Sự xuất hiện của người nước ngoài tại Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 36 - 42)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.Sự xuất hiện của người nước ngoài tại Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế

2.1. Sự xuất hiện của người nước ngoài tại Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX kỷ XIX

Như chúng ta đã biết, từ thời thuộc vương quốc Chămpa, Hội An đã là một

trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa bật nhất của vương quốc này với cái tên Đại

Chiên Hải Khẩu, nó góp phần không nhỏ vào sự hưng thịnh của kinh đô Trà Kiệu và Chămpa trong suốt một thời gian dài. Và sau này, đến cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, do nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng cửa sông có mực nước ăn sâu vào đất liền khoảng 5 km, lại được dãy Cù Lao Chàm trên biển chắn sóng rất an toàn nên Hội An trở thành cảng thị rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến và trao đổi hàng hóa. Từ đây, Hội An tiếp tục sứ mệnh trở thành thương cảng quốc tế bậc nhất của Đàng Trong và của các nước. Có thể khẳng định, trong hai thế kỷ XVI - XVII là thời gian cực thịnh của thương cảng này. Ở đây có vừa là nơi trao đổi, buôn bán. Vừa là nơi tiếp xúc, giao lưu văn hóa của nước ta với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự có mặt ngày càng nhiều của người nước ngoài cũng là một trong những biểu hiện chính cho những điều đã nói trên.

Có thể khẳng định một điều rằng, người nước ngoài đầu tiên có mặt trên đất Hội An đó chính là người Hoa, minh chứng cho điều này là từ khi Hội An thuộc quyền quản lý của Chămpa thì qua các di chỉ khảo cổ để lại, các nhà khảo cổ học đã tìm được những đồng tiền Ngũ Thù, Vương Mãn thời nhà Hán. Chứng tỏ người Hoa đã có mặt ở đây từ rất sớm để giao lưu, buôn bán với cư dân bản địa. Hai đồng tiền này nằm ở hai thời kỳ khác nhau nên ta có thể suy ra một điều là hoạt động buôn bán này không hề đứt đoạn mà xuyên suốt trong một thời gian dài. Như vậy, quá trình di cư của người Hoa đến Hội An là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt nhiều thế kỷ.

Thời kỳ này, Nhật Bản đã thống nhất đất nước và cho phép thương nhân Nhật vượt biển đi giao thương với các quốc gia trên thế giới, phần lớn họ đã tìm đến các cảng thị ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Siam (Thái Lan), Philippines, Đại Việt (Việt Nam),...

36

Vào thế kỷ XVI, lệnh “Bế quan tỏa cảng” từ đầu triều đại nhà Minh cũng được hủy bỏ (1567), nhà nước Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho thương nhân Trung Hoa ra nước ngoài buôn bán, đã làm cho hoạt động thương mại trên biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên sôi động. Lúc này ở Đàng Trong (vùng đất mới khai phá của Đại Việt ở phía Nam), các chúa Nguyễn cũng cùng lúc ban hành nhiều chính sách khuyến khích thương nhân ngoại quốc đến Đàng Trong buôn bán, nhằm phát triển kinh tế và củng cố quyền lực chính trị của mình. Để thu hút thương nhân ngoại quốc, chúa Nguyễn cho phép họ được chọn đất, cất nhà, xây dựng đình, chùa, hội quán, và kết quả là nhiều khu phố của thương nhân Trung Hoa và thương nhân Nhật Bản hình thành trên mảnh đất Hội An. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo phong tục, tập quán của mình. Năm 1618, giáo sĩ dòng Tên người Ý là Cristophoro Borri đến Đàng Trong, ông viết khá rõ về

Hội An thời bấy giờ: "Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến

độ có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy".

