· Các yêu cầu của một bài TNTHVL ảo
Trước hết, thí nghiệm ảo thuộc loại phần mềm dạy học nên phải đáp ứng
các yêu cầu của một phần mềm dạy học nói chung (như đã trình bày ở trên). Thứ hai, bài TNTHVL ảo phải đáp ứng đầy đủ những mục tiêu và nội
dung của một bài thí nghiệm thực hành Vật lí.
Thứ ba, với đặc trưng là một bài thí nghiệm thực hành ảo nên trong bài thí nghiệm, những yêu cầu đối với một thí nghiệm ảo phải thể hiện rõ và đặc
biệt phải đảm bảo tính thật và tính tương tác cao.
Thứ tư, phương pháp và hình thức tổ chức một bài thí nghiệm thực hành
ảo rất khác so với các thí nghiệm thực hành truyền thống. Hình thức tổ chức
loại thí nghiệm này thực hiện trên lớp đòi hỏi yêu cầu cao về thiết bị và tính
tương tác.
· Cấu trúc của một bài thí nghiệm thực hành Vật lí ảo.
Để đáp ứng yêu cầu tự học và tự đánh giá kết quả tự học, bài thí nghiệm
thực hành Vật lí ảo có thể được cấu trúc thành 3 phần chính:
+ Mô đun 1: Kiểm tra kiến thức lý thuyết .
Phần này được thực hiện thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Nội dung các câu hỏi liên quan đến các vấn đề sau:
- Kiến thức Vật lí liên quan đến bài thí nghiệm.
- Học sinh tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm
- Chọn phương án làm thí nghiệm
- Lắp mạch điện theo hướng dẫn
+ Mô đun 2: Thực hiện thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm. - Thu thập số liệu.
- Kết luận
Mô đun 3: Bổ sung phương án thí nghiệm
Đây là phần huy động tính sáng tạo, tự lực suy nghĩ của học sinh khi làm thí nghiệm thực hành Vật lí. Trong phần này học sinh sẽ được nghiên cứu một phương án mới. Bằng cách trả lời các câu hỏi mở rộng của giáo viên. Các câu hỏi cũng bị giới hạn thời gian trả lời, tùy từng câu hỏi mà có thời gian trả lời
khác nhau. Ở mỗi câu hỏi, học sinh sẽ được biết đáp án đúng ngay sau khi
thực hiện xong phần lựa chọn của mình hoặc khi thời gian cho phép đã hết.
Máy tính chỉ cho phép học sinh có duy nhất một lần làm và giới hạn thời gian
trả lời cho từng câu. Phần đánh giá được giáo viên thực hiện dựa vào kết quả
của 3 Môđun trên, vì vậy sau khi hoàn thành từng Môđun thí nghiệm, học
sinh phải làm động tác ghi lại tất cả các kết quả mà mình đã đạt được.
Để thiết kế bài thí nghiệm thực hành Vật lí ảo Chương dòng điện không đổi bằng cách phân tích các băng hình rồi dùng Flash MX lập trình tạo thành phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo hỗ trợ cho tiết thực hành Vật lí , ta sẽ tiến
hành thực hiện các công việc sau:
- Tiến hành quay video quá trình làm thí nghiệm theo 3 phương án, theo
từng bước cụ thể. Rồi sử dụng phần mềm công cụ Flash và một số phần mềm
hỗ trợ khác như Photoshop (sửa ảnh), Boilsoft Video Splitter (cắt video),
Format Factory (định dạng file video), ... để xây dựng bài thí nghiệm thực
hành ảo. Với đặc trưng là một bài thí nghiệm thực hành Vật lí cho nên những
yêu cầu cơ bản nhất về các giai đoạn thực hành thí nghiệm như lựa chọn phương án thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lý số liệu, đưa ra các dự đoán, kết
luận cần thiết, ...,phải được thể hiện rõ trong bài thí nghiệm ảo. Ở đây phần vẽ đồ thị ta dùng Excel là đơn giản nhất cho tất cả các giáo viên, vì đối với Flash MX để vẽ đồ thị thì rất phức tạp, mỗi thí nghiệm lại phải xây dựng một
modun khác nhau, vì vậy sẽ rất phức tạp cho giáo viên khi chuẩn bị bài. (Ở đây xin đưa ra những phương án đơn giản nhất đối với giáo viên có chút ít
kiến thức về tin học đều có thể tự làm ra phần mềm hỗ trợ cho bài dạy của
mình).
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến bài thí nghiệm thực hành nhằm mục đích kiểm tra kiến thức lý thuyết người học trước khi họ tiến hành thí nghiệm. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm này cũng sẽ được xử lý bằng phần mềm công cụ Flash, người học lựa chọn phương án trả
lời và tự mình kiểm tra, đánh giá được kết quả nhờ phần mềm chấm điểm
ngay trên máy vi tính.