Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của Thành phố Hội An hiện

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 72 - 84)

8. Bố cục của khóa luận

3.3.Một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của Thành phố Hội An hiện

Với vai trò là một thương cảng quốc tế trong các thế kỷ từ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, Hội An luôn làm tốt vai trò của mình. Thu hút được các thương nhân từ khắp nơi trong khu vực và trên thế giới đến đây buôn bán, trao đổi. Tạo đà phát triển cho toàn bộ xứ Đàng Trong và nền thương nghiệp nước ta thời kỳ này. Đến đầu thế kỷ XIX, Hội An kết thúc vai trò của mình và chuyển dần vai trò đó cho một cảng thị

được mệnh danh là cảng thị "Cơ khí trẻ", Đà Nẵng. Trải qua hai cuộc kháng chiến

gian lao của dân tộc, Hội An ngày càng suy giảm về khả năng cũng như danh tiếng của mình. Sau năm 1975, khi đất nước được độc lập, sự ổn định về mặt chính quyền cũng như hành chính đã khôi phục lại một Hội An mới, một thị xã cốt lõi của tỉnh Quảng Nam. Nhờ vào những giá trị di sản văn hóa, lịch sử vốn có của mình. Hội An dần lấy lại những vị thế nhưng vẫn chưa là gì khi so với các thế kỷ trước. Đến tháng 12/1999, một sự kiện có thể nói là mở ra một chặng đường lịch sử mới cho đô thị cổ này diễn ra. Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới, đại diện cho nhân loại. Từ đây, Hội An với vai trò của mình đã phát triển một cách mạnh mẽ, với định hướng chiến lược đề ra vô cùng phù hợp. Hội An đã trở thành đô thị loại III và được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam vào năm 2008. Trong tương lại sắp đến, để có một bước đi đúng đắn cho sự phát triển này, chúng ta cần có những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử, những bài học để lại khi chúng ta đã từng là

72

cảng thị bậc nhất trong khu vực. Nó mới chính là bước đệm để ta chinh phục những thành công mới:

Thứ Nhất, trong hoạt động kinh tế, chính quyền và nhân dân Hội An cần tạo điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế có điều kiện phát triển ở đây. Bởi đó chính là sự chọn lọc kích thích sự phát triển kinh tế thành phố bền vững. Như thời kỳ trước, thương cảng Hội An có đầy đủ các ngành kinh tế. Trong đó, cần xác định ngành kế nào là ngành kinh tế chủ đạo, chọn nó làm động lực cho sự phát triển mạnh mẽ và đột phá. Với Hội An thì đó chính là thương mại, dịch vụ. Đây chính là thế mạnh mà Hội An đã nền tảng từ trước đó. Không nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam có điều kiện như Hội An. Hội An vừa có những giá trị văn hóa, lịch sử vừa có thuận lợi về mặt giao thông để vận chuyển hàng hóa cả trên đường bộ và trên biển. Du lịch của Hội An không chỉ là du lịch văn hóa mà còn là du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm,....Chính vì thế, cần xây dựng một chương trình phát triển kinh tế tổng thể và bền vững cho nơi đây.

Thứ hai, cũng trong lĩnh vực kinh tế tình trạng thương mại hóa khu phố cổ vừa là động lực cho phát triển du lịch nhưng cũng vừa là yếu tổ làm suy thoái kiến trúc, cảnh quan của một đô thị cổ hàng trăm năm. Chính quyền thành phố cần kiểm soát các hoạt động kinh doanh, buôn bán trong khu phố cổ thật hợp lý. Vừa tạo không khí vốn có của một thương cảng sầm uất nhưng vừa đảm bảo mỹ quan, không gian cho du khách trải nghiệm.

