Phân mức độ năng lực cho mỗi bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 46 - 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Phân mức độ năng lực cho mỗi bài tập

Có nhiều cách thức phân hoá trong dạy học như: phân hóa nội dung, phân hóa giải pháp dạy học và phân hóa mục tiêu. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn phân hoá nội dung để phân mức độ bài tập và đưa ra 3 mức độ năng lực cho mỗi bài tập dựa theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ, mức độ phức tạp của nhiệm vụ và theo mức độ tự lực của học sinh. Mức độ chất lượng tăng dần từ mức 1 (mức thấp), mức 2 (mức trung bình) đến mức 3 (mức cao) [9].

d2

2.3.1.1. Phân mức độ bài tập dựa trên số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ

- Thao tác bao gồm thao tác tư duy (diễn ra bên trong HS) và thao tác hành động (đo đạc, tính toán, lắp đặt, …).

- Để hoàn thành một nhiệm vụ người học cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. - Năng lực của người học thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của người học càng cao.

2.3.1.2. Phân mức độ bài tập dựa trên độ phức tạp của nhiệm vụ

- Độ phức tạp biểu hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Cho phép HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

- Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ phức tạp càng cao.

- Trong việc đánh giá, chú trọng sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong quá trình giải quyết vấn đề của người học.

2.3.1.3. Phân mức độ bài tập dựa trên độ tự lực của HS

- Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự trợ giúp, gợi ý. - Nếu nhiệm vụ yêu cầu HS tự lực thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự lực càng cao.

- Trong đánh giá mức độ tự lực, chú trọng đến sự chủ động, tích cực của HS khi thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Cân bằng của vật rắn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)