Xuất biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 37 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.6. xuất biện pháp khắc phục

a. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học trong quá trình giáo dục đòi hỏi đội ngũ GV sự nỗ lực thay đổi về phương pháp giảng dạy như dạy nêu vấn đề, dạy theo nhóm, theo dự án... GV nên kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.

- GV đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học như: dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể, … nhằm tạo cơ hội để tổ chức các hoạt động học cho học sinh, qua đó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hát huy năng lực và phẩm chất học sinh…

- Vật lí là môn khoa học thực nghiệm nên tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. HS giải quyết vấn đề nhận thức bằng phương pháp nhận thức của vật lí; rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành; rèn luyện ngôn ngữ vật lí và cách diễn đạt ngôn ngữ vật lí cho HS, ....

b. Về kiểm tra, đánh giá

- Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá HS. Việc kiểm tra và thi cử chủ yếu theo hình thức trắc nghiệm khách quan cũng là một trở ngại lớn trong việc kiểm tra, đánh giá phát triển đầy đủ các NLVL của HS. Do đó phải kết hợp linh động giữa hình thức kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Ngoài việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học, còn phải đánh giá kết quả học tập theo năng lực, tức là cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

c. Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nội dung phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức của HS.

d. Biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học và kiểm tra, đánh giá.

Trên cơ sở thay đổi nội dung kiểm tra đánh giá, việc xây dựng hệ thống BTVL cũng nhất thiết phải thay đổi. Nên tăng cường các BT thí nghiệm, các BT có nội dung gắn thực tiễn, các BT được phân mức để phù hợp với sự phân hóa về năng lực của các HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLVL thông qua sử dụng các BTVL. Trên cơ sở đó, chúng tôi đi đến các kết luận sau:

- BTVL có nhiều tác dụng trong dạy học như rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; ôn tập, củng cố kiến thức; phát triển NLVL; …

- Hiện nay, hệ thống BTVL mà nhiều GV đang sử dụng chủ yếu giúp HS ôn tập củng cố, vận dụng lí thuyết và BT tính toán; ít liên hệ với thực tiễn, ứng dụng, thường là những BT đóng. Mặc dù BTVL có nhiều ưu điểm đối với việc bồi dưỡng năng lực cho HS nhưng chưa được GV khai thác và sử dụng trong quá trình dạy học vật lí. Những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa đảm bảo yêu cầu; nhận thức của GV và HS về NLVL chưa đầy đủ; sự quá tải của chương trình, nội dung kiến thức của nhiều bài học; quá trình đổi mới PPDH ở các trường THPT vẫn còn diễn ra rất chậm.

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn đã trình bày ở chương này, trong chương 2 chúng tôi sẽ xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 của chương trình hiện hành và trong kế hoạch dạy học chương trình mới, và sau đó tiến hành xây dựng và sử dụng hệ thống BT trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển NLVL của HS.

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN” - VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC

SINH

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)