Hoạt động kinh doanh khác

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 59 - 64)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.4. Hoạt động kinh doanh khác

Phải nói trong các hoạt động kinh doanh ngoài ba ngành chính kể trên thì người Hoa chính là những người chiếm ưu thế hơn cả. Họ có nhiều thuận lợi để thực hiện các hình thức koanh doanh dịch vụ đi kèm theo với các ngành cơ bản. Thứ nhất, họ có một cộng đồng ổn định và định cư lâu dài ở Hội An, thứ hai họ được sự ưu ái của chính quyền chúa Nguyễn và chính quyền bản địa và cuối cùng là với tài năng và sự năng động trong kinh doanh của mình, họ là tầng lớp đi đầu trong việc mở ra ngành dịch vụ ở thương cảng Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX.

Cùng với ngoại thương, một số hoạt động kinh tế khác liên quan đến thương nghiệp như dịch vụ cho thuê cửa hàng, cho thuê nhà trọ, cho thuê đất, cho vay lấy lãi, đóng bao bì, dịch vụ giấy tờ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí… của người Hoa cũng rất thịnh hành.

59

Những thương nhân người Hoa thường mua đất ở vùng ven Hội An như Cẩm Phô, Thanh Hà, sau đó cho người dân địa phương thuê để canh tác. Còn trong nội thị phố Hội, họ xây dựng nhiều ngôi nhà để làm khách sạn hoặc cho những người Hoa mới từ đại lục sang thuê làm kho chứa hàng hoặc mở cửa kinh doanh hàng buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu là nhà một tầng, hai tầng, hoặc một tầng có gác, được bố trí không gian nội thất hợp lý cho việc ăn, ở, sinh hoạt, thờ tự, làm kho chứa hàng, mở cửa hàng. Giữa thế kỷ XVIII, Pière Poivre đến Hội An, ông thấy ở đây "Có rất nhiều khách sạn cho thuê, bao nhiêu cái cũng được. Những nhà to nhất thường cho thuê 100 đồng bạc trong suốt mùa mua bán" [21].

Ngoài ra, người Hoa còn tham gia vào hoạt động kinh doanh mua bán bất động sản. Ghi chép trong các sổ điền địa của người Hoa vào cuối thế kỷ XVIII cho biết, đất của xã Minh Hương vào thời gian này có khoảng 11 mẫu, 1 sào, 7 thước ruộng đất tư. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, con số này đã tăng lên 30 mẫu, 8 sào, 11 thước, 1 tấc, trong đó đa phần là đất tư điền, tư thổ. Như vậy, dưới tác động của quá trình đô thị hóa và cơ chế thị trường, một số thương gia giàu có đã chuyển nhượng, mua bán đất đai của các làng ven Hội An thành đất riêng của cá nhân mình. Nó càng chứng tỏ có một thị trường buôn bán bất động sản rất phát triển ở Hội An trong những thế kỷ trước.

Ngoài ra, các thương nhân Bồ Đào Nha khi đến Hội An buôn bán, họ không thành lập thương điếm, phần vì họ thiếu người, phần vì không thông hiểu ngôn ngữ của cư dân địa phương nên họ sử dụng đội ngũ Hoa thương vào công việc trung gian, môi giới, hoặc làm đại diện cho công ty để giao thương với người bản xứ. Bởi các Hoa thương vốn thông thạo ngôn ngữ và họ có vợ người Việt nên nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như nguồn hàng của Đàng Trong.

Bên cạnh ngành dịch vụ, nghề làm thuốc và chữa bệnh của người Hoa ở Hội An cũng rất thịnh hành, họ mở nhiều hiệu buôn thuốc Bắc khá lớn và có những thầy thuốc giỏi. Cách bốc thuốc, chữa bệnh của họ khác so với người phương Tây nhưng đạt hiệu quả cao, trong khi một số bệnh các thầy thuốc Châu Âu không chữa khỏi

thì họ khám và chữa hết một cách dễ dàng. Cristophoro Borri đã nhận xét: "Còn về

thầy thuốc và cách chữa các bệnh nhân, tôi phải nói là có rất nhiều, người Bồ cũng như người bản xứ, và người ta thường thấy nhiều bệnh vô danh và các thầy thuốc

60

châu Âu không chữa được thì đã được khám phá và được các lương y bản xứ chữa khỏi một cách dễ dàng. Không ít lần các thầy thuốc người Bồ đã chê một bệnh nhân, coi như xong rồi, thế nhưng bệnh nhân này sẽ được chữa lành một cách dễ dàng nếu gọi được một lương y bản xứ" [10,Tr.143].

