Đặc trưng trong hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An từ thế

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 64 - 67)

8. Bố cục của khóa luận

3.1. Đặc trưng trong hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An từ thế

3.1. Đặc trưng trong hoạt động kinh tế của người nước ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX

Có thể khẳng định lại rằng, từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII là thời gian đỉnh cao của sự tập trung người nước ngoài ở thương cảng Hội An. Họ có mặt và hoạt động kinh tế ở đây trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Và dĩ nhiên mỗi cộng đồng người đến đây sẽ mang theo những đặc trưng riêng của họ, tạo nên bản sắc của một cảng thị bậc nhất khu vực và góp phần giúp cảng thị đó trở nên phồn thịnh về kinh tế đồng thời đa dạng, phong phú về văn hóa.

Trong phạm vi của khóa luận này, xin chia những người nước ngoài ở Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX ra làm hai nhóm. Đó là nhóm người Hoa, người Nhật Bản và nhóm người phương Tây. Bởi lý do là người Hoa và người Nhật đại diện cho một nền văn minh, văn hóa phương Đông có mặt tại Hội An. Ngược lại, những người phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan,...lại đại diện cho một nền văn minh phương Tây hiện đại. Thật vậy những thương nhân phương Tây này là những người đến từ những nước tư bản hiện đại hàng đầu thời bấy giờ, họ tiên tiến nhưng bên cạnh đó cũng không ít tham vọng khi đến đây.

Về người Hoa và người Nhật Bản, đây là bộ phận người nước ngoài có mặt sớm nhất ở Hội An như đã nói ở trên. Trong thời gian từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX hoạt động kinh tế của họ có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, đặc trưng này phát sinh từ nguyên nhân mà đến với vùng đất Hội An. Người Hoa và người Nhật đến Hội An bởi nhiều lý do, trong đó có hai lý do lớn đó là rời xa những biến động chính trị trong nước và chính sách xuất ngoại của chính quyền cho phép di cư. Vì vậy, người Hoa và người Nhật đến Hội An không chỉ là để buôn bán, trao đổi mà là để định cư lâu dài. Họ sinh sống và lập làng, xã cho mình. Họ xây dựng nên một tổ chức cộng đồng bền vững và xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng văn hóa nhằm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của họ. Ví dụ như lập làng Minh Hương, xây dựng hệ thống các hội quán người Hoa như Quảng

64

Đông, Quảng Triệu, Phúc Kiến, Ngũ Bang,...Còn người Nhật thì lập cho mình khu Phố Nhật với công trình tiêu biểu tồn tại cho đến ngày nay đó là Chùa Cầu. Nhờ sự định cư lâu dài và ổn định nên người Hoa và người Nhật có điều kiện tham gia hầu như đầy đủ các ngành kinh tế của Hội An thời bấy giờ như Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Họ sống cùng người Việt, giao lưu cùng người Việt nên họ phần nào bị Việt hóa để thích nghi với môi trường. Nhưng đồng thời với đó, họ vẫn giữu được nét văn hóa dân tộc của họ, tạo điều kiện cho nó phát triển hài hòa ở nơi đất khách quê người. Và minh chứng cho đến ngày nay là hệ thống những Hội Quán, những ngôi nhà cổ mang đậm bản sắc văn hóa Á Đông, là sự giao thoa văn hóa Việt - Nhật - Trung.

Thứ hai, Người Hoa và người Nhật khác với người phương Tây tại Hội An thời kỳ này ở chỗ họ không chỉ đến để làm nghề thương nghiệp mà họ tham gia vào tất cả các ngành kinh tế từ nông nghiệp cho đến thủ công nghiệp. Hàng hóa mà họ tạo ra không những đa dạng về mẫu mã mà ngày càng gia tăng về chất lượng sản phẩm. Thậm chí, người Hoa còn mở ra những nghề dịch vụ mới mà lần đầu tiên một thương Cảng như Hội An có được đó là nghề mô giới. Hoạt động mô giới của người Hoa diễn ra vô cùng mạnh như đã đề cập ở trên, nó không chỉ là mô giới đất đai mà còn là nhiều dịch vụ đi kèm nhằm phục vụ cho những thương nhân phương Tây có nhu cầu ở lại dài ngày nơi đây.

Thứ ba, người Hoa và Người Nhật còn có sự khác biệt với người Phương Tây ở chỗ nhờ căn nguyên ban đầu đến với Đàng Trong và cụ thể là Hội An với mục đích tìm một vùng đất mới để định cư sinh sống. Nên cả người Hoa lẫn người Nhật đều có mối quan hệ tốt đẹp đối với chính quyền chúa Nguyễn. Mặc dù đôi lúc vẫn có những xích mích nhất định. Nhưng nhìn lại một quá trình thì quả thật, họ chiếm được tình cảm từ của Chúa, được các chúa tạo điều kiện để làm ăn sinh sống, thậm chí người Hoa còn được Chúa tin tưởng giao cho một số chức quan liên quan đến thương nghiệp, kiểm soát hàng hóa ra vào thương cảng Hội An. Một ví dụ để minh chứng như việc chúa Nguyễn Phúc Chu đi ngao du đến Hội An, tham lãm Chùa Cầu và ông rất cảm động với công trình kiến trúc độc đáo này. Ông đã cho làm một bảng

sơn son thếp vàng đặt cho cây cầu này cái tên "Lai Viễn Kiều" dịch ra nghĩa ra cây