Giữa thế kỷ XVII, ở Trung Quốc, người Mãn lật đổ nhà Minh, lập nên nhà Thanh, và bắt buộc nhân dân trong toàn quốc phải cạo tóc, thắt bím, ăn mặc như

người Mãn. Đến năm 1661, Thanh triều lại ban bố lệnh "cấm hải", "di huyện dời

dân" nên dân chúng ở Sơn Đông, Hà Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông và các hải đảo phải di dời vào đất liền cách bờ biển từ 15 đến 20 km. Chính những biến động này, đã đưa các di thần triều Minh cùng với tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, tù nhân, dân nghèo,... rời bỏ quê hương ra nước ngoài làm ăn sinh sống. Những đợt di cư này đưa họ đến các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Được phép của chúa Nguyễn, họ định cư và hòa nhập vào đời sống của những người Hoa đến trước, hình thành nên những tổ chức làng xã của cộng đồng người Hoa ở Hội An.

Quá trình có mặt của Người Hoa là vậy và tiếp sau người Hoa là sự xuất hiện gần như cùng lúc của người Nhật bản ở Hội An.

Người Nhật là người có mặt thứ hai ở Hội An, họ xuất hiện sớm trong khoảng thể kỷ XVI. Cụ thể là sau khi thống nhất Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi thi

37

hành nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế. Năm 1592, ông ban lệnh Châu Ấn (Gosyuin-Jo), cho phép thuyền nhân Nhật được vượt biển đi giao thương với các quốc gia trên thế giới, phần lớn họ đã tìm đến các cảng thị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Hội An (Đàng Trong). Thời kỳ này, các hoạt động thương mại chủ yếu diễn ra trên biển nên phải phụ thuộc vào chế độ gió mùa.

Đến đầu thế kỷ XVII, thương cảng Hội An bổ sung một số lượng lớn người Nhật di cư đến. Nhất là năm 1614, khi Chính phủ Nhật tiếp tục ban hành lệnh cấm đạo và trục xuất giáo sĩ phương Tây ra khỏi Nhật Bản. Những giáo dân Nhật đã tìm đến các quốc gia có giáo sĩ phương Tây cư trú như: Hải Nam (Trung Quốc), Siam (Thái Lan), Việt Nam,… Lúc này ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã thi hành một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của đạo Thiên Chúa, nhưng trong một chừng mực nhất định, vì muốn phát triển Quảng Nam nên chúa Nguyễn đã cho phép họ được truyền đạo tại Hội An.

Như vậy ta có thể thấy được, Người Hoa và Người Nhật là hai người nước ngoài có mặt sớm nhất ở Hội An. Họ xuất hiện ở Hội An bởi nhiều lý do, trong đó có hai lý do chính đó là: Thứ nhất, họ tránh xa những biến động, khủng hoảng từ nền chính trị trong nước, chạy ra khỏi vùng đất mà khi họ ở lại sẽ không an toàn cho cả họ và gia đình họ. Thứ hai, họ muốn tìm một thị trường để giao lưu, trao đổi buồn bán hàng hóa và thứ ba là họ muốn tìm một vùng đất mới để định cư, sinh sống lâu dài.

Bên cạnh sự xuất hiện của người Trung Quốc (người Hoa) và người Nhật Bản thì sự có mặt có người phương Tây ở Hội An cũng đã góp phần tác động tích cực cho sự phát triển và hưng khởi trong hoạt động thương mại tại đây trong suốt nhiều thế kỷ, nhất là từ sau phát kiến địa lý đến cuối thế kỷ XVIII.

Vào thế kỷ XV, các cuộc phát kiến địa lý bắt đầu diễn ra mạnh mẽ bởi người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nổi bật hơn cả là hành trình qua mũi Hảo Vọng (châu phí) đến Ấn độ của Vasco de Gama vào năm 1497 và đây cũng là mốc mở đầu cho một giai đoạn mới trong giao lưu văn hóa Đông - Tây, sự trao đổi mạnh mẽ giữa người phương Tây với Hội An. Và từ điều kiện địa lý và lịch sử của Hội An cũng

38

như những chuyển biến của lịch sử phát triển văn hóa Châu Âu trong thời kỳ Trung - Cận đại đã dẫn đến hệ quả là người Phương Tây có mặt ở Hội An khá sớm.

Khoảng từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, người phương Tây đã lần lượt có mặt ở Châu Á trong đó có Hội An của chúng ta. Người phương Tây đến với Hội An có nguồn gốc từ nhiều nước như Bồ Đào Nha, Anh, pháp,....và mỗi nước họ sẽ hướng đến những mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung đều vì: truyền giáo, thương mại và kèm theo những ý đồ xâm lược với những hành động quân sự.

