nào trong kiểm tra đánh giá? Trắc nghiệm khách quan Tự luận Vấn đáp
Câu 4: Theo thầy cô, câu hỏi PISA gồm 2 phần: Phần thông tin (nội dung tình huống bao gồm tiêu đề và phần dẫn) và Phần câu hỏi ứng với thông tin đƣa ra, đúng hay sai?