Những vấn đề cần nâng cao, cải thiện

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 năm 2020 (Trang 38)

NHCTVN nói chung và chi nhánh 9 nói riêng, mang trong mình rất nhiều tiềm năng về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao… Do vậy, VietinBank có đủ cơ sở để phát triển vượt trội và dẫn đầu thị trường NHTM về mảng TTQT. Mặc dù hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ trên thị trường diễn ra rất nhộn nhịp và tăng trưởng qua các năm, thế nhưng VietinBank chỉ đang đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc số giao dịch và giá trị thực hiện được so với dự kiến vẫn còn thua xa, phần trăm hoàn thành kế hoạch đề ra còn thấp. Điều này, đặt ra câu hỏi liệu rằng những yếu tố nào đang làm cản trở tính hiệu quả của quy trình thanh toán.

Hoạt động TTQT đã có nhiều chuyển biến tích cực qua các năm, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được đánh giá và giải quyết, cụ thể như sau:

• Thứ nhất: Thời gian xử lý giao dịch còn chậm, mức độ xử lý các giao dịch chưa cao, phụ thuộc nhiều và quy trình và thao tác con người. Thời gian thực hiện LC đến từ 2-3 ngày, LC đi từ 2-4 ngày. Trong khi đó, yêu cầu của khách hàng về thời gian của quy trình là 1-2 ngày. Quy trình TTQT tại chi nhánh 9 được khách hàng đánh giá là còn khá chậm, các thủ tục giấy tờ, chứng từ yêu cầu còn nhiều phức tạp, gây mất thời gian cho doanh nghiệp.

• Thứ hai: Các sản phẩm dịch vụ TTQT chưa phong phú, đa số thanh toán cho các LC trả ngay, trả chậm, không hủy ngang xác nhận/không xác nhận, hoàn trả/không hoàn trả, LC chuyển nhượng, LC giáp lưng. Thêm vào đó, sản phẩm hỗ trợ cũng chưa được đa dạng hóa. Tuy NHCTVN đã có nhiều đầu tư trong việc phát triển những sản phẩm khác nhau phục vụ các nhu cầu riêng biệt của khách hàng, song vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đa dạng hóa sản phẩm.

• Thứ ba: Hiệu quả làm việc của CBTT còn chậm, các thao tác thủ công còn nhiều, chưa có nhiều áp dụng hệ thống công nghệ được đầu tư. Không chỉ đảm nhiệm thực hiện quy trình thanh toán mà CBTT còn phải thực hiện tư vấn khách hàng về các hoạt động của quy trình, yêu cầu của thanh toán bằng LC, ưu-nhược của LC, những rủi ro của hợp đồng thương mại, mức phí và hạn mức TTTM. Tuy nhiên việc tư vấn còn tốn khá nhiều thời gian và thực hiện dưới hình thức thủ công đạt hiệu quả thấp. Mặc dù, phía NHCTVN đã có nhiều cải tiến ứng dụng công nghệ vào quá trình tư vấn, song việc ứng dụng vào công việc thực tế còn nhiều hạn chế.

Những vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng là do bởi các nguyên nhân cụ thể sau:

• Mô hình tổ chức và quản lý còn nhiều bất cập, sự kết hợp giữa các bộ phận phòng ban còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo, chưa tạo thành dịch vụ khép kín. Trong đó, khả năng phối hợp làm việc giữa tổ điện toán và phòng TTQT còn nhiều hạn chế, thiếu tính kết hợp chặt chẽ. Đặc biệt khi xảy ra các sự cố sai sót về giấy tờ chứng từ, công nghệ ứng dụng…

24

• Công nghệ tuy được đầu tư mạnh mẽ, hệ thống dữ liệu được tập trung hóa nhưng còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tuy phần mềm luôn được cập nhật, kiểm tra thường xuyên nhưng hệ thống phần cứng đang có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng nhẹ. Đặc biệt là hệ thống máy chủ tại chi nhánh có dấu hiệu xuống cấp, chưa đủ khả năng tương thích với phần mềm hiện đại hơn. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu công việc còn nhiều hạn chế, phần nào làm chậm quy trình thanh toán và giảm hiệu quả công việc.

• Trình độ nhân viên tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn đáp ứng theo nhu cầu của thị trường, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các đối thủ ngân hàng nước

ngoài. Tuy NHCTVN nói chung và chi nhánh 9 nói riêng thường xuyên định kỳ tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ song hiệu quả mang lại còn thấp, năng suất làm việc của nhân viên tuy có phần nào được cải thiện nhưng chưa cao. Lý giải cho điều này là bởi, các chương trình đào tạo được thiết kế còn khái quát, chưa đi chuyên sâu vào tình huống khó trong thực tế, chưa đủ đạt chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, còn nhiều hạn chế về ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, các quy ước về TTQT bằng tín dụng chứng từ trên thế giới.

