Qua tìm hiểu tôi thấy:
Trường THPT Nguyễn Trung Ngạn, Ân Thi, Hưng Yên là một trường
nằm ở nông thôn xa trung tâm thành phố, nhưng cũng có truyền thống dạy và học tốt nhiều năm liên tục, có bề dày thành tích trong các kì thi tốt nghiệp, kì
thi học sinh giỏi Vật lí vừa qua đạt thứ 4 toàn tỉnh Hưng Yên, thi đại học cũng
có nhiều em đỗ các trường đại học danh giá trong toàn quốc như: ĐH Quốc
gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội, Thương Mại, Kinh tế Quốc dân, … Trường được trang bị một cơ sở vật chất khá hoàn thiện cho việc giảng dạy cũng như
học tập: Có phòng đa chức năng, phòng thí nghiệm cho các môn, phòng máy tính với nhiều máy tính mới, mạng wifi toàn trường, …
Thông qua các phiếu hỏi khảo sát ý kiến của 343 học sinh của khối 11.
Tổng hợp kết quả điều tra theo bảng 1.2
Bảng 1.2. Thống kê phiếu khảo sát học sinh THPT Nguyễn Trung Ngạn.
Mật độ Kĩ năng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Quan sát và phát hiện vấn đề 91,8% 8,2% 0% 0%
Đề xuất giả thiết. 80,7% 17,8% 1,5% 0%
Lập luận logic để suy ra hệ quả 70% 13,1% 15,2% 1,7% Xây dựng và thực hiện phương án thí
nghiệm. 65% 26,6% 6,4% 2%
Phân tích, xử lý và rút ra các quy
luật, định luật. 73,2% 18,3% 7% 1,5%
Quan sát các thí nghiệm trên phần
mềm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo 53,9% 16,1% 18% 12%
Tiến hành thí nghiệm trên các phần
mềm mô phỏng hoặc các thí nghiệm ảo
0% 53,8% 24,2% 22%
Qua quan sát các giờ dạy và kết quả điều tra cho thấy, việc quan sát và
thuyết thường được quan tâm nhiều hơn. Trong khi những kĩ năng cũng rất
cần thiết như là xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm; phân tích, xử lý
và rút ra các quy luật, định luật chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các kĩ năng khác. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, chúng tôi tìm hiểu cơ
sở vật chất phục vụ môn học Vật lí, cụ thể là phòng thí nghiệm và trao đổi với
giáo viên bộ môn. Kết quả như sau:
Tài liệu học tập của học sinh chủ yếu là SGK phổ thông, tài liệu hướng
dẫn thực hành do giáo viên biên soạn, một số phần mềm có sẵn được lập trình chia sẻ trên mạng, và bài giảng điện tử đã được giáo viên sử dụng.
Các phòng học được xây dựng một cách khoa học, thoáng, mát và rộng,
tạo điều kiện tối đa cho người học.
Có các phòng học chuyên dụng như phòng học đa năng, phòng thí nghiệm Vật lí, hóa học, sinh học.v.v. với các trang thiết bị khá đầy đủ, phong phú. Nhưng cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm lại không có chuyên môn, thiết bị bảo trì không đúng cách dẫn tới dụng cụ thí nghiệm nhiều nhưng khi
thực hành thì nhiều bộ đã cũ và hỏng, gây ra một số hạn chế khi tiến hành thí nghiệm.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy có nhiều kinh nghiệm, đều xuất phát từ các trường sư phạm chính quy, được đào tạo bài bản. Nhưng do kiến thức tin học
còn hạn chế chỉ dừng lại ở mức soạn thảo văn bản, nên chưa thể tự mình tạo
ra các phần mềm ảo hỗ trợ cho tiết thực hành, và cũng không thể tìm được
phần mềm ảo trên mạng phù hợp với bài giảng. Vì những lý do đó mà các tiết
dạy thực hành chưa có sự hỗ trợ của phần mềm ảo, nếu có thì cũng chỉ mang
tính chất áp đặt từ người lập trình, máy tính đã tính sẵn, không giúp cho quá
trình tư duy độc lập của học sinh, không giúp rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Giáo viên và học sinh đã chuẩn bị thí nghiệm rất cẩn thận nhưng khi tiến
hành thí nghiệm học sinh làm không kịp dẫn đến lúng túng, không đủ thời gian để rèn luyện kĩ năng thực hành và học sinh sẽ bắt chước theo thao tác
của giáo viên.
Phương pháp dạy và học đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực
khiến tiết học trở nên hứng thú, nhưng vẫn còn một số học sinh học theo lối
thụ động và chưa tích cực. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi
tốt nghiệp và đề thi đại học hiện nay, chủ yếu kiểm tra lý thuyết và bài tập nên học sinh chỉ quan tâm đến lý thuyết và bài tập, ít chú trọng đến thực hành.
Nhìn chung đối với chương trình dạy và học Vật lí ở trường THPT
Nguyễn Trung Ngạn, giờ thực hành vật lý đã được chú trọng trong những năm gần đây, nhưng việc dạy và học còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng hết được vai trò của tiết thực hành Vật lí theo sách giáo khoa Vật lí của Bộ giáo
dục ban hành, học sinh học còn thụ động, chưa tích cực, chưa sáng tạo và
chưa tự lực, chưa có kĩ năng thực hành. Nguyên nhân chính không phải là do tiết thực hành Vật lí quá khó đối với học sinh và giáo viên, mà chỉ do chúng ta chưa biết cách tiếp cận, chưa có phương pháp đúng.
Kết luận chương 1
- Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong dạy học Vật lí, các nhà giáo dục đã khẳng định lợi ích to lớn của các hoạt động trong phòng thí nghiệm đối
với học tập Vật lí.
- Việc tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm Vật lí theo kiểu “tái tạo”
hạn chế tính sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Ngày nay, kiểu thực
hành thí nghiệm “tìm tòi” đã và đang được nghiên cứu triển khai phổ biến, mô
hình phòng thí nghiệm này có thể làm tăng hiệu quả quá trình dạy học Vật lí theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo.
- Việc rèn luyện kĩ năng thực hành trong thực hành Vật lí cho học sinh là cần thiết.
- Dựa trên lí luận dạy học nói chung, lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ
thông và các chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên THPT, tôi đã hệ thống hóa kĩ năng thí nghiệm cần hình thành ở học sinh trong dạy học vật lí ở trường
Trung học phổ thông.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính và các phần mềm đã và đang được sử dụng trong dạy học Vật lí nói chung và rèn luyện kĩ năng sử dụng thí nghiệm đem lại nhiều lợi ích.
- Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm Vật lí ảo hỗ trợ thực hành thí nghiệm và rèn luyện kĩ năng sử dụng TN trong DH vật lí cho học sinh có
vai trò: Cung cấp thông tin; Hướng dẫn quy trình thực hiện thí nghiệm; Hỗ
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ẢO HỖ TRỢTHỰC
HÀNH VẬT LÍ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
VẬT LÍ 11CƠBẢN THPT