Thứ ba, cần có nhưng cơ chế hợp lý để cải tạo và tôn tạo những di tích xuống cấp, những ngôi nhà cổ giá trị trong khu vực khu phố cổ. Bởi nó không chỉ là một kiến trúc độc đáo mà nó còn là chứng nhân của lịch sử. Đã từng chứng kiến những thăng trầm của một cảng thị sầm uất bậc nhất, Hội An. Theo như theo dõi với tư cách của một người dân bản địa. Bản thân tác giả đã thấy được những bất cập trong việc tôn tạo những ngôi nhà cổ trong khu vực này. Những văn bản, giấy tờ thực sự phức tạp khiến người dân không có diều kiện tự tu sử đành nhìn ngôi nhà của mình xuống cấp hằng ngày. Hay chính công tình Chùa Cầu, do ở trong vùng có nhiều mưa bão cùng với sự tàn phá của thời gian mà công trình này ngày càng hư hại nhiều, chính quyền mặc dù đã có chính sách tu dưỡng nhưng vì nhiều quan điểm khác nhau

73

nên cho đến này công trình này vẫn còn như nguyên trạng, không được chăm lo trong khi áp lực từ khác du lịch đến đây ngày càng đông.

Thứ tư, Phát triển kinh tế phải gắn liền và đồng hành với giải quyết tốt những vấn đề về văn hóa và đạt được sự tiến bộ về xã hội; gắn kết nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn là phải ra sức bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các giá trị của di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó tập trung đưa du lịch - dịch vụ - thương mại trở thành một ngành chủ đạo.

Thứ năm, hiện tại trong thành phần dân cư ở Hội An, thành phần người Hoa vẫn còn tồn tại và sinh sống. Vì thế, chính quyền cần tạo điều kiện cho họ làm ăn, tham gia vào các hoạt động kinh tế như trước. Tạo điều kiện cho họ phát huy thế mạnh trong việc giao lưu buôn bán bởi đó chính là sự vận dụng sáng tạo lịch sử vào điều kiện cụ thể hiện tại của thành phố hiện nay. Đồng thời, cũng chính họ mới là người hiểu hết những giá trị của cha công họ để lại trên vùng đất Hội An nên chúng ta cần tạo điều kiện để họ phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của mình, đồng thời thể hiện được sự giao lưu Việt - Hoa không đâu có được trên mảnh đất này. Dĩ nhiên, những điều này phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và sự đồng thuận của nhân dân bản địa.

Thứ sáu, cần có hướng đi đúng để kinh tế - xã hội của thành phố phát triển nhanh và khá bền vững. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển không gian đô thị, xây dựng nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc công cộng, công trình kinh tế, công trình văn hóa, các khu dân cư đô thị mới hình thành, làm cho diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng đẹp hơn

Thứ bảy, cần có chính sách mở rộng giao lưu, hợp tác, tranh thủ mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ từ nhiều phía để tôn vinh các di sản văn hóa Hội An - đặc biệt là giá trị của khu phố cổ - ngày càng sáng tỏ. Có thể nói mấy trăm năm phát triển của một đô thị, một thương cảng sầm uất vang bóng nếu không bảo tồn và phát triển thì thành hó ấy chỉ có thể ngủ yên bên dòng sông Hoài như một “thành phố dưỡng già”, vì vậy trách nhiệm của chúng ta là phải đánh thức, gội rửa lớp bụi thời gian, xóa tan bao sự lãng quên để lộ diện những gấm hoa huyền ảo, "tô son điểm phấn" càng làm cho nét đẹp ấy thêm lung linh quyến rũ.

74

Thứ tám, cùng với những nhiệm vụ trên, Hội An tiếp tục lắng nghe, tiếp thu

và học tập kinh nghiệm từ các tổ chức, các chuyên gia quốc tế về bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di sản. Địa phương cũng tiếp tục đưa du lịch vào khai thác hệ thống di tích trên địa bàn, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế chủ yếu của địa phương, góp phần thúc đẩy, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, TP Hội An cũng đang đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn về công tác quản lý, bảo tồn, khai thác các di tích, di sản trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hội An hiện nay và có tầm nhìn lâu dài hơn.

