Quy trình xây dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 49 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Quy trình xây dựng

Dựa vào các nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất các bước xây dựng bài tập nhằm phát triển NLVL cho HS như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ các bước xây dựng bài tập nhằm phát triển NLVL cho HS

Bước 1: Mục tiêu dạy học

Bước 2: Xác định bối cảnh thực tiễn

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Bước 4: Xây dựng bài tập

Bước 5: Đánh giá bài tập

Bước 6: Chỉnh sửa câu hỏi và đưa vào hệ thống bài tập

Cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu cần thể hiện

Để đảm bảo được bài tập được xây dựng không lệch với mục tiêu phát triển năng lực HS nên bước xác định mục tiêu bài tập là khâu quan trọng trong việc xây dựng bài tập. Chúng ta cần xác định:

- Mục tiêu thể hiện nội dung gì? (Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành). - Chỉ số hành vi nào của năng lực vật lí được phát triển?

Bước 2: Xác định bối cảnh (tình huống)

Đây là bước xác định nội dung bài bài tập có liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh hay không?

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Sau khi xác định được BT cần xây dựng, chúng tôi tiến hành thu thập tư liệu để soạn thảo hệ thống BT. Các thông tin, tư liệu có thể thu thập từ các SGK, sách bài tập. Ngoài ra tìm kiếm thông tin bổ sung: tài liệu chuyên ngành, internet... liên quan đến bài tập vật lí. Tư liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc biên soạn BT càng nhanh chóng, có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Bước 4: Xây dựng nội dung bài tập

Sau khi đã có đầy đủ tư liệu cần thiết, chúng tôi tiến hành biên soạn BT. Quá trình biên soạn có thể gồm nhiều bước nhỏ như sau: Soạn riêng rẽ từng BT; xây dựng các phương án giải BT; sắp xếp các BT theo hệ thống đơn vị kiến thức.

Soạn thảo nội dung bài tập, trong đó cần làm rõ: + Thông tin gì sẽ cung cấp cho HS?

+ HS cần thực hiện hành động nào? + Sản phẩm HS cần nộp lại là gì?

Bước 5. Đánh giá bài tập

Sau khi xây dựng xong bài tập, ngoài quá trình tự đánh giá, còn có thể nhờ đồng nghiệp, HS đánh giá bài tập cho phù hợp.

Bước 6: Chỉnh sửa câu hỏi và đưa vào hệ thống bài tập

Sau khi tự đánh giá, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, chúng tôi tiến hành điều chỉnh những BT chưa hợp lí, soạn thảo lại những BT có điều chỉnh và sắp xếp lại các BT tạo thành một hệ thống BT hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)