Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 42 - 44)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Người Hoa ở Hội An là một bộ phận cư dân quan trọng đứng thứ hai sau người Việt đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế bản địa. Đặc biệt

trong lĩnh vực nông nghiệp. Người Hoa di cư sang nước ta mà cụ thể ở Hội An từ

rất sớm và đến đầu thế kỷ thứ XVII, tổ chức xã hội đầu tiên của người Hoa được hình thành với cái tên Minh Hương Xã nhưng ở lần này chủ yếu phục vụ cho hoạt động thương nghiệp [46,Tr.99]. Nói về nông nghiệp, thực chất hoạt động của người hoa trong lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào nhóm người Hoa định cư lâu dài tại Hội An (hay còn gọi là Hoa Kiều). Đây là những người tự nguyện sinh sống lâu dài tại đây, họ lập phố xá, xây dựng nhà cửa, hội quán,...

Bởi vì Hội An hình thành từ một nền nông nghiệp chủ đạo vì thế cư dân ở đây thời kỳ đầu tiên rất quan tâm đến nông nghiệp và coi đây là nền kinh tế chính. Đến sau này khi phố chật người đông thì nông nghiệp mới dần bị thay thế nhưng nó không hề mất đi mà vẫn bảo lưu giá trị của mình.

Người Hoa cư trú ở đây lại chia làm hai loại: loại mua đất để trồng trọt và

loại mua đất để cho thuê trồng trọt, sau đó thu lợi nhuận. Cây trồng chủ yếu của họ

là cây lương thực, chủ yếu là cây lúa gạo, lúa nếp và sắn. Ngoài ra người Hoa còn trồng các loại cây khác, thậm chí là dược liệu để phục vụ cho công tác làm thuốc cũng như chữa bệnh của mình [45,Tr.147].

Trên cơ sở tiếp nối truyền thống và tếp thu của người Việt bản địa. Người Hoa ở Hội An cũng trồng một năm hai vụ lúa: tháng 4 - 5 bắt đầu làm đến tháng 8 - 9 thì gặt và tháng 11 - 12 làm đến tháng 3 - 4 thì gặt. Về lúa nếp thì thời vụ và cách gieo trồng giống cây lúa, người Hoa thường trồng ít hơn và chỉ để dùng trong dịp lễ tết, cúng quả,...Bắp thì tại Hội An với điều kiện tự nhiên hơi khắc nghiêtpj nên chỉ trồng được một giống bắp trắng (địa phương thường gọi là bắp nếp). Sau khi thu hoạch người Hoa một phần sẽ mang bán đi, phần còn lại làm giống cho vụ sau và dự trữ trong nhà sẽ phơi khô và cột lại từng dây treo trong bếp.

42

Về vấn đề phân bón, người Hoa vẫn sử dụng những loại phân truyền thống của người Việt như phân chuồng (phân bò, heo,..); phân thực vật (lá cây keo - thầu đâu,..). Thường các loại phân này đều được ủ cẩn thận trước khi sử dụng.

Có thể nói rằng người Hoa không phải người địa phương nên họ vẫn chưa tiếp thu hết kỹ thuật trồng trọt cũng như chăm sóc cây trồng của địa phương. Họ vẫn còn sử dụng kinh nghiệm của mình để áp dụng vào điều kiện tự nhiên Hội An thời bấy giờ. Tuy năng suất của họ vẫn đảm bảo, nhưng nông nghiệp không phải là thế mạnh của họ. Hoạt động của người Hoa trong nông nghiệp có lẽ chỉ dựng lại ở việc cung cấp cho bữa ăn hằng ngày và đôi lúc thì có mang đi buôn bán chợ.

Vì là người phương Đông nên gạo vẫn là nguồn lương thực chính của người Hoa, họ xem đó là món ăn chính trong bữa ăn và ngoài ra, họ còn rất biết cách chế biến ra những món ăn từ gạo. Trong bài viết của Ủy ban dân tộc của Quốc Hội ngày

04/11/2015 có viết: "Lương thực chính cộng đồng người Hoa thời này là gạo, nhưng

trong bữa ăn thường có các loại như mì sào, hủ tiếu...Ở các gia đình bình dân, buổi sáng điểm tâm bằng cháo trắng với trứng vịt muối, còn những nhà khá giả hơn là hủ tiếu, bánh bao, xíu mại...". Chính vì lý do này nên việc người Hoa tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp là điều tất yếu, dù cho họ có sinh sống ở đâu và điều kiện ở đó như thế nào.

Ngoài bộ phận người Hoa tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ra, đa số còn lại là những người Hoa giàu có, họ mua đất sau đó cho thuê lại để canh tác, việc cho thuê được tổ chức rất chặt chẽ và có sự quản lý của cộng đồng người Hoa tại đây. Hình thức thực hiện của họ là phát canh thu tô, gần giống như địa chủ của ta. Tuy ruộng đất họ cho thuê không nhiều nhưng hoạt động này mang lại cho họ nguồn lợi đáng kể cho cộng đồng người Hoa ở Hội An nói chung và bản thân gia đình họ nói riêng, lấy đó làm nguồn vốn nuôi dưỡng cho hoạt động thủ công nghiệp cũng như thương nghiệp chính của họ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, trong số những người nước ngoài ở Hội An thời kỳ này thì chỉ có người Hoa do điều kiện định cư lâu dài nên mới có sự tham gia nhất định trong lĩnh vực này. Còn người Nhật đến Hội An lập phố chủ yếu chỉ là để buôn bán và trao đổi. Hơn cả là người phương Tây, với phương thức thủ công

43

nghiệp và thương nghiệp nên sự có mặt của họ trong lĩnh vực nông nghiệp là hầu như không có. Họ chỉ sang đây để hợp tác trong lĩnh vực thương mại bằng việc thu mua một số mặt hàng nông sản giá trị và đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh người phương Tây có tham gia vào hoạt động nông nghiệp ở nước ta nói chung và Hội An nói riêng.

Một phần của tài liệu 24217 16122020235230994khaluntonvn bo (Trang 42 - 44)