75

KẾT LUẬN

Trong các thế kỷ từ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Hội An thật sự đã trở thành một thương cảng quốc tế lớn của cả xứ Đàng Trong và Đại Việt ta lúc bấy giờ. Vai trò của nó không chỉ được khẳng định từ chỗ số lượng hàng hóa và tàu thuyền ra vào cảng. Mà đó còn là sự đóng của nó đối với nền kinh tế thương nghiệp Đàng Trong trong suốt nhiều thế kỷ, những sự giao lưu về mặt văn hóa Đông Tây và cả những di sản mà nó để lại cho đến ngày nay.

Trong số những người nước ngoài có mặt Hội An thời gian này, người Hoa và Người Nhật là những người có mặt từ rất sớm. Và trong quá trình di cư đến Hội An, họ đã hình thành nên cộng đồng dân cư cho riêng mình tại đây. Chính sự ổn định của cộng đồng mà họ đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế ở Hội An và ghi dấu ấn đậm nét trong việc đóng góp vào sự phát triển và hưng thịnh của cảng thị này. Ngoài những ngành kinh tế cơ bản, họ còn mang đến nhiều ngành dịch vụ mà trước đó ở Hội An chưa từng xuất hiện như cho thuê khách sạn, mô giới đất đai hay thậm chí là nghề làm thuốc Bắc. Những ngành kinh tế này tuy không phải là chính, nhưng nó là ngành dịch vụ vô cùng cần thiết đối với một thương cảng mang tầm quốc tế như Hội An. Người Nhật tuy có mặt ở Hội An trong thời gian ngắn, nhưng những gì mà họ để lại vẫn không hề nhỏ. Đó là sự đóng góp trong ngành thương mại, buôn bán. Hoạt động của người Nhật đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa của Hội An và cả khu vực Đàng Trong phát triển mạnh. Đặc biệt, cả người Hoa và người Nhật đã để lại cho Hội An nhiều di sản kiến trúc vô cùng độc đáo còn tồn tại cho đến ngày nay như Chùa Cầu hay những hội quán người Hoa Trong khu Phố cổ. Những công trình này chính là kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt - Hoa - Nhật trong suốt nhiều thế kỷ và cũng là những nổ lực của lớp lớp cư dân Hội An trong việc gìn giữu và phát huy những giá trị văn hóa mang đậm nét Hội An mới có này.

Tiếp theo người Hoa và người Nhật chính là sự có mặt của người Phương Tây ở Hội An. Tuy không định cư lâu dài như người Hoa và người Nhật, nhưng người Phương Tây đã đóng góp vô cùng lớn vào sự phát triển kinh tế của Hội An và xứ Đàng Trong trong các thế kỷ XVI - XVIII, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Chính họ là người giao lưu buôn bán với Hội An nhiều nhất và cũng chính họ đã

76

biến Hội An thành Hoa Tiêu hàng hải quan trọng, là điểm dừng chân không thể không nhắc đến cho những con tàu hàng hải từ Tây sang Đông và ngược lại.

Cũng chính họ đã gián tiếp thúc đẩy nền sản xuất thủ công nghiệp của cả xứ Đàng Trong phát triển. Bởi như ta đã biết, sự tiêu thụ của thương nghiệp chính là động lực gián tiếp để thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp phát triển. Chính nó là phương thức duy nhất để tái sản xuất sức lao động xã hội và phát triển xã hội. Tuy đằng sau việc trao đổi, buôn bán của người phương Tây là cả một âm mưu xâm lược thuộc địa. Nhưng sự tham gia và đóng góp của họ đối với sự phát triển của cảng thị Hội An là không thể phủ nhận.

Đến đầu thế kỷ XIX, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên Cảng thị Hội An dần suy yếu. Hoạt động giao lưu buôn bán với người phương Tây cũng suy giảm vô vùng rõ rệt. Người Nhật của chuyển về nước. Chỉ còn lại cộng đồng người Hoa nhưng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cũng không mạnh mẽ như trước nữa. Có lẽ đó là sự biến thiên trong sự phát triển kinh tế. Nhưng những di sản của một thời kỳ vàng son vẫn còn tồn tại trên mảnh đất Hội An tươi đẹp.

