Đánh giá định tính về việc nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết vật lý 12 (Trang 82 - 85)

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm hệ thống các bài tập đã soạn thảo có áp dụng hoạt động hướng dẫn và tổ chức hoạt động giải bài tập theo hướng

75

tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đã giúp học sinh nắm vững kiến thức và góp phần phát huy được tính tích cực, năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo. Thông qua phương pháp quan sát hoạt động của học sinh trong các giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả sau:

· Tại lớp thực nghiệm:

- Học sinh phát huy được vai trò là chủ thể của hoạt động giải bài tập; có nhiều cơ hội phát biểu và bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề cụ thể,

do đó có thể kích thích sự tò mò và lòng ham hiểu biết ở các em. Ví dụ, trong tiết 59, sau khi học xong khái niệm về độ hụt khối, năng lượng liên kết thì học sinh có thể làm ngay được bài 3 (trong hệ thống bài tập đã xây dựng). Do đó

giúp học sinh thấy hào hứng trong giờ học hơn.

- Bên cạnh đó, học sinh được giải quyết hệ thống bài tập theo mức độ tư

duy từ dễ đến khó, giúp hình thành thói quen tư duy và phương pháp giải các bài tập tương tự. Nhờ đó hình thành ở học sinh thói quen suy nghĩ, tóm tắt và tìm ra mối liên hệ giữa các đại lượng đề cập trong bài. Từ đó, học sinh tích cực, tự lực giải quyết các bài toán đặt ra.

Ở mỗi bài tập cụ thể, hầu hết các em lớp thực nghiệm đều có thói quen

xác định rõ đại lượng đã biết, đại lượng cần tìm, đông thời xác định tốt các mối liên hệ cơ bản giữa các đại lượng đã cho. Do vậy, lời giải của học sinh ở

mỗi bài cụ thể được trình bày logic, thể hiện rõ mạch tư duy về bài tập đó. Ví

dụ, khi đưa ra bài tập 20: “Chất phóng xạ Poloni có chu kì bán rã T = 138 ngày phóng ra tia a và biến thành đồng vị chì , ban đầu có 0,168g

poloni . Hỏi sau 414 ngày đêm có:

a. Bao nhiêu nguyên tử poloni bị phân rã?

b. Tìm khối lượng chì hình thành trong thời gian đó” Hầu hết học sinh đều biết xác định:

+ phóng xạ α thành + Chu kỳ bán rã T = 138 ngày

76 Tại t0 có

Cần tìm: Tại thời điểm t1 = 414 ngày đêm có: ΔN = ?, MPb(con) = ?

Mối liên hệ: + Số nguyên tử bị phân rã bằng số nguyên tử ban đầu trừ đi

số nguyên tử còn lại chưa phân rã.

+ Số mol chất bị phân rã bằng số mol chất tạo thành.

Từ đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể câu a, bằng

cách tính lần lượt các bước số hạt còn lại sau phân rã hoặc gộp luôn vào một

phép tính ΔN. Đối với câu b, sau khi tìm được số mol của Po bị phân rã thì thay vào công thức tìm ngay được giá trị của khối lượng Pb tạo thành.

- Từ hệ thống bài tập và theo yêu cầu của giáo viên, học sinh phải tự

phân tích và tìm ra kiến thức cần vận dụng. Học sinh cố gắng suy nghĩ tìm ra

hướng giải quyết tốt nhất bài tập được giao. Điều đó góp phần rèn luyện cho

học sinh khả năng vận dụng kiến thức đã học trong các tình huống cụ thể, từ đó vận dụng trong các tình huống biến đổi do giáo viên đặt ra yêu cầu mức độ

nhận thức cao hơn của học sinh: tính sáng tạo.

-Đối với lớp thực nghiệm, đại đa số học sinh đã hình thành được thói quen tư duy trong việc giải bài tập vật lý của hai nội dung kiến thức mới

(phóng xạ và năng lượng liên kết của hạt nhân), xác định được ngay các đại lượng đã cho và đại lượng nào cần tìm, đưa ra chính xác mối liên hệ giữa

chúng. Hầu hết các em có sự hứng thú với việc giải bài tập và tự giác tham

gia tích cực vào hoạt động giải bài tập vật lý.

· Lớp đối chứng:

- Mức độ tích cực của học sinh tham gia vào hoạt động giải bài tập vật lý không rõ rệt. Số lượng bài tập mà giáo viên đưa ra thường không giải quyết hết. Khi đưa ra hệ thống bài tập không theo hệ thống, học sinh thường vận dụng kiến thức máy móc và lúng túng trong những tình huống biến đổi yêu cầu sự sáng tạo.

- Phần lớn các em gặp khó khăn trong việc nhận ra dạng bài tập và xác

77

được bài tập thì lời giải thường không logic, thường trình bày theo trí nhớ về

bài tập quen thuộc mà các em đã được làm trước đó.

- Ngoài ra, sau khi tiến hành kiểm tra bài 45 phút, chúng tôi đã tìm

được sự khác nhau về chất lượng bài làm. Sự khác nhau đó được phân tích bằng phương pháp thống kê toán học.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết vật lý 12 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)