Những công việc giáo viên cần làm trước khi hướng dẫn học sinh giải một bài tập vật lý cụ thể là:
Xác định mục đích sử dụng của bài tập: Trước khi đưa ra bài tập giáo viên cần xác định rõ mục đích của bài tập để làm gì, củng cố phần kiến thức nào, rèn luyện được kỹ năng nào cho học sinh.
21
Xác định những kiến thức cần sử dụng để giải bài tập: các kiến thức trong từng bài tập phải được sắp xếp từ dễ đến khó, khi sử dụng phải phù hợp với trình độ và gần với nội dung học sinh được học.
Giải bài tập phải theo phương pháp giải từng dạng bài tập vật lý. Mỗi dạng bài tập vật lý giáo viên cần đưa ra phương pháp giải khoa học, hợp lý. Phải dạy cho học sinh phương pháp nhận diện dạng bài tập và yêu cầu học sinh thuộc các bước giải bằng cách cho học sinh giải nhiều bài tập.
Trong quá trình dạy giải bài tập vật lý, giáo viên cần chú ý phát hiện ra những khó khăn và sai lầm mà học sinh mắc phải khi giải bài tập. Thông
thường khó khăn học sinh mắc phải là không định hướng được dạng bài tập, không nhớ được trình tự các bước giải, có thể sai về đổi đơn vị đo và không
nhớ chính xác công thức vận dụng để giải bài tập. Vì vậy giáo viên cần phải thảo ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm ra hướng giải bài tập sao cho hiệu quả nhất.
Có ba kiểu hướng dẫn việc giải quyết nhiệm vụ trong bài tập vật lý. Mỗi kiểu định hướng có kết quả và quá trình hành động riêng.
1.7.1. Kiểu hướng dẫn thứ nhất: Hướng dẫn theo mẫu (Hướng dẫn angorit)
Hướng dẫn theo mẫu là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành
động cụthể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt được kết quả mong muốn. Sử dụng kiểu hướng dẫn này khi dạy cho học sinh
phương pháp giải một bài tập điển hình nào đó.
Ưu điểm của phương pháp này là: giúp học sinh có cách giải khoa học, rèn được kỹ năng giải bài tập cho học sinh ở giai đoạn đầu có hiệu quả.
Nhưng nhược điểm của nó là học sinh bị hạn chế năng lực tìm tòi, sáng tạo, quen chấp hành theo mẫu.
1.7.2. Kiểu hướng dẫn thứ hai: Hướng dẫn tìm tòi
Phương pháp này còn có tên gọi hướng dẫn Ơrixtic
Hướng dẫn tìm tòi là kiểu hướng dẫn mang tính chất gợi mở để học sinh suy nghĩ tìm tòi cách giải quyết, tự xác định hành động để đi đến kết quả.
22
Kiểu hướng dẫn tìm tòi được áp dụng khi giúp đỡ học sinh vượt qua khó
khăn trong giải bài tập nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phát triển tư duy của học sinh.
Đó là khi giáo viên muốn tạo điều kiện để học sinh tự lực tìm cách giải quyết.
Ưu điểm của phương pháp này là giáo viên không làm thay học sinh. Kiểu hướng dẫn này chỉ định hướng chứ không nhất thiết bắt học sinh thực hành theo mẫu được chỉ ra. Muốn kích thích tư duy sáng tạo, buộc học sinh phải có sự nỗ lực để giải bài tập, học sinh phải tự tìm tòi, phát hiện ra cách giải quyết. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là không phải bao giờ
cũng đảm bảo cho học sinh giải bài tập một cách chắc chắn. Nếu giáo viên
định hướng chung chung, viển vông sẽ không giúp ích gì cho quá trình tư duy
của học sinh mà còn làm các em bị động và rối trí khó tìm ra cách giải hay cho bài tập. Nếu không cẩn thận đôi khi giáo viên dễ sa vào làm thay cho học sinh trong từng bước định hướng nên khi sử dụng phương pháp này giáo viên
cần cân nhắc kỹ câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ học sinh. Một điều cần
lưu ý là không thể áp dụng phương pháp này cho mọi đối tượng học sinh do mức độ tư duy của học sinh khác nhau.
1.7.3. Kiểu hướng dẫn thứ ba: Hướng dẫn khái quát chương trình hóa
Đây là kiểu hướng dẫn tư duy cho học sinh theo đường lối khái quát của việc giải quyết vấn đề. Kiểu hướng dẫn này giúp học sinh tự xây dựng cơ sở hành động và sau đó thực hiện hành động theo cơ sở đó.