• Hệ thống ngân hàng đại lý tuy phát triển song vẫn còn nhiều hạn chế về số lượng và mức độ phủ sóng. Theo số liệu từ NHCTVN, tới nay có 164 ngân hàng đặt tại 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đây là một con số tương đối thấp so với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc mạng lưới vẫn chưa thể phủ rộng khắp thế giới, nên phải thông qua các bên trung gian làm tăng chi phí và mất nhiều thời gian. Điều này làm giảm tính hiệu quả của hoạt động thanh toán và lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.

• TTQT nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng yêu cầu phải được thực hiện theo đúng quy định và điểm kiểm soát, kiểm tra ở từng giai đoạn để tránh sai sót. TTQT có liên quan đến rất nhiều bên gồm khách hàng, người thụ hưởng, ngân hàng đối tác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, dẫn đến những sai sót không đáng có, làm chậm quy trình so với dự kiến.

25

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK

CHI NHÁNH 9 NĂM 2020 3.1. Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng

3.1.1. Trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững; tập trung các nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh; tăng trưởng một cách bứt phá về hiệu quả thông qua việc quản trị tốt chất lượng tăng trưởng và quản trị rủi ro hợp lý; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh doanh; cải tiến, hoàn thiện và phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại; quản trị tốt chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí; đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, hạn chế thấp nhất rủi ro nợ xấu, nâng cao chất lượng và số lượng tài sản; tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm cải thiện năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu và giá trị thương hiệu.

VietinBank định hướng tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phương án cơ cấu lại, gắn liền với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2018 - 2020, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng lực dự báo và quản trị rủi ro, quản trị điều hành phù hợp theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

3.1.2. Trong trung và dài hạn

Với định hướng lâu dài, VietinBank đang cố gắng từng bước trở thành ngân hàng có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất trong Hệ thống Ngân hàng tại nước ta trong giai đoạn 2020-2030. NHCTVN xác định những chiến lược cho các giai đoạn tiếp theo là:

• Duy trì tăng trưởng ổn định hoạt động kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập.

• Tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao nhất, cải thiện mạnh mẽ chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ tín dụng và phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến.

• Nâng cao năng lực và uy tín tài chính, tăng cường hiệu quả các hoạt động ngân hàng tại hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng đại lý và công ty con, công ty liên kết kể cả trong nước và quốc tế.

• Cải thiện năng suất lao động của nguồn nhân lực, quản trị hiệu quả về chi phí hoạt động. Đứng trên cương vị là NHTM hàng đầu nước ta, bên cạnh mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận bền vững, NHCTVN còn không ngừng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng Đảng-Nhà nước và Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh chóng và bền vững. NHCT luôn cố gắng nâng cao năng lực về tài chính, con người, công nghệ… để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng cũng như toàn xã hội.NHCTVN tiếp tục cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ với xã hội, song song đó triển khai các dự án và công trình an sinh, thể hiện đúng triết lý “Nâng giá trị cuộc sống”.

26

3.2. Mục tiêu, kế hoạch phát triển TTQT bằng LC3.2.1. Trong ngắn hạn 3.2.1. Trong ngắn hạn

• Thực hiện các kế hoạch, chiến dịch thúc đẩy doanh số TTQT tại chi nhánh 9. Đẩy mạnh các hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng.

• Triển khai kế hoạch hội thảo trao đổi giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp. Lắng nghe và tiếp thu những đánh giá, đóng góp từ phía khách hàng và đối tác.

• Mở các lớp huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. 3.2.2. Trong trung và dài hạn

• Thực hiện đúng định hướng của NHCTVN: Hướng đến khách hàng “khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động của VietinBank”. Thái độ phục vụ khách hàng phải luôn niềm nở, thân thiện, phát huy vai trò của cán bộ và nhân viên trong việc duy trì hình ảnh VietinBank. Xây dựng hình ảnh CBTT chuyên nghiệp và am hiểu về quy trình nghiệp vụ, tạo lòng tin ở khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tích cực phát huy những thế mạnh vốn có về tài chính, công nghệ, con người…Duy trì những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế về quy trình TTQT&TTTM của Ngân hàng.

• Hoàn thiện những thiếu sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

• Củng cố và phát triển mạnh mẽ mối quan hệ với các ngân hàng đối tác và ngân hàng đại lý trên toàn thế giới.

• Tích cực trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thao tác nghiệp vụ chuẩn xác và luôn tận tâm với khách hàng.

