Phương pháp giải bài tập vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết vật lý 12 (Trang 25 - 27)

Đối với học sinh phổ thông, vấn đề giải và sửa bài tập gặp không ít khó khăn vì học sinh thường không nắm chắc kiến thức lý thuyết và kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý còn hạn chế. Vì vậy các em giải một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải ra được bài toán.

Do vậy việc rèn luyện cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học, đảm bảo đi đến kết quả chính xác là một việc rất cần thiết. Điều đó không những giúp học sinh nắm vững lý thuyết mà còn rèn cho các em kỹ năng suy luận logic, làm việc một cách khoa học và có kế hoạch.

Bài tập vật lý rất đa dạng cho nên phương pháp giải cũng rất phong phú. Vì vậy không thể chỉ ra một phương pháp nào cụ thể mà có thể áp dụng được tất cả các bài tập. Song trên thực tế, người ta cũng thừa nhận một quan điểm chung về quá trình giải một bài tập vật lý. Do đó, trong tiến trình hướng dẫn học sinh giải một bài tập vật lý nói chung thường phải trải qua 4 bước sau: [11, tr. 33-38]

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Trong bước 1, học sinh phải:

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ điều kiện và làm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ, các cụm từ quan trọng.

Tóm tắt được đề bài. Trong bước này học sinh có thể sử dụng các ký hiệu, hình vẽ hoặc sơ đồ mô tả lại tình huống được nêu trong bài tập.

18

Trong nhiều trường hợp cần phải đổi đơn vị các đại lượng đã cho về đơn vị chuẩn.

Bước 2: Xác lp mi liên h ca các d kiện đã cho với đại lượng cn tìm

Hoạt động của học sinh giai đoạn này bao gồm:

Đối chiếu các dữ kiện đã cho và đại lượng phải tìm, xét bẩn chất vật lý của hiện tượng để nhận ra các định luật, công thức lý thuyết có liên quan.

Xác lập các mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ giữa đại lượng đã biết và đại lượng phải tìm.

Bước 3: Lun gii, rút ra kết qu cn tìm

Từ những mối liên hệ cơ bản đã xác lập ở trên, tiến hành luận giải, tính toán để có được kết quả cần tìm.

Học sinh viết ra các công thức tương ứng, lập các phương trình dưới dạng tổng quát hoặc lắp ráp các thí nghiệm cần thiết (đối với các bài tập thí nghiệm) cho việc giải toán.

Học sinh tiến hành giải phương trình để tìm ra ẩn số hoặc phân tích các số liệu thực nghiệm.

Bước 4: Kim tra và bin lun kết qu

Để có thể nhận xét về kết quả tìm được, học sinh cần phải:

Kiểm tra xem đã trả lời hết các câu hỏi và đã xem hết các trường hợp trong bài tập chưa.

Kiểm tra phần tính toán có đúng không? Kiểm tra đơn vị của các đại lượng vật lý.

Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế có phù hợp không?

Thử giải bài tập theo cách khác xem có cho cùng kết quả không?

Học sinh có thể thảo luận cùng nhau để tìm ra cách giải khác hay hơn và ngắn hơn cách giải ban đầu. Hoặc có thể mở rộng bài toán ra trong các trường hợp khác nhau để cùng thảo luận.

Trên đây là các bước thông thường của việc giải một bài tập vật lý. Tuy nhiên có những bài tập không nhất thiết phải theo đúng trình tự đó. Đối với

19

các bài tập đơn giản, hiện tượng vật lý đã rõ ràng học sinh có thể tính ngay kết quả.

Thông thường:

Đối với các bài tập định tính thì chủ yếu tiến hành theo bước 1, bước

2 và bước 4.

Đối với các bài tập định lượng nói chung thường tiến hành theo đúng 4 bước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết vật lý 12 (Trang 25 - 27)