Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 46 - 59)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp

Có thể khẳng định, đây chính là ngành kinh tế chính đã nâng Hội An trở thành một cảng thị bậc nhất Đàng Trong và khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Từ đây, Hội An trở thành nơi giao lưu văn hóa Đông - Tây, là nơi thương trường khốc liệt với sự cạnh tranh của các thương nhân cũng như những người làm kinh tế. Hàng hóa được vẫn chuyển đến và đi hằng này, tấp nập và đông đúc, tạo nên một bức tranh kinh tế thưng nghiệp Hội An vô cùng đa dàng và phong phú. Và thương nghiệp cũng là nét nổi bật trong các ngành kinh tế của Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.

Người Hoa, thời kỳ này Hội An là một trong những thương cảng có vị trí địa

lý thuận lợi, nằm trên các con đường giao thương quốc tế trên biển nổi danh lúc bấy giờ như "con đường tơ lụa", "con đường gốm sứ",... Thương thuyền từ Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Siam (Thái Lan), Campuchia,... đổ xô đến buôn bán. Hàng hóa từ khắp các miền nam, bắc, từ cao nguyên đến biển khơi, và từ nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia khác đều đổ về (hoặc

46

Trong và cả khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các thương nhân Trung Hoa sinh sống ở Hội An hoặc ở chính quốc đều muốn khai thác nguồn lợi này. Vì vậy, những hoạt động kinh tế thương nghiệp của người Hoa đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển của cảng thị Hội An.

Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, do chính sách "bế quan tỏa cảng" của chính

phủ Nhật Bản nên người Nhật ở Hội An suy giảm dần, lúc này thương nhân Trung Hoa tận dụng sự sa sút của người Nhật nên tràn sang khu vực cư trú của người Nhật trước đây và dần dần làm chủ thị trường thương mại ở thương cảng Hội An. Thuyền buôn của họ không chỉ "tung hoành ngang dọc" trên khắp các vùng biển của Đại Việt mà còn vươn đến nhiều cảng thị ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 18/8/1695,

thương nhân người Anh là Thomas Bowyear đến Hội An, ông thấy: "Các thuyền

mua (đem đến Đường Trong) từ Quảng-Đông: tiền đúc được lãi rất nhiều, cũng như hàng tơ lụa hoa các kiểu, lĩnh lụa, đồ gốm Trung Quốc, chè, kẽm, thủy ngân, nhân sâm, long não và các vị thuốc khác; từ Xiêm: lá trầu không, gỗ đỏ (dùng để nhuộm), sơn, xà cừ, ngà voi, thiếc, chì, gạo; từ Campuchia: thư hoàng (dùng làm thuốc vẽ), cánh kiến trắng, sa nhân, sáp, sơn, xà cừ, gỗ đỏ, nhựa thông, da trâu, da và gân hươu, ngà voi, sừng tê v.v…; từ Ba-ta-vi-a: bạc, bạch đàn, trầu không, vải cát bá đỏ và trắng, thuốc màu đỏ; từ Ma-ni: bạc, diêm sinh, gỗ đỏ, vỏ sò, thuốc hút, sáp, gân hươu. Còn "Đường Trong" bán ra: vàng, sắt, tơ và hàng dệt như lĩnh, lụa… kỳ nam, trầm hương, đường, đường phèn,…yến sào, hạt tiêu, bông…"[4,Tr,151].

Theo một số nhà nghiên cứu, từ năm 1647 - 1720, trong vòng 83 năm đã có 203 thuyền của thương nhân Trung Hoa khởi hành từ thương cảng Hội An đến Nhật, chiếm 30% tổng số thương thuyền của Hoa thương từ các nước ở khu vực Đông Nam Á đến Nhật: Đàng Ngoài 63 chiếc; Campuchia 106 chiếc; Thái Lan 138 chiếc; Malacca 8 chiếc; Jakata 90 chiếc,…[17]. Con số trên chỉ cho chúng ta thấy số thương thuyền của Trung Hoa từ Hội An đến Nhật trong một giai đoạn nhất định, nếu chúng ta có một thống kê chính xác và đầy đủ về tổng số thuyền buôn của Hoa thương từ Trung Quốc hàng năm đến Hội An và từ Hội An về Trung Quốc; tàu Trung Quốc từ các nước ở khu vực Đông Nam Á đến Hội An và ngược lại; và cả những tàu thuyền của thương nhân Trung Hoa từ Hội An đến các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới hoặc ngang qua biển Đông đã ghé vào Hội An mua bán,

47

tích trữ lương thảo, nước ngọt, thì con số đó chắc hẳn là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng hàng họ đem đến và mang đi là bao nhiêu thì khó có thể thống kê được.

