Hệ thống các kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh phổ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 28)

trong dạy học Vật lí

1.2.1. Khái niệm kĩ năng

Theo Từ điển tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế; kĩ xảo là khả năng đạt đến mức thuần thục; năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên, sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Như vậy kĩ năng và kĩ xảo thuộc cùng một phạm trù, chỉ khác nhau ở trình độ cao thấp, đó là phạm trù hoạt động học và làm, hay nói rõ hơn là hoạt động học tập các kiến thức và vận dụng chúng vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, coi đó là hành động cần thiết cho việc đạt được mục đích.

Kĩ năng là khả năng của con người thực hiện các hoạt động nhất định dựa trên việc sử dụng các kiến thức và kĩ xảo đã có [8, tr. 42]. Cơ sở tâm lý của kĩ năng là sự hiểu biết mối liên hệ tương hỗ giữa mục đích hoạt động, các điều kiện hoạt động và các cách thức thực hiện hoạt động. Nhờ quá trình luyện tập, một số kĩ năng nhất định có thể trở thành kĩ xảo.

Như vậy, có thể hiểu: Kĩ năng là khái niệm chỉ mức độ thành thạo (của chân, tay) khi thao tác lên một đối tượng vật chất nào đó (kĩ năng hành động). Hay kĩ năng là khái niệm chỉ mức độ linh hoạt của việc vận dụng một kiến thức vào việc giải một bài tập, một bài toán nào đó (kĩ năng trí tuệ).

1.2.2. Kĩ năng thí nghiệm cần rèn luyện ở học sinh THPT trong dạy học Vật líYêu cầu của chương trình giáo dục môn vật lí ở THPT, trong đó cần rèn

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 28)