CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.5. KHẢO NGHIỆM SƢ PHẠM
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, phần Vi sinh vật – Sinh học 10 – THPT.
- Xác định tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài và kiểm nghiệm giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.5.2. Nội dung khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm mức độ phù hợp của các bài tập PISA liên quan đến các biểu hiện năng lực khoa học, cụ thể nhƣ sau:
Bài tập 1: HIV/AIDS.
- Bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích hiện tƣợng khoa học với biểu hiện: + A1: Nhớ lại và áp dụng kiến thức sinh học phù hợp.
+ B1: Xác định, sử dụng và tạo ra mơ hình giải thích phù hợp.
Bài tập 2: Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của những quả vải. - Bài tập PISA liên quan đến năng lực:
+ Giải thích hiện tƣợng sinh học với biểu hiện: A1- nhớ lại và áp dụng kiến thức sinh học phù hợp.
+ Đánh giá, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học với biểu hiện: A2- đề xuất cách khám phá một câu hỏi khoa học.
- Bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích dữ liệu và bằng chứng khoa học với biểu hiện: B3- xác định các giả định khoa học.
3.5.3. Kết quả khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm ý kiến của GV hiện đang giảng dạy bộ môn Sinh học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc các trƣờng THTP: Nguyễn Trãi, Phan Châu Trinh, Thái Phiên, Trần Phú, Hoàng Hoa Thám, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Hermann Gmeiner, Phạm Phú Thứ. Kết quả khảo nghiệm về mức độ phù hợp của từng bài tập PISA đƣợc thể hiện trong bảng.
Bảng 3.3. Mức độ phù hợp của từng bài tập PISA
Bài tập PISA
Phù hợp Không phù hợp Không ý kiến Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Bài tập 1 32 100 - - - -
Bài tập 2 28 87.5 1 3.12 3 9.38
Bài tập 3 30 93.75 - - 2 6.25
Qua số liệu thể hiện trong bảng, có thể nhận thấy đa số bài tập đƣợc thầy cô đánh giá ở mức độ phù hợp, cụ thể từng bài tập nhƣ sau:
Với bài tập 1: HIV/AIDS (bài tập PISA liên quan đến năng lực giải thích hiện tƣợng khoa học), 100% giáo viên đánh giá là phù hợp để sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả bài học: “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ” vì những lý do sau: câu hỏi PISA liên quan đến cơ chế nhân lên của virut, có tính giáo dục ý thức về phòng chống bệnh HIV/AIDS. Cụ thể:
+ Câu hỏi 1 giúp củng cố lại kiến thức phần điều kiện để tạo ra những thế hệ virut mới; bám sát kiến thức của bài học.
+ Câu hỏi 2 là câu hỏi mở, giúp HS có niềm tin, giải quyết tình huống liên quan.
HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời, kích thích và phát huy đƣợc tƣ duy của HS. Hiểu đƣợc cách gây bệnh của virut, ngƣời bị nhiễm HIV chết vì bệnh cơ hội. GV cho rằng với bài tập trên sẽ đánh giá đƣợc khả năng HS áp dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tƣợng khoa học; HS phải logic hóa thơng tin đã học,
đọc, liên hệ thực tiễn để trả lời. Đồng thời, bài tập 1 phù hợp với yêu cầu mục tiêu của bài học, phƣơng án đánh giá với 3 mức độ hợp lý.
Hình 3.6. Đánh giá của GV về bài tập 1- HIV/AIDS
Với bài tập 2: Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của những quả vải, 87.5% GV cho rằng thiết kế với phƣơng án đánh giá nhƣ vậy là phù hợp vì những lý do sau: phƣơng án đánh giá với 3 mức đánh giá hợp lí. Đánh giá đƣợc hiểu biết của HS về cách thức lan truyền của bệnh viêm não Nhật Bản. Cụ thể:
+ Câu hỏi 1: cụ thể hóa kiến thức về cách lan truyền của virut gây bệnh viêm não Nhật Bản.
