8. Bố cục của khóa luận
3.2. Đóng góp của người nước ngoài đối với sự phát triển ở Hội An từ thế kỷ
XVI đến đầu thế kỷ XIX
Người nước ngoài có mặt ở Hội An từ rất sớm nên những đóng góp của họ cho sự phát triển của vùng đất này là điều chúng ta cần phải kể đến. Tất cả họ đều không ít thì nhiều, không trực tiếp thì cũng gián tiếp góp phần vào sự phát triển thương cảng này trong suốt nhiều thế kỷ.
Nói về những đóng góp mà người Hoa và người Nhật cho thương cảng Hội An thời bấy giờ thì ta có thể khẳng định, họ là những người có đóng góp vô cùng
67
quan trọng vào sự phát triển cũng như hưng thịnh của một thương cảng Hội An trong suốt nhiều thế kỷ.
Về người Hoa, Khi đến định cư, lập nghiệp tại Hội An, họ đã hình thành nên một tổ chức hành chính riêng của mình gọi là Minh Hương xã, như ở Hội An (Quảng Nam). Sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở đây trong các thế kỉ XVII - XIX đưa tới sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Hoa, đóng góp đáng kể trong việc làm tăng tính đa dạng, phong phú của văn hóa bản địa cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Trong quá trình chung sống với cộng đồng người Việt, sự giao lưu, hòa nhập và tiếp biến văn hóa đã diễn ra ở cả hai phía. Điều đó được thể hiện rõ nhất trên các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc; tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội và ẩm thực. Cùng với việc hình thành nên các khu phố để làm ăn buôn bán, người Hoa đã xây dựng một thiết chế văn hóa tín ngưỡng riêng để phục vụ đời sống tâm linh. Các công trình kiến trúc như chùa, hội quán, nhà thờ tộc họ…. đã được xây dựng cùng với sự ra đời và phát triển của cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình này cùng với việc gìn giữ phong cách kiến trúc riêng của mình, người Hoa đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa Việt để tạo nên sự phù hợp cao hơn trong những điều kiện mới. Từ đây, sự giao thoa văn hóa trở nên tiêu biểu và tạo ra những đặc trưng cho vùng đất mà họ sinh sống, một nét hội an rất riêng. Bên cạnh kiến trúc, điêu khắc và ẩm thực, những sinh hoạt tinh thần của cộng đồng người Hoa đã có sự ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng kia và ngược lại. Điều đó đã tạo ra sự tiếp xúc và giao lưu trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội. Người Hoa coi trọng hoạt động giao thương buôn bán, họ hình thành nên tục thờ cúng thần Tài. Qua tiếp xúc với người Hoa, người Việt đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các vị thần được thờ trong gia đình gọi là Ngũ Tự gia đường. Và cho đến ngày nay, đây vẫn là một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu đối với người Hội An.
Như vậy, sự tham gia của người Hoa trong hầu hết các hoạt động kinh tế ở Hội An thời kỳ này đã tạo nên sự ổn định về mọi mặt, từ cơ sở vật chất cho đến hàng hóa tiêu dùng, giúp cho thương cảng Hội An trở nên hưng thịnh và được nhiều nước chọn làm điểm hoa tiêu luân chuyển hàng hóa trên con đường hàng hải từ Tây sang Đông.
68
Về người Nhật, sự hiện diện của thương nhân Nhật Bản ở Hội An chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian quá ngắn ngủi. Nhưng những hoạt động thương mại của họ ở Hội An là một trong những nhân tố kích thích kinh tế ở Đàng Trong phát triển. Dấu ấn kiến trúc của phố Nhật trước đây vốn rất đậm nét, nay cũng mờ nhạt theo thời gian, do hỏa hạn, chiến tranh và cả bàn tay con người tàn phá,… Hiện nay ở Hội An chỉ còn sót lại di tích cầu Nhật Bản và ba ngôi mộ của thương nhân người Nhật.