Kiểu hướng dẫn này được áp dụng khi: Có điều kiện hướng dẫn tiến trình học sinh giải bài tập. Đây là cách dạy cho học sinh cách suy nghĩ trong
quá trình giải bài tập.
Ưu điểm của phương pháp này là kết hợp được hai yêu cầu cơ bản nhất khi giải một bài tập vật lý, rèn luyện tư duy cho học sinh trong quá trình giải bài tập và đảm bảo cho học sinh giải được bài tập đã cho.
Nhược điểm: Kiểu hướng dẫn này tùy thuộc vào trình độ và năng lực sư
23
sinh trong từng bước định hướng. Để khắc phục vấn đề đó giáo viên phải cân nhắc kỹ câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ học sinh.
Với những hình thức hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý chúng ta không nên theo một khuôn khổ nhất định, mà cần phải xem xét tùy thuộc vào nội dung kiến thức, đối tượng học sinh, yêu cầu của bài toán mà lựa chọn kiểu
hướng dẫn cho phù hợp.
1.8. Các hình thức dạy học về bài tập vật lý
1.8.1. Giải bài tập trong tiết nghiên cứu tài liệu
Bài tập được sử dụng trong tiết nghiên cứu bài tập mới có thể là các bài tập nêu vấn đề, đề xuất những vấn đề được nghiên cứu trong tiết học. Trong các tiết học này, các bài tập củng cố kiến thức, khái quát hóa những điều đã học thường hay sử dụng nhất. Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp:
Yêu cầu học sinh giải bài tập vào vở hoặc làm ra giấy. Gọi học sinh lên bảng và yêu cầu giải bài tập đã cho Yêu cầu các nhóm học sinh giải bài tập
Yêu cầu tất cả học sinh trong lớp làm bài tập cá nhân từ 10 đến 15 phút. Các biện pháp trên cho phép kiểm tra linh hoạt kiến thức của học sinh, tiết kiệm được thời gian. Các bài tập sử dụng khi nghiên cứu kiến thức mới cần phải ngắn gọn và phải kích thích được hứng thú học tập của học sinh.
1.8.2. Giải bài tập trong tiết luyện tập về bài tập
Trong tiết luyện tập giáo viên có thể dùng hình thức giải bài tập ở trên bảng để học sinh có thể theo dõi tiến trình giải và rút ra phương pháp giải bài tập. Giáo viên có thể cho học sinh tự giải bài tập vào vở để rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo vận dụng kiến thức của học sinh. Để phát huy tính tích cực trong học tập giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sư phạm sau:
Nêu mục đích của việc giải bài tập để cho học sinh thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc luyện tập giải bài tập. Giáo viên có thể sử dụng bài tập vui để kích thích hứng thú cho học sinh. Đôi khi đưa ra một giả thuyết hoặc giả định, đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau để thu hút sự chú ý đồng
24
thời kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Giáo viên cũng có thể sử dụng cá thí nghiệm vật lý nhằm minh chứng cho học sinh hiểu đầy đủ điều kiện của bài tập. Ngoài ra người giáo viên cần biết kết hợp đúng đắn và hợp lý giữa làm việc tập thể và cá nhân ở trong lớp. Ví dụ có thể cho học sinh thảo luận nhóm và thi giải bài tập nhanh để dành phần thưởng. Như vậy giáo viên đã tạo cơ hội cho cá nhân xuất sắc được bộc lộ trong giờ bài tập.
1.8.3. Giải bài tập trong tiết ôn tập, tiết củng cố kiến thức
Trong tiết ôn tập giáo viên cần cho học sinh nhắc lại kiến thức đã học,
sau đó phân dạng bài tập để học sinh nắm được nội dung và phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập. Có thể giáo viên cho học sinh giải một số bài tập ví dụ ở trên lớp nhằm kích thích tư duy và khả năng làm việc tự lực của học sinh.
Để tiết ôn tập, củng cố kiến thức có hiệu quả giáo viên cần chuẩn bị chu
đáo bài tập cho học sinh. Nội dung các bài tập phải rõ ràng, chi tiết và số liệu có trong bài tập phải phù hợp với thực tế.
1.8.4. Giải bài tập trong các buổi ngoại khóa
Ngoài việc hướng dẫn cho học sinh học và giải bài tập trong các giờ
chính khóa thì một hình thức phổ biến thường sử dụng trong các trường phổ
thông là công tác ngoại khóa về vật lý là: Một số buổi ngoại khóa là tập trung giải bài tập theo nhóm. Việc tổ chức nhóm giải bài tập có tác dụng trực tiếp
đến kết quả học tập của học sinh. Công việc tổ chức ngoại khóa và tổ chức nhóm giải bài tập đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và có tính sáng tạo mới có khả năng thu hút và làm cho học sinh cảm thấy hấp dẫn. Có như
vậy mới đạt kết quả cao.
