Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 39 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Giới thiệu chung

Tĩnh học là phần của cơ học nghiên cứu về cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của một hệ lực. Ta có thể xuất phát từ tiên đề về hệ lực cân bằng để xây dựng toàn bộ tĩnh

học, cách làm này chặt chẽ và mang tính chất thuần lí thuyết, thiên về toán học. Và cũng có thể hình thành một phần từ thực nghiệm và một phần quan trọng khác được xây dựng thông qua những lập luận chặt chẽ. Như sách giáo khoa hiện hành mở đầu chương tĩnh học là một thí nghiệm về cân bằng, từ đó khái quát dần dần, dẫn đến những điều kiện cân bằng ngày một phức tạp hơn.

Trong chương trình hiện nay chương “ Tĩnh học vật rắn” là chương thứ 3 trong 8 chương của chương trình Vật lí 10 THPT. Phần lớn kiến thức của chương còn khá mới đối với HS như vật rắn, trọng tâm của vật rắn, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực, ba lực không song song và song song, momen lực… Kiến thức của chương rất gần gũi và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày mà HS thường gặp như cần phải treo đèn hiệu trên cao như thế nào cho hợp lí, các quy tắc hợp lực hai lực đồng quy, hợp lực song song, quy tắc momen lực là những cơ sở rất cần khi khảo sát điều kiện cân bằng của vật rắn. Chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong kĩ thuật đặc biệt là trong xây dựng cầu cống, thiết kế các cây cầu trên bến cảng...

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí mới, Tĩnh học vật rắn không còn là một chương riêng, mà là một phần trong chương Động lực học. Nội dung cốt lõi phần cân bằng của vật rắn chia làm hai nội dung chính: cân bằng lực và momen lực. Nội dung kiến thức cơ bản cũng giống như trong chương trình hiện hành: tổng hợp và phân tích lực; quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy; khái niệm momen lực, ngẫu lực; điều kiện cân bằng của vật rắn trong hai trường hợp không có trục quay và có trục quay; quy tắc hơp hai lực song song cùng chiều. Tuy nhiên, học sinh tự thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, và từ đó rút ra các quy tắc, điều kiện cân bằng. Trong chương trình mới đề cao tính tích cực của học sinh, và đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lí, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)