Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 94 - 97)

Thông qua việc trực tiếp hướng dẫn thực hành thí nghiệm ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, qua việc trao đổi với học sinh sau các giờ thực hành và trong các giờ thực hành tôi nhận thấy:

-Ở lớp đối chứng: Tôi tiến hành hướng dẫn thực hành theo phương pháp hiện đang dùng ở các trường THPT, tức là học sinh được phân thành từng nhóm nhỏ cùng với thí nghiệm thật và tiến hành thí nghiệm thực hành theo các bước đã được giáo viên hướng dẫn và học trong SGK từ trước. Giờ thí nghiệm thực hành diễn ra khá sôi nổi, trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh có điều kiện trao đổi với nhau hoặc xin sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực hành khi họ gặp khó khăn. Tuy nhiên giờ thực hành thí nghiệm được tổ chức theo hình thức này thể hiện những tồn tại như sau:

+ Giáo viên hướng dẫn thực hành rất vất vả khi theo dõi và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị thí nghiệm, cách lắp đặt, bố trí dụng cụ cũng như cách thu thập, xử lý số liệu mặc dù những điều đó đã được hướng dẫn rất cụ thể trong giờ học trước đó và đọc trong SGK.

hiện được tất cả các phương án thí nghiệm theo yêu cầu, các học sinh phải thực hiện rất nhiều lần đo đạc, thu thập, xử lý nhiều loại số liệu khác nhau. Thêm vào đó, trong quá trình làm thí nghiệm học sinh chỉ chăm chăm xem giáo viên đã hướng dẫn bảo làm những việc gì thì các em làm những việc đó, và thường lại quên rất nhiều và trao đổi hỏi nhau mất rất nhiều thời gian. Tất cả những điều này khiến học sinh thụ động, sao nhãng không chú ý trong quá trình làm thí nghiệm, hạn chế những hoạt động độc lập, tự lực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

+ Phần thực hiện thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 1 tiết học (45 phút) và một vài nhóm học sinh không hoàn thành hết những phần việc phải thực hiện trong nội dung yêu cầu của SGK và của giáo viên đưa ra.

+ Vì phải tập trung quá nhiều thời gian và sức lực cho việc thực hiện lắp ráp thí nghiệm, chỉnh sửa khi bị lỗi, cho nên khi thực hiện việc đo đạc, tính toán, xử lý số liệu, ghi kết quả dễ có sai lầm, hay bị lúng túng, không còn tự tin khi làm thí nghiệm nữa, không phát triển năng lực tốt, trả lời cũng qua loa các câu hỏi.

- Ở lớp thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong một phòng máy tính, hai học sinh làm trên một máy tính đã cài sẵn phần mềm thí nghiệm.

+ Ở tiết hướng dẫn thứ nhất trên phòng máy tính cho tất cả các học sinh một số em chưa quen với việc sử dụng thí nghiệm thực hành Vật lí ảo hoặc kỹ năng sử dụng máy tính hạn chế có gặp chút khó khăn nên trong quá trình hướng dẫn thực hiện thí nghiệm cũng mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên hiện nay học sinh THPT có kỹ năng sử dụng máy tính rất tốt và cũng khá quen với các phần mềm thí nghiệm ảo nên cũng thuận lợi. Phần còn lại của giáo viên là hướng dẫn các em làm quen dần với các thao tác thu thập số liệu trên máy tính ứng với các phần của thí nghiệm thực hành Vật lí ảo. Các em được tìm hiểu các bước thí nghiệm, tìm hiểu phương án thí nghiệm thông qua thí

nghiệm ảo. Các em được rèn luyện thuần thục các bước, các em được làm đi làm lại nhiều lần.

+ Tiết thứ 2 học sinh đã có thể độc lập hoàn toàn và sử dụng thí nghiệm thật một cách linh hoạt. Giáo viên đỡ mệt và đỡ bận rộn hơn, chỉ cần xử lý những lỗi nhỏ, không cần phải chỉ dẫn từng chút một như khi các em ở lớp đối chứng. Giờ thực hành diễn ra trong không khí vui vẻ, không căng thẳng, không bỡ ngỡ, học sinh không phải trao đổi nhiều vì ai cũng được biết và đã làm quen, mỗi học sinh đều tập trung cao độ vào bài thực hành của nhóm, tự các em trong nhóm có thể giúp đỡ nhau để bài thực hành hoàn thành với kết quả tốt nhất.

+ Giáo viên hướng dẫn thực hành không mất thời gian cho việc giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn cách lắp đặt, bố trí thí nghiệm như phương pháp thực hành áp dụng cho lớp đối chứng. Giáo viên có nhiều thời gian để quan tâm hơn đến hoạt động sáng tạo của học sinh, chủ động điều khiển hoạt động học của học sinh theo hướng tích cực. Giáo viên dễ dàng hơn trong việc quản lý toàn bộ học sinh, có điều kiện quan tâm đến nhiều học sinh khác nhau trong lớp học để phát hiện những ưu điểm của họ.

+ Trong một khoảng thời gian ngắn của 1 tiết học 45 phút làm thí nghiệm, có những học sinh đã thu được tất cả những số liệu cần quan tâm, vì thời gian được dùng chủ yếu trong phần thực hiện thí nghiệm chỉ là thu thập các bảng số liệu cơ bản, từ các bảng số liệu cơ bản này, dựa vào mục đích thí nghiệm mà các em có thể dễ dàng lập được những bảng số liệu về các mối quan hệ giữa các đại lượng khác hay đồ thị thực nghiệm tương ứng vì những thao tác xử lý số liệu đều đã học và làm quen từ tiết trước trên phòng máy tính tính, tiết này làm lại với số liệu thực, còn cách làm tương tự. Chính vì vậy mà so với lớp đối chứng, học sinh lớp thực nghiệm chủ động hơn, hoạt động tích cực, và có nhiều thời gian dành cho sáng tạo trong quá trình thí nghiệm thực hành. Học sinh sẽ phải suy nghĩ về những bảng số liệu, những đồ thị thực

nghiệm. Từ đó các em hình thành những phương án thí nghiệm, những cách sử dụng thí nghiệm sao cho phù hợp với từng mục đích thí nghiệm đề ra. Chính vì vậy mà các em tự tạo được cho mình niềm tin khoa học với môn Vật lí, thí nghiệm mà các em làm vừa dựa trên các thiết bị thực tế, vừa dựa trên phần mềm tin học hiện đại.

+ Cũng với hỗ trợ của thí nghiệm Vật lí ảo, giáo viên có thể xử lý nhanh được tình huống thí nghiệm thật của học sinh trong khi làm bị hỏng, các nhóm làm xong có thể đổi cho nhau để làm, hoặc cũng có thể cho học sinh lấy số liệu từ phần mềm (với bộ số liệu mới do giáo viên làm cho vào phần mềm, bộ số liệu này sẽ khác với bộ làm ở tiết 1, giáo viên có thể thay quả pin khác sẽ có số liệu khác), từ đó học sinh xử lý đồ thị rồi tính toán kết quả cần tìm.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 94 - 97)