Hiện nay, Hội An đã là di sản văn hóa thế giới (từ năm 1999), là thành phố du lịch hàng đầu của tỉnh Quảng Nam và cả nước. Chính quyền và nhân dân Hội An cũng đang ra sức để phục dựng lại những giá trị của một thương cảng quốc tế từng tồn tại ở đây trong nhiều thế kỷ. Đồng thời phát huy những giá trị giao thoa văn hóa Đông Tây mà không một nơi nào trên đất nước ta có thể có được. Nhìn lại thời kỳ trước, đó chính là tấm gương và cũng là định hướng cho Hội An để có thể xây dựng nơi đây thành một thành phố du lịch, là trung tâm giao lưu tiếp xúc văn hóa và là nơi phát huy những giá trị đã từng tồn tại trong các thế kỷ trước. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng nên một thành phố Hội An sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch bền vững.

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Dương Văn An (1997), Ô châu cận lục, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

2.Đào Duy Anh (1957), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (Quyền

thượng), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

3.Trần Văn An (2012), Nghề truyền thống ở Hội An, Nxb Văn hóa - thông tin, Sài

Gòn.

4.Trần Văn An (2005), Di sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An, Trung tâm Quản

lý và Bảo tồn di tích Hội An, Hội An.

5.Đỗ Thanh Bình (2013), "Thương điếm các nước phương Tây ở Đại Việt thế kỷ

XVII", Tạpchí Nghiên cứu Lịch sử, tập 4, tháng 7/2013.

6.Đỗ Bang (1983), "Thương cảng Hội An từ nhận thức đến thực tiễn nghiên cứu",

Thông tin khoa học Đại học Tổng hợp Huế, Số 5, năm 2010.

7.Đỗ Bang (1985), Hội An dưới thời Tây Sơn, Hội thảo khoa học lần thứ 6, Đại học

Tổng hợp huế, Huế.

8.Đỗ Bang (1993), "Quan hệ giữa các phố cảng Đàng Trong với phố hiến thế kỷ

XVII - XVIII", Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 1/1993.

9.Đỗ Bang (1996), Phố Cảng vùng thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII, Hội khoa học

Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

10.Cristophoro Borri (2016), Xứ Đàng trong năm 1621, Hồng Nhuệ dịch, Nxb

thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

11.Lê Đình Cai (1972), 34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu, Nxb Đăng

Trình, Sài Gòn.

12.Bửu Cầm (1960), Thông định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Sài Gòn, Sài

gòn.

13.Chihara Daigoro (1990), Về những kiến trúc miêu tả trong Giao Chỉ quốc mậu

dịch hải đồ của Chaya Shinroku, Hội thảo khoa học quốc tế Hội An 1990.

78

15.Đặng Văn Chương (chủ biên) (2017), Chính sách đóng cửa và mở cửa ở một số

quốc gia Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, Tp.HCM.

16.Phan Đại Doãn (1990), Hội An với Đàng Trong, Hội thảo khoa học quốc tế Hội

An.

17.Phan Đại Doãn (1990), "Đô thị Hội An, mấy đặc điểm kinh tế xã hội", Tạp chí

nghiên cứu kinh tế, số 5.

18.Viện nghiên cứu Hán Nôm, Đại Việt sử ký tục biên (1976 - 1789), Nxb khoa học

xã hội, Hà Nội năm 1990.

19.Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Dương Văn Huy (2010), "Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An thời kỳ các

chúa Nguyễn", Tạpchí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 Trang 31 đến 44, Hà Nội.

21. Võ Văn Hoàng (2014), "Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An thế kỷ XVI

- XIX", Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, tập 7, năm 2009, Đà Nẵng.

Nguồn links: http://www.inas.gov.vn/711-hoat-dong-kinh-te-cua-nguoi-hoa-o-hoi- an-the-ky-xvi-den-xix.html

22.Võ Văn Hoàng (2014),"Hoạt động kinh tế của người Nhật ở Hội An thế kỷ XVI -

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 72 - 84)