1.9. Phát triển tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh
1.9.1. Tính tích cực và tự chủ
Tích cực, tự chủ trong học tập là hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của
người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ
thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tính tích cực trong học tập thể hiện qua các cấp đột từ thấp đến cao: bắt chước, tìm tòi, sáng tạo. Việc
25
phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ
và yêu cầu đối với giáo viên trong quá trình dạy học.
1.9.2. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở
nhiều nước để chỉ phương phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
1.9.3. Các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là đối tượng của hoạt
động “dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ mà không thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp đặt.
Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người.
Khi đó kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên nhiều lần. Vì vậy, ngày
nay người ta cần nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động. Vấn đề phát triển tự học
được đặt ra ngay trong trường phổ thông. Học sinh không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà còn tự học cả trong giờ học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học tư duy của học sinh không đều nhau. Khi áp dụng
phương pháp tích cực, người giáo viên buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi bài học được thiết kế
thành một chuỗi công việc độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ
26
trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò
Việc đánh giá nhằm nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò, đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Phương pháp tích cực dùng để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở
yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
1.9.4. Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực
Để thúc đẩy dạy học tích cực cần phải chú ý các yếu tố sau đây:
Không khí học tập và các mối quan hệ trong lớp và trong nhóm
Cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện, mang tính kích thích
như cách bố trí bàn ghế hợp lý, đẹp mắt, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học... Có thể cho phép các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như kể
chuyện vui, chuyện hài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Cần có sự phù hợp với mức độ phát triển của học sinh:Trong quá trình
dạy học người giáo viên cần phân hóa được học sinh về nhịp độ học tập và trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên có thể quan sát học sinh học tập
trên cơ sở đó tìm ra phong cách, sở thích học tập của từng học sinh để thuận tiện trong việc trao đổi với học sinh về nhệm vụ học tập.
Sự gắn bó giữa học và hành: Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc với tình huống thực, vật thực trong tự nhiên và trong cuộc sống. Song song với việc đó giáo viên cũng cần biết sử dụng các công cụ
dạy học hấp dẫn để “đưa” học sinh lại gần đời sống thực tế.
Trong quá trình dạy học cần chú ý đến mức độ và sự đa dạng của hoạt
27
hoạt động giảng dạy và nhiệm vụ học tập để có thể đảm bảo thời gian thực hành nhằm làm phong phú thêm các nội dung trong quá trình học tập.
1.10. Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy giải bài tập vật lý ở một sốtrường THPT hiện nay trường THPT hiện nay
1.10.1. Đối tượng và phương pháp điều tra
·Đối tượng:
Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy giải bài tập vật lý ở trường phổ thông hiện nay chúng tôi đã lựa chọn trường
THPT trên địa bàn huyện Thiệu Hóa- tỉnh Thanh Hóa cụ thể là trường THPT
Lê Văn Hưu. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu thực trạng về tình hình dạy và hoạt động dạy bài tập phần Phóng xạ và năng lượng liên kết.
Tìm hiểu những khó khăn và sai lầm học sinh thường mắc phải khi giải bài tập phần Phóng xạ và năng lượng liên kết, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến những sai lầm của học sinh và từ đó chúng tôi xin đề xuất phương án
khắc phục.
·Phương pháp điều tra:
- Điều tra giáo viên: Sử dụng phiếu điều tra (số lượng giáo viên: 12), trao
đổi trực tiếp, dự giờ giảng, xem giáo án.
- Điều tra học sinh: Sử dụng phiếu điều tra (số lượng học sinh: 90), quan sát học sinh trong giờ học, kiểm tra khảo sát, phân tích kết quả.
Bảng 1.1. Kết quả điều tra giáo viên trường THPT Lê Văn Hưu – Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Kết quả điều tra giáo viên
Ý kiến của giáo viên Ghi chú STT Nội dung câu hỏi A B C D 1 Câu 1 38,8% 25,3% 12,6% 23,3% Câu 3 46,6% 38,2% 15,2% 2 Lý do chính:
28
+ Nhiều giáo viên cho rằng lượng kiến thức phần phóng xạ và năng lượng liên kết hạt nhân không nhiều.
+ Bài tập phần phóng xạ và năng lượng liên kết hạt nhân có nhiều kiến thức mới, liên quan đến các số liệu nhỏ, lẻ của hạt nhân nguyên tử, kiến thức toán học... làm học sinh dễ nhầm lẫn. 3 Câu 4 12,4% 46,7% 23,9 17%