+ Câu hỏi 2: HS trình bày nguyên nhân các bệnh do virut gây ra thƣờng nguy hiểm.
GV cho rằng bài tập PISA trên có sự phù hợp giữ nội dung và câu hỏi. Có liên hệ thực tiễn. HS sẽ nhớ lại, tái hiện lại những khái niệm đã học và áp dụng trả lời câu hỏi phù hợp. Phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng; giúp học sinh phát triển năng lực tƣ duy logic. Áp dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan.
Hình 3.7. Đánh giá của GV về bài tập 2 - Bệnh viêm não Nhật Bản và nỗi oan của
Với bài tập 3: Virut đƣợc phát hiện nhƣ thế nào, 93.75% GV cho rằng bài tập đƣợc thiết kế với phƣơng án đánh giá phù hợp vì phƣơng án gây nhiễu tốt, khi chọn đáp án đúng thì HS có tƣ duy làm khoa học rất tốt. Từ thí nghiệm dẫn đến kết luận, hình thành cho HS những bằng chứng khoa học. HS hiểu đƣợc thí nghiệm, từ đó biết đƣợc virut đƣợc phát hiện nhƣ thế nào? Phát triển khả năng phân tích, giải thích thí nghiệm. Nội dung đánh giá đƣợc khai thác phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng bài học (Chƣơng trình Sinh học 10, nâng cao). Phƣơng án đánh giá đúng với vấn đề nêu ra, mức đánh giá phù hợp.
Hình 3.8. Đánh giá của GV về bài tập 3 – Virut được phát hiện như thế nào?
Bên cạnh đó, có 3.12% GV đánh giá bài tập 2 không phù hợp, 9.38% GV khơng có ý kiến, GV cho rằng ở câu hỏi 2 học sinh khó trả lời đƣợc mức đầy đủ. Và 6.25% GV khơng có ý kiến về bài tập 3 vì GV cho rằng nên bổ sung thêm phƣơng án D trong câu hỏi, và ở bài tập 3 nội dung kiến thức đã đƣợc giảm tải ở chƣơng trình cơ bản.
Khi đƣợc hỏi về việc sử dụng câu hỏi PISA trong kiểm tra đánh giá năng lực khoa học, 100% GV cho rằng sử dụng câu hỏi PISA phù hợp với HS phổ thông. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng câu hỏi PISA đánh giá đúng năng lực của HS ở các mức độ, đồng thời tăng cƣờng khả năng lập luận khoa học và tính khám phá ở HS. Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi PISA sẽ góp phần trong việc phát triển năng lực học sinh theo hƣớng tích cực, tự giác, sáng tạo. Ngồi ra câu hỏi PISA cịn giúp HS đƣợc phát triển một cách toàn diện về năng lực. GV cho rằng câu hỏi PISA phù hợp với đặc điểm của HS phổ thông. HS áp dụng những kiến thức SH
để giải thích những vấn đề thực tiễn. Giúp HS làm quen dần với các kiến thức khoa học. Rèn luyện tƣ duy phân tích.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, 84.38% GV cho rằng việc sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học Sinh học phù hợp với định hƣớng giáo dục hiện nay. Bởi vì, khi sử dụng câu hỏi PISA trong dạy học sinh học thể hiện đƣợc tính đổi mới trong dạy học lấy HS làm trung tâm, chú trọng đến năng lực của HS, phát triển tƣ duy tích cực, độc lập, sáng tạo, tự lực tìm tịi và khám phá khoa học. Đồng thời GV sẽ đánh giá HS theo năng lực. Bên cạnh đó GV cho rằng, Sinh học là một bộ mơn khoa học có chứa nhiều nội dung kiến thức và hiện tƣợng thực tế thích hợp cho việc xây dựng câu hỏi PISA trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, 15.62% GV không ý kiến về vấn đề này, GV cho rằng đối với những bài nội dung kiến thức dài sẽ khó áp dụng đƣợc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