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả TTQT bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng VietinBank Chi nhánh 9 năm 2020 hàng VietinBank Chi nhánh 9 năm 2020

3.3.1. Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từvà nâng cao khả năng quản trị rủi ro-giám sát của ngân hàng Vietinbank và nâng cao khả năng quản trị rủi ro-giám sát của ngân hàng Vietinbank

• Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ

- Đối với nhân viên tín dụng:

➢ Thẩm định tài chính, uy tín và cấp hạn mức mở LC cho khách hàng: Khi mở LC, nhân viên tín dụng thẩm định tình hình tài chính, uy tín, tài sản đảm bảo cho người mở LC để

phòng ngừa rủi ro phát sinh. Phải xem xét kỹ thông tin khách hàng, chỉ cấp hạn mức mở LC cho những khách hàng có khả năng tài chính. Bên cạnh đó, nhân viên tín dụng cần có đầy đủ kiến thức chuyên môn và tuân thủ đầy đủ quy định của NHCTVN.

➢ Xác định mức ký quỹ phù hợp với khách hàng: Hiệu quả kinh tế của hàng hóa nhập khẩu quyết định nhiều đến mức ký quỹ, do đó nhân viên tín dụng cần phải xem xét hàng hóa khách hàng yêu cầu mở LC có thuộc danh mục hạn chế hay không.

- Đối với nhân viên TTQT:

27

➢ Tư vấn rõ cho khách hàng những yêu cầu giấy tờ, thủ tục khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng LC. Tư vấn kỹ các điều kiện, điều khoản cần trong quy định hợp đồng để tránh trường hợp xảy ra sai sót, sự cố, tranh chấp giữa các bên. Xem xét kỹ các điều kiện trong giấy đề nghị mở LC.

➢ Khi kiểm tra chứng từ cần cẩn trọng dựa trên UCP-DC để phù hợp với quy trình quy định của NHCTVN.

➢ Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ của ngân hàng, theo dõi, đôn đốc khách hàng nộp tiền thanh toán theo thời gian quy định.

• Nâng cao khả năng quản trị rủi ro-giám sát ngân hàng, gồm các hoạt động sau:

- Đứng trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động Bảo vệ Ngân hàng khỏi những tác động xấu không dự báo trước, lường trước các biến động bất lợi, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

- Phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin, sử dụng các công cụ tài chính hiện đại.

- Tăng cường chuyển đổi các hoạt động thủ công sang sử dụng công nghệ hiện đại. Bằng việc đẩy mạnh tốc độ công nghệ hóa, hiện đại hóa công nghệ ứng dụng vào các hoạt động ngân hàng.

- Nâng cao khả năng làm việc không những trong công tác quản lý quy trình nghiệp vụ mà còn khả năng quản trị rủi ro. Thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ nhân viên, đặc biệt bồi dưỡng các cán bộ phòng TTQT&Trung tâm TTTM.

- Xây dựng và nâng cao hình ảnh Ngân hàng theo định hướng chuyên nghiệp, tận tâm với khách hàng.

• Tác động mang lại

- Kiểm tra kỹ lưỡng về tín nhiệm và khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp Ngân hàng có được những chính sách hạn mức ký quỹ linh động và phù hợp cho từng khách hàng. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của VietinBank so với các đối thủ cạnh tranh.

- Công tác kiểm tra, tra soát giấy tờ, chứng từ bằng công nghệ hiện đại sẽ giúp hạn chế sai sót và hiệu quả về mặt thời gian và chi phí hơn. Từ đó, làm giảm phí dịch vụ TTQT bằng LC, tăng lợi thế cạnh tranh về mặt mức phí và thời gian xét duyệt.

• Kế hoạch triển khai-ngân sách thực hiện

- Định kỳ hàng tháng tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao kỹ năng thẩm định khả năng tài chính, uy tín của khách hàng, đào tạo kỹ năng sử dụng hệ thống tư vấn khách hàng cho CBTT.

- Kết thúc mỗi quý thực hiện công tác lấy ý kiến, phản hồi về sản phẩm dịch vụ từ phía khách hàng.

- Dự toán nguồn ngân hàng thực hiện từ 3-5% trong tổng doanh thu phí từ dịch vụ TTQT bằng LC cho các hoạt động trên.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Hoàn thiện, phát triển và nâng cao các hoạt động của phòng TTQT& Trung tâm TTTM

• Phòng TTQT&Trung tâm TTTM cần:

- Quy định rõ hạn mức kiểm soát chứng từ đối với các chức danh TTQT. Quyền hành của các nhân viên cần được phân chia cụ thể theo mức trách nhiệm và nghĩa vụ. Phân bổ số lượng nhân viên hợp lý cho từng bộ phận, từng khâu trong quy trình thanh toán, phân quyền và nhiệm vụ các nhân viên rõ ràng cụ thể.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến TTQT bằng tín dụng chứng từ như các quy định, thông tư, nghị quyết. Đặc biệt, cập nhật nhanh chóng, kịp thời và chính xác những thay đổi của Chính phủ và NHNN. Song song đó, với những thay đổi cần tổ chức các buổi huấn luyện, kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quy trình đối với cán bộ nhân viên.

- Thường xuyên tham gia, liên kết đối với các tổ chức nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, thủ tục yêu cầu mở LC để có sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 9 năm 2020 (Trang 38)