65

là mối quan hệ bang giao của chính quyền với cộng đồng người Hoa và người Nhật ở Hội An luôn tốt đẹp và có lẽ cũng chính nhờ vậy mà cộng đồng người này vẫn luôn tồn tại, trở thành một trong những thành phần dân cư không thể tách rời của thương cảng này. Người Nhật sau này do có biến cố từ lệnh rút về của Nhật Hoàng nên họ đã chuyển giao toàn bộ phố của họ cho người Hoa. Còn người Hoa vẫn luôn bền vững và cho đến ngày nay họ vẫn còn tồn tại và phát triển, dĩ nhiên sang các thế hệ sau hầu như họ đã bị Việt hóa dần dần.

Thứ tư, trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế tại Hội An, người Hoa không chỉ tham gia tạo ra các sản phẩm buôn bán đa dạng mà còn tạo ra các hình thức, phương pháp buôn bán linh hoạt và những sợi dây liên kết mới trong việc buôn bán với nhiều địa phương ở xứ Đàng Trong cũng như với bên ngoài. Cụ thể, người Hoa sử dụng những Hội Quán làm nơi hội họp, bàn bạc và là trung tâm điều phối các hoạt động giao lưu buôn bán, Hội Quán Ngũ Bang chính là minh chứng cho điều nay. Nó trở thành nơi hội họp, bàn bạc hợp tác giữa các ông chủ lớn của 5 Bang người Hoa lớn có mặt ở Hội An thời kỳ này. Có thể nói, người Hoa rất hoạt bác trong buôn bán và tận dụng được những điều kiệu có được lúc bấy giờ.

Về phía người phương Tây, họ là những người đến với thương cảng Hội An sau người Hoa và người Nhật, trong khoảng thế kỷ XVI. Nhưng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế của họ ở đây vẫn có những đặc trưng nhất định:

Thứ nhất, Người phương Tây đến Hội An bao gồm người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp. Họ đến Hội An với những con thuyền lớn, vượt biết bao đại dương với hàng nghìn hải lý. Chính vì sự cách biệt về địa lý, cũng như như mục đích họ đến mà đã tạo ra đặc trưng rất riêng này. Đó chính là việc người phương Tây đa số không định cư ở Hội An, họ đến đây chỉ để giao thương, trao đổi hàng hóa. Sau khi hết thời gian và thuận mùa gió thì họ sẽ lên tàu và quay về chính quốc của mình. Chỉ có một số ít những nhà truyền giáo và những nhà tư bản lớn họ vì thực hiện nhiệm vụ của mình nên đã ở lại Hội An. Minh chứng cho điều này là những ngôi nhà với những kiến trúc phương Tây, chủ yếu là Pháp còn tồn tại ở Hội An cho đến ngày nay.

66

Thứ hai, chính vì họ không định cư lâu dài trên mảnh đất Hội An nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và buôn bán họ đã lập ra một số thương điếm cụ thể như thương điểm của người Hà Lan. Đây chính là nơi trung gian, thông quan giấy tờ cũng như làm nơi lưu trú cho những thương nhân ngược gió trở trời không quay về được chính quốc của mình. Tuy các thương điếm này khng tồn tại trong thời gian dài nhưng vai trò của nó là không nhỏ đối với việc giao thương buôn bán giữa Đàng Trong và các nước phương Tây.

Thứ ba, Các nước phương Tây thời bấy giờ đã là những nước nước tư bản hàng đầu trên thế giới, có thể kể ra như Bồ Đào Nha là bá chủ hàng hải thế giới hay Anh là một đế quốc có nhiều thuộc địa nhất trên bản đồ chính trị thế giới. Vì thế, việc giao lưu buôn bán thương mại ở thương Cảng Hội An không chỉ giúp họ có thêm lợi nhuận mà còn là nơi thu thập, thăm dò về nước ta. Tạo điều kiện cho việc tình báo, triển khai kế hoạch chiến lược lâu dài nhằm biến nước ta thành thị trường độc quyền của một trong số nhưng nước đó. Hay nói cách khác, sự giao lưu buôn bán với các nước phương Tây thời kỳ này chính là nguy cơ của vệc bị xâm lược và trở thành thuộc địa cho các nước đó. Chính như đã nêu đã trên, người Pháp đến nước ta hoạt động thương nghiệp, mặc dù không đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng cái mà họ thu được là sự truyền đạo thiên chúa giáo, sự thăm dò tỉ mỉ của giáo sĩ Poivere đối với Hội An nói riêng và xứ Đàng Trong nói chung. Đây chính là tiền đề và cũng là bước đệm để thực dân Pháp xâm lược nước ta vào nửa sau thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)