Người Hoa đã bám theo các dãy, mỏm đất bồi nhỏ hẹp, sát mép những con sông hoặc ngay trên điểm giao lưu, hợp lưu của những con sông gần biển để làm nơi cư trú. Trong đó, quan trọng nhất là vùng hạ lưu nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn - tức là khu phố cổ Hội An hiện nay. Vì vậy, họ đã tận dụng được hết những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển thương mại. Việc trao đổi, mua bán các

loại hàng hóa của người Hoa diễn ra rất sầm uất ở thị cảng này. "Các vị khách Trung

Quốc đều tới mua hàng rất nhiều, dẫu có một trăm thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc cũng không thể chở hết được" [45,Tr.83]. Trong khi đó, các hàng hóa

người Hoa mang đến đây cũng "đều bán rất chạy, không một món hàng nào bị ế và

ứ đọng cả" [45,Tr.84]. Và khi vai trò kinh tế của người Hoa ngày càng tăng lên, họ đã được Chúa Nguyễn cho phép cư trú thành những khu vực riêng giống như là những "Đặc khu kinh tế" vậy.

Đến thế kỷ XVIII, Hội An vẫn là nơi tập trung hàng hóa của cả khu vực và người Hoa vẫn là một trong những thương nhân chính, điều phối mọi hoạt động thương mại ở cảng thị Hội An. Theo lời một thương gia họ Trần, người Quảng Đông

thì số lượng hàng hóa từ khắp nơi đổ về Hội An ngày càng phong phú: "Những

thuyền từ vùng Sơn-Nam trở về (Sơn Nam tức vùng Nam-Định), người ta chỉ mua được một món hàng-hóa là củ-nâu mà thôi. Thuyền từ kinh-thành Thuận-Hóa về, cũng chỉ mua được một thứ hàng là vị hồ tiêu mà thôi. Còn thuyền từ miền Quảng- Nam về, thì trăm thứ hàng hóa, thứ gì cũng có. Các thuyền từ các phiên-bang trở về, cũng không có nhiều hàng-hóa bằng thuyền từ Quảng-Nam về. Đại-phàm những hóa-vật được sản xuất từ các phủ Thăng-hoa, Điện-bàn, Qui-nhân, Quảng-nghĩa, Bình-khang cùng dinh-sở Nha Trang, chỗ thì người ta chuyên chở hàng hóa bằng thuyền theo đường thủy, hay chở bằng ngựa theo đường bộ, đều đổ xô dồn về phố cổ Hội-An cả. Ở nơi đây, vì các khách buôn Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dẫu có 100 chiếc thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc cũng không thể chở hết được'' [32,Tr.56].

Để tăng lợi nhuận, người Hoa tiến hành mua tận gốc, bán tận ngọn. Bên cạnh các cơ sở đại lý buôn bán giao dịch tại phố, thương nhân Hoa kiều còn đặt trạm thu

48

mua lâm hải sản tận các địa phương chuyên sản xuất, khai thác các mặt hàng mà họ cần như: trầm hương, sừng tê giác, ngà voi, xương hổ, gỗ; các hải sản có giá trị như ngọc trai, đồi mồi, ốc hương, yến sào, xà cừ, hải sâm, đường, tiêu, vàng, đá quí, hổ phách,… và cử bà con trong tộc đến trông nom, phụ trách. Hiện nay ở một số địa phương trong tỉnh Quảng Nam như Tam Kỳ, Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên,… vẫn còn dấu vết của các tộc họ Minh Hương, mà trước đây những nơi này từng là điểm thu mua hàng từ vùng cao chuyển xuống, từ hai miền Nam - Bắc để chuyển về cảng thị Hội An. Một số gia đình người Hoa ở tận Quảng Ngãi, Bình Định, Huế, vẫn còn lưu giữ gia phả cho rằng trước đây, ông bà của họ từng là một trong những người đại diện thu mua hàng cho các thương nhân người Hoa ở Hội An.

Đặc biệt, đa số người Hoa ở Hội An đều hoạt động kinh doanh, buôn bán, từ đó họ có nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực này, công thêm những thuận lợi về ngôn ngữ, tài ngoại giao nên một số thương nhân người Hoa ở Hội An được chúa Nguyễn giao nhiều trọng trách như: quản lý Ty Tàu vụ ở cảng thị Hội An, làm quan Cai bộ tàu để kiểm soát tàu thuyền nhập cảng, xuất cảng, thu thuế, cân đo, định giá hàng hóa, làm phiên dịch,…Một số người được phong chức cai phủ tàu hoặc được giao những trọng trách liên quan đến hoạt động thương mại, kinh tế, thậm chí là quân sự. Người Minh Hương làm rất nhiều chức dịch của xã hoặc của chính quyền địa phương, theo sổ đnh năm Thái Đức 11 (1788) cho thấy, số hương quan, hương chức của xã lên đến 506 người.