Trong lĩnh vực truyền giáo: Trước thế kỷ XVII, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Việt là Phật giáo, tín ngưỡng thờ Tổ tiên đã được những người đi mở đất mang đến Hội An. Trong quá trình sinh sống, cộng cư, người Việt cũng có sự tiếp thu tín ngưỡng thờ Yàng (Thiên Y A Na) của ChamPa. Đến khi người Phương Tây có mặt ở Hội An thì xuất hiện thêm một tôn giáo mới đó là Thiên Chúa giáo.

Đầu tiên là vào năm 1523, Duark Coelho đã đến đảo Cù Lao Chàm tạc lên một hình thánh giá lớn để làm lưu niệm. Sau đó, vào ngày 18/01/1615, các linh mục Francisco Buzomi, Diego Cavarlho và thầy Antonio Dias là những đầu tiên đến truyền giáo ở Đàng Trong mà đầu tiên là ở Hội An. Trong đó cha Buzomi đã làm lễ rửa tội cho 10 người. Vào năm 1624, các giáo sĩ đã lập được ba cơ sở truyền giáo ở Hội An, Thanh Chiêm và ở Nước Mặn thuộc tỉnh Bình Định. Đến năm 1639, Đàng Trong đã có 15.000 tín đồ và năm 1644 là 1000 tín đồ. Đồng thời ở Hội An đã có 2 giáo đường và đây là những giáo đường đầu tiên của Đàng Trong. Trong đó có một giáo đường có vị trí ở Khu lò mổ - đường Nguyễn Duy Hiệu, phường Sơn Phong. Ngoài truyền giáo các giáo sĩ cũng là người trợ giúp đắc lực cho hoạt động thương mại của các thương nhân đồng hương, chủ yếu họ làm các công việc giữ gìn sổ sách, lợi dụng uy tín tôn giáo của mình để thu hút người Hội An buôn bán, hỗ trợ buôn bán.

Công giáo được truyền bá ở Hội An, Đàng Trong đã đem lại sự hoài nghi về một tư tưởng mới, xa lạ với truyền thống văn hóa Đông Á nhưng vẫn được các Chúa Nguyễn cho phép tồn tại và phát triển là do muốn được sự hỗ trợ trang bị vũ khí hiện đại để phục vụ cho chiến tranh. Ngoài ra, còn có hai nguyên nhân khác là các

39

giáo sĩ đã khéo chinh phục cảm tình của các chúa, quan đại thần bằng việc tặng những đồ vật lạ có giá trị và nhờ có tri thức về khoa học nên thường được các chúa tin. Cùng với sự có mặt của Thiên chúa giáo ở Hội An là nhiều lễ hội, lễ nghi Thiên chúa giáo được hình thành như lễ rửa tội, lễ phục sinh, lễ Noel được du nhập vào Việt Nam mà Hội An là một trong những nơi đón nhận đầu tiên và vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Trong lĩnh vực thương mại, người phương Tây đến Hội An buôn bán từ nửa cuối thế kỷ XVI. Theo Li Tana thì người phương Tây đầu tiên đến với Đàng Trong có thể là người Bồ Đồ Nha.

Theo GS. Lê Văn Hảo có viết: "Năm 1516 Fernand Perez, năm 1524 Duatre

Coelho người Bồ đã lần lượt đến Đại Việt để khảo sát một số vùng biển. Năm 1535, Antonio De Faria cho tàu tiến vào vịnh Hàn rồi chú ý ngay đến vị trí ưu tú của vùng biển Cửa Đạ. De Faria là người đầu tiên nói đến Faifo (Hội An)" [23,Tr.57]. Dựa vào khảo sát của Faria trước đó, thưng nhân người Bồ Đào nha bắt đầu đến buôn

bán ở Hội An từ năm 1540. Đến khoảng đầu thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha đã