Đến khoảng thế kỷ XVII, khi Hội An đã trở thành một đô thị hưng thịnh. Nghề thuốc (thuốc Bắc) của người Hoa tại đây cũng bắt đầu mở ra trang sử mới. Hàng loạt những của hiệu, hiệu thuốc bao gồm cả việc bắt mạch, kê đơn, bán thuốc, châm cứu,....ra đời. Thời kỳ này, phải kể đến những những cửa hiệu nổi tiếng như Triều Phát Hiệu, Xuân Sanh Đường, Tuyền Xương Lợi, Bảo An Long, Minh Đức Đường, Hòa Xuân Đường, Thuận An Đường,....Bên cạnh việc bán thuốc, các đường - hiệu này còn có nhiều thầy thuốc người Hoa giỏi trị bệnh nổi tiếng không những ở tại địa phương mà lan sang cả vùng Quảng Nam như Thầy Mười (hiệu Triều Phát), Thầy Chấn Nam Thành (Hiệu Phi Yến), Thầy Hùng Cơ, Thầy Ba Chung,....Nhưng cho đến hiện nay, hầu như những của hiệu này không còn hoạt động nữa mặc dù nhà cửa, bảng hiệu thì vẫn còn tồn tại.

Theo sự thuật lại của các hiệu buôn thuốc Bắc đã từng buôn bán nhiều đời tại

Hội An cho biết trước đây, "Ông cha họ từ Trung Quốc chuyên chở các loại thuốc

Bắc (dược tài) sang bán lại cho các nhà buôn tại đây, vừa để bán tại chỗ, vừa phân phối cho các tiệm thuốc khắp nơi như ở Thượng nguồn sông Thu Bồn, những vùng nông thôn và xa hơn là Đà Nẵng, Huế, thậm chí là cả Hải Phòng,...Đồng thời họ cũng mua lại những dược liệu ở vùng phía Tây Hội An như nhục quế (ngọc quế), sài hồ, mạch môn đông, bạch chỉ cùng những loại thổ sản khác chở về bán ở Trung Quốc. Sau đó, thấy Hội An là thương cảng buôn bán thuận tiện, có khả năng phát triển mạnh về nghề thuốc nên nhiều người Hoa đã quyết định chọn Hội An là nơi khởi đầu sinh kế của họ" [3,Tr.193]. Họ vừa sống bằng nghề thuốc, vừa có điều kiện để thu mua thổ sản sau đó chuyên chở buôn bán lại ở chính quốc.

Mỗi khi tàu buôn từ Đại Lục sang, họ thường mua lại sâm, nhung, tam thất… dùng để sử dụng hoặc bán lại cho thương nhân phương Tây và các khu vực lân cận. Họ thu mua các loại dược liệu quí của Đàng Trong như: Quế, sa nhân, thảo quả, đậu

61

Bắc hay các món hàng khác tìm mua ở Thuận Hóa không có thì người ta tìm mua ở đây (Hội An).

Bên cạnh việc mở các tiệm thuốc Bắc, gia đình của họ hoặc có người thông thạo y học thì sẽ tự bắt mạch, kê đơn hoặc mời thầy về tiệm mình để bắt mạch, kê đơn, châm cứu, chữa bệnh. Với số lượng đông đúc của các tẹm thuốc Bắc, với sự có

mặt của nhiều thầy thuốc giỏi có tà, Hội An đã trở thành một trung tâm khám chữa

bệnh bằng y học cổ truyền. Các hiệu thuốc Bắc ở Hội An đa số là bán thuốc sống (thuốc chưa qua bào chế), những tiệm thuốc nổi tiếng như Xuân Sanh Đường sanh dược phát hãng; Quân Thắng hiệu sâm nhung dược phát tài hãng,....