Bảng2.2.3: Thống kê tình hình hoạt động ngành nghề của cư dân làng Minh

Hương(Hội An) năm 1747 [35]:

STT Địa phương và nghề nghiệp Số lượng (hộ/người) Tỷ lệ %

1 Hộ buôn bán tại Phố Hội An 195 22.5

2 Hộ buôn bán tại Châu Kim Bồng 11 1.3

3 Hộ buôn bán tại châu Trà Nghiêu 86 9.9

49

5 Ở các cùng ven Hội An, không rõ nghề

nghiệp 250 28.9

6 Ở các phủ khác, không rõ nghề nghiệp 194 22.4

7 Nghiệm tàu, thông ngôn 34 3.9

8 Già yếu, cô quả, xuất gia 49 5.7

Tổng cộng 866 100%

Qua bảng thống kê trên, ta có thể khẳng định rằng người Hoa định cư ở Hội An coi buôn bán, thương nghiệp là ngành kinh tế chính. Các ngành nghề khác chỉ là phục vụ cho cuộc sống cũng như cộng đồng sinh sống tại bản địa.

Năm 1750, Robert Kirsop của công ty Đông Ấn Anh tới Hội An đã nhận xét:

“Đại đa số công chức là con cháu của nạn dân Trung Quốc, chạy loạn qua đấy, từ hồi đại lục bị người Thanh chiếm cứ”[23,Tr.76]. Cho đến thời Tây Sơn, người Hoa vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương nghiệp, xây dựng lực lượng và hậu cần của quân đội. Trong bản kê khai dân đinh xã Minh Hương ở Hội An năm 1788 hiện còn lưu giữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An thì một số người Hoa đã từng nắm giữ các chức vụ chủ chốt dưới thời Tây Sơn như: Tây Sơn Công bộc Đô đốc lý chiến tàu Mỹ Thiện hầu Lý Mỹ; Thuộc Nội cai bộ Ty Tàu vụ Lộc Đình hầu Hứa Hiến Thụy; Thuộc Nội cai cơ Thuần Miên hầu Trương Thuần Đức; Thuộc Nội khâm sai cai đội Tri Lễ hầu Thái Tri Lễ; Thuộc Nội cai phủ tàu Tại Đức bá Trương Cảnh Tại.

Các Hoa thương còn được triều đình nhà Nguyễn ủy nhiệm mua một số mặt hàng quý như thuốc Bắc, kinh sách, đồ sứ, các loại giấy, vải vóc, thuốc nhuộm màu, đồ mỹ nghệ ở Trung Hoa, Nhật Bản, Siam, Indonesia, Philippines,… Trong các văn bản của xã Minh Hương vào đầu thế kỷ XIX cho biết, một số thương gia người Hoa ở Hội An đã được triều đình Huế cử ra kinh đô để nhận chức "phố hộ" phụ trách việc buôn bán. Sự kiện này cho thấy vai trò của thương gia Hoa kiều trong việc phát triển cảng thị Hội An và một số thị tứ khác ở Đàng Trong trong những thế kỷ trước.

50

Người Nhật Bản,

Bên cạnh người Hoa, Người Nhật bản cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thương nghiệp của Hội An nói riêng và Đàng trong nói chung.

Năm 1567, Chính quyền Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách "bế quan tỏa cảng", cho phép thuyền buôn Trung Hoa đến các quốc gia ở Đông Nam Á để buôn bán, nhưng cấm giao dịch với Nhật Bản. Vì cần một số mặt hàng của Trung Quốc như: tơ lụa, đồ sứ, chì, cali-nitrat,… nên Chính phủ Nhật đã cử thương thuyền đến Đàng Ngoài, Đàng Trong (Việt Nam), Phnompenh và Pinhalu (Camphuchia), Ayuthya (Thái Lan) và Manila (Philippin),… nơi các thương nhân Trung Quốc thường đến mua bán để trao đổi hàng hóa. Để bảo vệ uy tín của mình, Chính quyền Nhật Bản quy định những tàu thuyền nào mang giấy phép có đóng Châu Ấn thì mới được đến các hải cảng ở nước ngoài, nếu không có giấy phép thì họ không được tham gia vào công việc kinh doanh trên. Trong bức thư của Tôkugawa Iêyasu gửi

cho Nguyễn Hoàng năm 1601, ông viết: "Thương gia Nhật Bản khi vượt biển đi

buôn bán xa xôi, không được vi phạm chính trị ở những quốc gia đi đến. Vì tôi suy nghĩ như thế nên xin Ngài yên tâm. Thương thuyền của quốc gia chúng tôi, khi đến Quý quốc đều mang theo văn thư có áp dấu Châu Ấn. Đây là bằng chứng mà tôi công nhận là thương thuyền".