được chúa Nguyễn cho phép xây dựng phố ở Đà Nẵng để buôn bán. Hoạt động thương mại của phương Tây nổi bậc nhất ở Hội An là công ty Đông ấn - Hà Lan, công ty này được các chúa Nguyễn 3 lần cho phép lập thương điếm tại Hội An vào các năm 1636, 1651, 1738 - 1765. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Chúa Nguyễn và người Hà Lan có nhiều mâu thuẫn vì một số hành động quân sự của người Hà Lan với Đàng Trong nên thương gia Hà Lan đã bị các chúa Nguyễn trục xuất nhiều lần. Tiếp theo là người Anh đến Hội An nhiều lần để trực tiếp buôn bán hoặc đàm phán thương mại với các chúa Nguyễn nhưng đều thất bại bởi sự cạnh tranh của các thương nhân tại chỗ hay sự không chấp nhận của Chúa Nguyễn và do chiến tranh.

Riêng với người Pháp thì mãi đến năm 1742, Dumont - một thương gia Pháp mới đến Hội An bàn việc thương mại và kèm theo đó những toan tính xâm lược. Sau đó không lâu, giáo sĩ Piere Poivre được chính phủ phái đến truyền giáo và khảo sát phục vụ cho mục đích xâm lược Đàng Trong của Pháp. Hiểu được những tâm ý thực dân của Pháp, chúa Nguyễn đã không cho phép người Pháp mở thương điếm Hội An.

40

Trong lĩnh vực quân sự, người Bồ Đào Nha đến Hội An đầu tiên và họ cũng sớm có tư tưởng thực dân tại Đàng Trong. Năm 1535, thuyền trưởng Antonio De Faria đến vùng biển Hội An, Đà Nẵng, ông thấy sự phát triển của các thương cảng này nên có ý định chiếm đóng để biến Hội An - Đà Nẵng trở thành thành phố Goa, Malacca như người Bồ từng làm nhưng họ đã không thành. Vì lợi ích kinh tế, người Hà Lan thiết lập quan hệ thương mại với Đàng Trong và cả Đàng Ngoài. Đồng thời dựa vào mẫu thuẫn giữa Chúa Trịnh với Chúa Nguyễn tạo ảnh hưởng. Lấy cớ là ngày 26/11/1641 người của Chúa Nguyễn đã cướp mất hai tàu chở đầy hàng hóa bị bão đánh dạt vào bờ biển Đàng Trong, người Hà Lan đã tiến đánh Qui Nhơn vào năm 1642 và phối hợp với quân Đàng Ngoài đánh chiếm vùng biển Đàng Trong nhưng cả hai lần đều bị quân của Chúa Nguyễn đánh bại. Người Pháp cũng vậy, họ cũng tỏ ra tích cực trong việc chuẩn bị cho những ý đồ thực dân. Năm 1742, Dumont đến Hội An đã có ngay ý tưởng chiếm Cù Lao Chàm, mở thương điếm, quản lý hoạt động cảng Hội An. Sau đó, chính phủ Pháp phái giáo sĩ Piere Poivre đến Hội An, Đàng Trong khảo sát, điều tra tình hình. Kết quả là vị giáo sĩ này đã có những báo cáo hết sức sâu sắc, chi tiết về mọi mặt của Đàng Trong. Tuy nhiên do Chúa Nguyễn đã đề phòng và từ chối ý đồ lập thương điếm tại Hội An của người Pháp. Cho nên mãi đến giữa thế kỷ XIX, người Pháp mới trở lại xâm lược Việt Nam.

Nhìn chung, người Phương Tây đến với Hội An có nhiều mục đích khác nhau: Thương mại, truyền giáo, quân sự, cai trị chính trị... Nhưng với lý do nào đi nữa, sự có mặt của người Tây cũng là cơ sở trực tiếp phổ biến, giao lưu văn hóa Phương Tây ở Hội An qua đó tạo ra đặc trưng nổi bật của văn hóa Hội An là mang đậm dấu ấn giao hòa văn hóa Đông Tây tại thương cảng, đô thị Hội An. Đồng thời, sự có mặt của người Phương Tây cũng tạo điều kiện cho sự đa dạng và phong phú trong hoạt động kinh tế nơi đây và họ cũng có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp.

41

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 36 - 42)