Cầu Nhật Bản bắt qua một lạch nước rộng gần 10m, nối liền phố Nguyễn Thị Minh Khai và phố Trần Phú. Cầu được xây vào đầu thế kỷ XVII, dài 18,7m, rộng 3m, bên trong đặt tượng của hai con chó và hai con khỉ. Đến năm 1653, người Nhật ở Hội An suy giảm, người Minh Hương tiến hành dựng một ngôi miếu nhỏ bên cạnh, bên trong thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nhằm cầu mong ổn định về mặt phong thổ, ngăn chặn triều cường, giúp người dân thuận lợi trong công cuộc mưu sinh. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, các thiên tai, hỏa hoạn đã thiêu rụi cả khu phố, cầu Nhật Bản sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa đã mang đậm yếu tố kiến trúc Trung Hoa. Giờ đây, nó đã trở thành cái Hồn của Hội An mà du khách nào khi viếng thăm đô thị cổ này đều muốn một lần đến tham quan, thưởng lãm.
Bên cạnh đó, tại Hội An còn 3 ngôi mộ cổ của các thương gia Nhật Bản có niên đại hơn 400 năm, đây là một di sản vô giá minh chứng cho quá trình giao thương, buôn bán và giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa người Việt và người Nhật vào thời kỳ sầm uất, phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đó là mộ của thương nhân Gu Sikukun, Banjiro và Yajirobei được xây bằng hợp chất.
Đến đây, xin nhắc đến một câu chuyện. Đó là câu chuyện kết hôn giữa con gái của Nguyễn, Công nữ Ngọc Hoa với thưng nhân giàu có người Nhật Araki Sotaro. Đây là một cuộc hôn nhân của hai người ngoại quốc và bà được xem như là một vị dâu Việt đầu tiên của người Nhật. Nhờ có cuộc hôn nhân này mà mối quan hệ bang giao giữa Đàng trong và Nhật ngày càng trở nên khởi sắc, bởi lẽ Sotaro là một nhà hàng hải kiệt xuất của nước Nhật thời bấy giờ, thương quán cả ông chiếm thị trường lớn trong thị trường Nhật cũng như cộng đồng người Nhật ở Hội An.
69
Dẫu thế nào thể ta cũng không thể phủ nhận vai trò của người Nhật đối với sự
phát triển của Hội An thời kỳ này. Những minh chứng trên là tiêu biểu cho thời kì thịnh vượng huy hoàng của thương cảng cổ Hội An, nơi đã từng có một cộng đồng cư dân Nhật sinh sống và đã ra sức đóng góp nền văn hóa của mình vào nền văn hóa chung của cảng thị Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế ky XIX.
Về sự đóng góp của người phương Tây đối với sự phát triển của thương cảng Hội An thời kỳ này thì dù chỉ quan hệ trên lĩnh vực thương nghiệp, nhưng người phương Tây đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của các ngành kinh tế ở Hội An cũng như Đàng Trong thời kỳ này. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự mở rộng của nền ngoại thương Đại Việt trong thế kỷ XVII, trong đó có sự ra đời và hoạt động của các thương điếm phương Tây ở Hội An đã tạo ra sự khác biệt rất lớn trong hoạt động thương mại thời kỳ này so với các thời kỳ trước.
Trong thế kỷ XVII, người nước phương Tây đã được phép đến tận các làng xã lân cận để đặt và mua tơ lụa…và người địa phương được quyền đến tận các thương điếm của nước ngoài để bán sản phẩm – mặc dù luôn bị những quan lại cản trở. Người phương Tây được đi đến vùng đất của Chúa Nguyễn buôn bán tự do sau khi đã nộp đủ số lượng vốn nhất định cho vua chúa và quan lại để thu mua sản phẩm từ những người này…Trên phương diện lý thuyết giao lưu thương mại, những thay đổi căn bản trong thương mại ở Đàng Trong này đã phần nào cởi bỏ được sự o ép trong thông thương trước đây và nhìn chung phù hợp với mô hình phát triển thương mại giữa các vùng nội địa.
