8. Bố cục của khóa luận
2.2.2. Hoạt động trong lĩnh vực thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp là một ngành chủ đạo trong kinh tế Hội An từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX. Nó chính là tiền đề cho việc phát triển của một nền thương nghiệp thịnh vượng và cũng là yếu tố tạo nên tiếng tăm cho một thương cảng Hội An rực rỡ.
Bên nông nghiệp, một bộ phận cư dân người Hoa ở Hội An còn sinh sống bằng các nghề thủ công như: thợ đóng tàu thuyền, thợ đúc đồng, thợ bạc, làm muối, chế biến thực phẩm, làm đồ gốm, làm nhà, chế tác nông cụ, thợ dệt lụa. Hàng năm, một số thợ thủ công người Hoa được chính quyền trung ương huy động vào việc đóng tàu chiến, làm doanh trại, sửa chữa cung điện, nấu nướng,…
Những người Hoa thông thạo nghề trồng dâu nuôi tằm thì xây dựng các cơ sở dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn. Họ tiếp nhận một số người Việt vào trong cơ sở sản xuất, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư bản địa lúc bấy giờ và để trả ơn sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, một số người Hoa đã truyền kỹ thuật sản xuất lụa trơn và lụa hoa lại cho người Việt, góp phần phát triển nghề dệt ở Quảng Nam. Năm 1688, nhà thám hiểm Anh là W. Dampier trên đường đến Đàng Ngoài, ông được nghe một vài tin tức về những người dân Trung Hoa chạy loạn đến
Quảng Nam: "Bọn nạn dân Trung Quốc này là những kẻ từ Trung Hoa đại lục trốn
ra hải ngoại vào dịp người Tartares (người Thanh) chinh phục Trung Quốc. Vì họ được người bản xứ hoan nghênh, vả lại trong bọn họ có nhiều thợ công nghệ nên họ vui lòng truyền dạy các môn công nghệ có ích cho các tướng quân mà họ đã nhờ cậy đến" [10,Tr.185]. Chính sự giúp đỡ tận tình của thợ thủ công Hoa kiều, làm cho nghề dệt ở một số địa phương như: Gò Nổi, Phong Thử, Thanh Quýt (Điện Bàn), Duy Xuyên, Đại Lộc,… trong tỉnh Quảng Nam phát triển. Bên cạnh những vải thô bền chắc, họ còn dệt nhiều loại vải sợi nhỏ mịn, các thứ the đoạn, lụa là hoa hòe,
44
tinh xảo chẳng kém gì tơ lụa được sản xuất từ Trung Quốc. Chính nguồn tơ lụa được sản xuất ở Quảng Nam nên giá thành hạ hơn so với tơ lụa đem từ Trung Quốc đến, thuận tiện trong việc vận chuyển đến các quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nên đã đem lại cho các thương nhân Trung Hoa nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Trong những thế kỷ trước, người Hoa ở Hội An còn xây dựng nhiều lò nấu
đường dọc theo hai bên bờ sông. Theo số liệu thống kê được, năm 1633 những
thương gia người Hoa đã chở bốn ghe đường với tải trọng 76.205 kg rời bến Hội An để đến Nhật Bản. Đến thế kỷ 18, người Hoa vẫn nhập về Trung Quốc hơn 150 lít đường trắng từ Hội An mỗi năm và thu lợi nhuận khoảng 400% từ mặt hàng này. Năm 1822, người Hoa chở từ Hội An khoảng 1.000 - 3.000 tấn đường đến Trung Hoa và khoảng 250 tấn được chở tới các căn cứ của người Châu Âu ở eo biển Malacca. Tuy nhiên, dưới thời Tây Sơn, do chiến tranh tàn phá kéo dài nhiều năm, nên việc sản xuất bị đình trệ, sản lượng đường làm ra chỉ hơn số tiêu thụ ở trong nước một ít. Nên thời gian này, việc mua bán đường đối với thương nhân Trung Hoa giảm sút nghiêm trọng [21].
Ngoài ra, Theo Dương Văn Huy viết trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 04,
năm 2010 như sau: "Trong lĩnh vực thủ công nghiệp, người Hoa ở Hội An còn tập
hợp trong các hội chợ như Hội chợ Đóng thuyền (Chu tượng), Hội chợ chế tạo đồ Bạc (Ngân Tượng), Các hộ làm muối (Diên tượng), Kim (Liêm),...Trong số kê dân đinh Minh Hương năm 1788, thành phần dân cư người Hoa tham gia trong các hiệp hội này khoảng 185 người" [20]. Qua đây ta có thể thấy được một điều rằng, ngoài hoạt động sản xuất, Người Hoa còn tham gia vào những nghiệp đoàn hợp tác sản xuất thủ công nghiệp. Việc này vừa tạo sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Vừa tạo môi trường hợp tác nhằm tiêu thụ sản phẩm hợp lý.
Năm 1617, Người Nhật bắt đầu lập phố ở Hội An. Mục đích chính của họ đến đây là tìm kiếm thị trường buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng trong hoạt động thủ công nghiệp, họ cũng có một số sự tham gia nhất định. Đó là sự tham gia của họ trong việc tạo ra các sản phẩm thủ công mang đậm màu sắc Nhật Bản. các hình thức giấy origami, hay bánh nếp Nhật,...
45
Việc tạo ra các sản phẩm này ban đầu chỉ là sự giữ gìn nét văn hóa Nhật cho những người Nhật xa xứ, định cư lâu dài ở Hội An. Sau đó vì nhu cầu thị trường nên họ tổ chức sản xuất. Nhưng chủ yếu còn ở quy mô gia đình. Chưa mang tính công xưởng như người Hoa. Họ cũng có tham gia vào các Hội chợ thường xuyên nhằm tao đổi và tìm kiếm thêm thu nhập.
Trong lĩnh vực thủ công nghiệp, sự tham gia của người phương Tây là rất mờ nhạt và hầu như là chưa có tài liệu nào đề cập đến. Có vài tài liệu có nói rằng, người phương Tây có sự góp vốn vào các hoạt động sản xuất nhằm tăng cường năng suất cũng như chất lượng sản phẩm mà họ mong muốn. Đồng thời, đẩy nhanh thời gian hoàn thành để kịp các chuyến buôn bán của họ. Như vậy, ta có thể hiểu trong lĩnh vực này, người phương Tây chỉ đóng vai trò gián tiếp thúc đẩy và kích thích thủ công nghiệp phát triển chứ không tham gia vào các hoạt động sản xuất và sáng tạo ra các sản phẩm. Cho đến nay, vẫn chưa thấy những sản phẩm thủ công nghiệp nào mang dấu ấn của người phương Tây còn tồn tại hay được buôn bán ở Hội An.