Nghề y cổ truyền ở Hội An trong các thế kỷ từ XVI - XVIII là một nghề không sử dụng cácphương tiện hiện đại để chẩn đoán bệnh như Tây y mà chủ yếu thông qua việc bắt mạch để tìm ra bệnh lý. Hơn nữa, những người thầy thuốc, các lương y đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản mang đậm tính quy luật, triết học như thuật âm dương, quy luật tiến hóa của ngũ hành để áp dụng vào việc khám, chữa bệnh,....

Có thể nói, người Hoa là người vận dụng thuyết âm dương, ngũ hành rất hiệu

quả trong việc chữa bệnh và phòng bệnh. Theo họ, muốn để phòng bệnh tật giữ gìn

sức khỏe, phải nắm vững quy luật biến hóa của gưới tự nhiên và ứng dụng với sự biến hóa đó, cần giữ gìn nhịp điệu thăng bằng giữa con người và ngoại cảnh. Mùa xuân, mùa hạ thì dưỡng dương khí, mùa thu; mùa đông thì dưỡng âm khí

[3,Tr.194].

Về vận dụng thuyết ngũ hành, thì thuyết ngũ hành là một học thuyết bao trùm mọi mặt vận động của vật chất trong vũ trụ. Y dược học cổ vận dụng học thuyết đó vào cơ thể và tính chất của thuốc. Căn cứ vào hình thái tính chất của từng bộ phận trong cơ thể, của từng vị thuốc, người Hoa đã quy nạo các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng những tính chất trong việc điều trị và tìm thuốc.

Về chi phí cho mỗi lần khám bệnh, thì đó là do dự thỏa thuận giữa người

bệnh và thầy thuốc mà Borri có viết rằng:”...tiền ít hay nhiều tùy theo tính chất và

sự nặng nhẹ của bệnh và có lần hai bên sẽ hợp đồng với nhau. Rồi chính những lương y bốc thuốc, không cần tới dược sĩ, vì thế họ không có dược sĩ và họ làm lấy

62

vì sợ lộ bí mật của các liều thuốc họ cho, họ hết giữ để giấu, một phần cũng vì họ không dám tin tưởng vào một nghề nào khác bốc thuốc, kê đơn họ đưa ra. Nếu bệnh nhân hồi phục được sức khỏe trong thời gian ấn định, khi bàn giá cả thường diễn ra như vậy thì buộc phải trả tiền như hai bên đã thỏa thuận với nhau, nhưng nếu không khỏi thì lương y sẽ mất cả công, lẫn thuốc" [3,Tr.198].

Nếu như người Việt chúng ta thường thờ tổ nghề y là Hải Thưỡng Lãn Ông Lê Hữu Trác thì người Hoa lại thờ Thần Nông, Thần Khuất Nguyên, Hoa Đà, Biền Thước và đặc biệt rất tôn sùng Lý thời Trân, vị danh y nổi tiếng đời nhà Minh bên Trung Quốc. Ngoài ra do đặc thù là kinh doanh tiệm thuốc ở thương cảng Hội An nên họ còn thờ thêm Thần tài, Thần thổ địa,...

Hoạt động trong lĩnh vực y học của người Hoa tại Hội An từ thế kỷ XVI đến thể kỷ XVIII có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thương cảng Hội An. Bởi đây chính là một nghề truyền thống lâu đời, nhưng khi có người Hoa, nghề này được vận dục, phát triển với nhiều phương thuốc và cách chữa trị mới hiệu quả. Hoạt động trong lĩnh vực này của người Hoa đã đúc kết và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá góp phần vào sự ổn định tình hình xã hội từ xưa đến nay.

Có thể nói, người Hoa là một trong những bộ phận cư dân đến định cư và sinh sống ở Hội An từ rất sớm. Những hoạt động kinh tế của họ đã góp phần tích cực thúc đẩy nội thương và ngoại thương ở cảng thị Hội An phát triển, tạo cơ sở cho quá trình hình thành khu phố thương nghiệp Hội An. Và đây cũng là một trong những khu phố thương nghiệp đầu tiên của Việt Nam do người Hoa nắm độc quyền buôn bán.

63

CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VÀ ĐÓNG GÓP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ HỘI

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)