Thứ hai, sự hoạt động tích cực của các người phương Tây ở Hội An thời kỳ này, nhất là thương điếm Hà Lan và Anh cũng là một trong những nhân tố gián tiếp kích thích nhu cầu cải tiến và phát triển kỹ thuật trong thủ công nghiệp. Thêm nữa, do tính chất buôn bán chủ yếu của thương nhân nước ngoài – chủ yếu bằng thuyền và ở lại có thời hạn, nên phương thức sản xuất một số mặt hàng thủ công của Đại Việt phải có những thay đổi để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu của họ. Nói rõ hơn thì nhờ có người phương Tây mà nền thủ công nghiệp của Hội An nói riêng và Đàng
70
Trong nói chung đã có những cải tiến theo hướng tích cực nhằm phục vụ nhu cầu của họ và nhu cầu chung của quá trình phát triển kinh tế.
Thứ ba, sự có mặt và hoạt động của người phương Tây ở Hội An đã góp phần tạo nên sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong suốt nhiều thế kỷ. Đó mà sự giao thoa về kiến trúc, về ngôn ngữ, trang phục cũng như là lối sống. Một ví dụ là đến ngày nay, khi dạo bước trên đường Nguyễn Thái Học, ta có thể bắt gặp những ngôi nhà mang kiến trúc châu Âu đương đại vô cùng bắt mắt và tinh tế, hay trong giao tiếp thường ngày những từ ngữ pháp vẫn còn tồn tại trong một số những người lớn tuổi, trong buôn bán cũng vậy. Từ đó, ta có thể khẳng định, sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến Hội An là có và nó đã góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng phong phú cũng như chỉ Hội An mới có được.
Thứ tư, với những hoạt động tích cực của các Công ty Đông Ấn phương Tây (VOC) , mà gần hơn là của các thương điếm phương Tây tại Đàng Trong đã đưa Hội An trở thành một mắt xích hữu cơ trong các luồng hải thương liên hoàn kết nối thế giới Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu. Tơ lụa của nước ta đã thu hút các thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp…đến buôn bán ở Hội An và nhiều thương cảng khác trong những thập niên đầu của thế kỷ XVII. Kế đến là sản phẩm gốm sứ của Đại Việt cũng trở thành thương phẩm hấp dẫn thị trường Đông Nam Á hải đảo trong các thập kỷ tiếp theo.
Bên cạnh những tác động rất tích cực của hệ thống thương điếm phương Tây đối với nền kinh tế Đàng Trong trong các thế kỷ XVII thì sự tồn tại của các thương điếm này cũng là "cầu nối quan trọng" đưa các nước phương Tây can thiệp bằng quân sự để chiếm thị trường và đất đai của Đại Việt một cách dễ dàng hơn. Điều này đã được minh chứng qua hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Pháp mà trung gian là thương điếm Pháp ở Đàng Trong và Hội truyền giáo Pari (MEP) những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII và cuộc xâm lược vũ trang của Pháp vào Đại Việt nửa sau thế kỷ XIX.
Sự ra đời của CIO là dựa trên mô hình của VOC và EIC nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quan hệ ngoại thương của Pháp. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong mối quan hệ thương mại giữa CIO và Đại Việt là số lượng trao đổi hàng hóa. Nguyên
71
nhân là do người Pháp hiểu biết về thị trường Đại Việt tương đối muộn hơn so với các nước châu Âu khác. Mặt khác, họ cũng không phải là những thương nhân có nhiều kinh nghiệm. Ngay cả khi EIC, VOC đã rút lui khỏi thị trường Đại Việt cuối thế kỷ XVII, CIO vẫn không rút ra được những bài học cần thiết cho quá trình thâm nhập vào thị trường Đàng Trong ở đầu thế kỷ XVIII. Do vậy, trọng tâm hoạt động thương mại của CIO nói chung và thương điếm Pháp ở Đại Việt nói riêng trong thế kỷ XVIII đã chú ý nhiều hơn đến việc chiếm đất làm thuộc địa. Thêm nữa, nhu cầu mở rộng ngày càng lớn của MEP trên đất Đại Việt khiến cho tư bản Pháp đã bắt đầu quá trình giành giật thị trường, chiếm đất với vai trò đáng kể của các giáo sĩ. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng cho quá trình xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XIX của tư bản Pháp.