Đầu thế kỷ XVII, số thuyền buôn Nhật Bản đến giao thương với Đàng Trong vượt xa số thương thuyền được cử đến Thái Lan, Camphuchia,… Căn cứ vào bảng thống kê điểm đến của thuyền Châu Ấn ở Đông Nam Á từ năm 1604 đến 1635 trong “Nghiên cứu phố Nhật ở Nam Dương” của Giáo sư Iwao Seiichi, chúng ta thấy tổng số giấy phép có đóng dấu của Chính phủ Nhật Bản được phát cho các thuyền buôn Nhật tới các hải cảng ở Đông Dương để mua bán là 356 chiếc: đến Đàng Trong 87 chiếc, chiếm 24,4%; Đàng Ngoài 37 chiếc (10,4%); Campuchia 44 chiếc (12,4%); Champa 6 chiếc (1,7%); Siam (Thái Lan) 56 chiếc (15,7%); Luzon 56 chiếc (17,7%); và các hải cảng khác là 49 chiếc (13,8%)[10]. Như vậy, số thuyền đến Đàng Trong (87 chiếc) đã chiếm ¼ tổng số thương thuyền Nhật (356 chiếc) đã tới các hải cảng ở Đông Nam Á trong vòng 31 năm. Ngoài ra, còn có các tàu đến Hội An không có giấy phép (trốn đi), hoặc những tàu qua lại trên biển Đông, đã ghé vào

51

cảng thị Hội An. Nó chứng tỏ địa vị đặc biệt mà cảng thị Hội An đã chiếm giữ trong lịch sử thương nghiệp thời cận đại ở khu vực Đông Nam Á.

Thời gian này, trên cơ sở học tập kỹ thuật đóng tàu của phương Tây, Nhật Bản có thể tự đóng những loại tàu có trọng tải tới 300 – 400 tấn, thậm chí có chiếc lên đến 600 tấn để hoạt động trên những vùng biển xa [11]. Do vậy, thuyền Châu Ấn có thể chở từ 4 – 5.000 kg tơ sống cùng với nhiều loại hàng hóa khác. Trung bình hàng năm, người Nhật mang đến Hội An khoảng 2.500 – 3.000 quan bạc, các loại vũ khí (gươm, giáo), hàng sơn, ngũ cốc, cá ngựa đồng, lưu huỳnh và những kim loại quí. Các mặt hàng này có lãi xuất cao, vì xứ Đàng Trong rất hiếm nên họ càng được sự ưu ái của chúa Nguyễn. Hàng mua về là tơ lụa, đồ gốm, trầm hương, ngà voi, sừng tê giác, xà cừ, nhựa thông, da trâu, gân hươu, yến sào, hạt tiêu, đường, gỗ quí,… nhằm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân Nhật Bản. Căn cứ vào số lượng và tải trọng của thuyền Châu Ấn được phép đến Hội An buôn bán, chúng ta thấy thương nhân Nhật Bản đem đến Hội An và chở về Nhật một khối lượng hàng rất lớn.

Hoạt động kinh tế của người Nhật ở Hội An chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Đến năm 1635 là giai đoạn chấm dứt thời kỳ Châu Ấn (1592 – 1635), vai trò kinh tế của người Nhật đã chuyển sang tay người Hoa.

Đối với người phương Tây, nhờ những thành tựu khoa học kỹ thuật trong ngành hàng hải, những cuộc phát kiến địa lý và những cuộc thăm dò trước đó. Bước vào thế kỷ XV, thế giới loài người mở ra một thời đại mới, thời đại hàng hải phát triển. Nó dẫn dắt giai cấp tư bản phương Tây đi khắp thế giới nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ mạt và Đông Nam Á trong đó có Đại Việt ta là một điểm đến trong mơ của họ. Từ đây, chủ nghĩa tư bản bắt đầu ảnh hưởng sang phương Đông và các cuộc xâm lược thuộc địa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ như một trào lưu thời bấy giờ. Dù vậy, ta không thể phủ nhận vai trò nhất định của họ trong việc thúc đẩy nên kinh tế phương Đông có bước phát triển nhất định, đặc biệt là tạo ra cơ sở tiền đề cho một nền công nghiệp hiện đại ra đời.

Trong các thế kỷ XVI - XVIII, Hội An có một vị trí hết sức quan trọng trên con đường thương mại, hàng hải quốc tế nên nơi đây đã trở thành sự lựa chọn tối ưu

52

cho kinh tế thương mại các nước phương Tây. Quan hệ thương mại ở thương cảng bậc nhất đàng Trong, Hội An không chỉ có một nước phương Tây mà rất nhiều nước đã đến giao lưu, buôn bán và trao đổi. Trong khuôn khổ của khóa luận này.

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)