Định hướng sử dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 77 - 78)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Định hướng sử dụng

2.4.2.1. Sử dụng bài tập linh hoạt vào tất cả các khâu của quá trình dạy học

Thực tiễn dạy học và việc bố trí các bài tập trong SGK hiện nay cho thấy bài tập được sử dụng chủ yếu để củng cố cho những kiến thức mà HS đã được học trước đó. Tuy nhiên, mỗi khâu của quá trình dạy học đều có một vai trò quan trọng và có mối quan hệ với kiến thức, kĩ năng nhất định. Do đó, cần sử dụng bài tập linh hoạt vào tất cả các khâu của quá trình dạy học như:

- Hoạt động tạo tình huống học tập (Khởi động).

- Hoạt động giải quyết vấn đề (Hình thành kiến thức mới).

- Hoạt động luyện tập – vận dụng (Luyện tập; vận dụng; Tìm tòi, mở rộng).

Việc sử dụng bài tập thực nghiệm linh hoạt vào khâu kiểm tra, đánh giá không chỉ đáp ứng cho mục tiêu kiểm tra, đánh giá mà còn coi kiểm tra, đánh giá như là một hình thức, phương pháp dạy học. Đáp ứng được định hướng này, bài tập sẽ vừa góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, vừa làm tăng hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực cho HS.

2.4.2.2. Sử dụng đa dạng các loại bài tập trong dạy học

Năng lực Vật lí có rất nhiều thành tố và các chỉ số hành vi tương ứng, do đó để phát triển năng lực vật lí cần sử dụng đa dạng các bài tập để phát triển đầy đủ các thành tố năng lực cấu thành năng lực vật lí nói riêng và năng lực nói chung.

2.4.2.3. Tăng cường giao các bài tập cho HS nghiên cứu ở nhà

Thời lượng (tính theo số tiết) để tổ chức dạy các bài tập theo quy định là rất hạn chế, trong khi đó, quá trình hình thành và phát triển năng lực đòi hỏi cần có thời gian nhất định để HS tự nghiên cứu. Phần lớn GV gặp khó khăn về thời gian trong việc sử dụng các bài tập thực nghiệm ở trên lớp do khoảng thời gian hữu hạn của tiết học. Do đó, việc tăng cường giao các bài tập cho HS nghiên cứu ở nhà sẽ khắc phục được phần nào khó khăn về mặt thời gian, đồng thời tăng cường sự chủ động, sáng tạo của người học và góp phần thực hiện định hướng sử dụng đa dạng các loại bài tập trong quá trình dạy học. Việc giao các bài tập cho HS nghiên cứu ở nhà cần được thực hiện linh hoạt nhằm đạt được mục đích và hiệu quả sử dụng bài tập. Đồng thời, để thực hiện định

hướng này có hiệu quả, GV cần giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình cũng như kết quả HS thực hiện các yêu cầu của bài tập được giao về nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)