9. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Nguyên tắc xây dựng
Việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực vật lí của HS cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau [9]:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Chuẩn kiến thức kĩ năng là những yêu cầu tối thiểu về kiến thức kỹ năng mà HS cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông nên việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự
thống nhất; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá và thi theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Do đó, khi xây dựng bài tập vật lí phải đảm bảo đúng yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng.
Nguyên tắc 2: Bồi dưỡng được hầu hết các chỉ số hành vi năng lực vật lí.
NLVL bao gồm 3 năng lực thành tố, mỗi năng lực thành tố này sẽ được phân tách thành các CSHV. Ứng với các CSHV khác nhau của các NLVL sẽ có những bài tập tương ứng để đánh giá. Việc xây dựng hệ thống bài tập cần hướng đến phát triển đầy đủ các thành tố và CSHV của NLVL.
Nguyên tắc 3: Được phân mức phù hợp với trình độ năng lực của nhiều đối tượng HS.
BTVL khi xây dựng phải được phân mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đến sáng tạo, nhằm phù hợp với sự phân hóa năng lực ở học sinh. Ở mức 1, HS chỉ cần vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề đặt ra trong các tình huống quen thuộc; ở mức 2 và 3, đòi hỏi HS vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, phức tạp hơn.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Trong một bài tập vật lí, gắn liền với nội dung kiến thức vật lí cốt lõi và ứng dụng vật lí trong đời sống, kĩ thuật. Những kiến thức và dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng.
Vật lí là môn học liên quan chặt chẽ đến những vấn đề của thế giới khách quan. Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình không tồn tại dưới dạng biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khi xây dựng các BTVL phải đảm bảo tính hệ thống: BTVL trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện BTVL sau và BTVL sau là sự cụ thể hóa, sự phát triển và củng cố vững chắc hơn BTVL trước; toàn bộ hệ thống BTVL sẽ góp phần tốt nhất hình thành NLVL cho HS trong quá trình sử dụng. Hệ thống BTVL phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú, phản ánh được tính đa dạng, phức tạp của thế giới khách quan. Sự đa dạng của hệ thống BTVL sẽ giúp việc rèn luyện các thao tác tư duy và phương pháp suy luận lôgic hiệu quả đồng thời giúp HS hiểu tri thức vật lí sâu sắc và vận dụng tri thức vật lí một cách cụ thể hơn.
Nguyên tắc 6: Góp phần thực hiện mục tiêu môn học
BTVL là phương tiện để tổ chức các hoạt động của HS trong quá trình dạy học vật lí nhằm củng cố, khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống tri thức đã học, hình thành và rèn luyện cho các em các kĩ năng cơ bản. Đó là những kiến thức và kĩ năng hết sức cần thiết giúp các em có điều kiện lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ở các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, BTVL phải bám sát mục tiêu, góp phần thực hiện mục tiêu môn học.
Nguyên tắc 7: Phải kiểm tra đánh giá được năng lực của HS
Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. BT phát triển năng lực không những là công cụ để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để GV kiểm tra, đánh giá năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.