Những khó khăn khi dạy và học thí nghiệm thực hành trong

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 61 - 62)

Dòng điện không đổi.

Trong khi giảng dạy bài thực hành của Chương dòng điện không đổi, tôi

cũng xin ý kiến thêm của giáo viên trong tổ cùng học sinh khối 11 và thu nhận được một số khó khăn như sau:

Về giáo viên:

- Nhiều khi thí nghiệm rất nhiều nhưng thường xuyên hỏng, đo không

chính xác. Ví dụ như đồng hồ đa năng chỉ đo được khoảng vài phút là tự tắt,

số liệu đo được thay đổi không theo đúng quy luật của cơ sở lý thuyết, ... - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm vô cùng khó khăn. Gần như học

sinh chỉ là bắt chước giáo viên và làm theo, chưa có thời gian tự tìm tòi, tự

tìm hiểu để đưa ra phương án thí nghiệm.

- Học sinh xử lý số liệu khó khăn, mất thời gian với đồ thị, với thời lượng 45 phút không đủ vừa lắp mạch điện, vừa đo các đại lượng, vừa vẽ đồ

thị rồi tính toán, chưa kể bộ dụng cụ trục trặc.

- Không thể dự đoán được số liệu đo được đúng hay sai, chỉ khi đưa vào đồ thị mới thấy sai lệch không theo quy luật.

- Không được sử dụng thí nghiệm nhiều vì dụng cụ ít, không xử lý được

các tình huống xảy ra.

- Bộ dụng cụ hỏng nên số liệu sai dẫn đến không vẽ được đồ thị, không đưa ra được kết quả cần tính.

- Không được chuẩn bị làm thử thí nghiệm trước ở nhà, trên lớp giáo

viên không có thời gian hướng dẫn nhiều, lớp lại đông.

- Có những học sinh còn chưa được sử dụng hay chạm vào thí nghiệm, vì một nhóm có đến 7 – 8 người mà chỉ có một bộ thí nghiệm.

Vậy là với cách học và cách dạy như hiện nay đã làm cho giáo viên thực

sự rất vất vả trong 2 tiết thực hành và học sinh thì không thu lượm được nhiều

kiến thức cũng như không có đủ thời gian để rèn kĩ năng thực hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phần mềm thí nghiệm vật lý ảo hỗ trợ thực hành vật lý chương dòng điện không đổi vật lý 11 cơ bản trung học phổ thông. (Trang 61 - 62)