thẩm phán ở Việt Nam
Giai đoạn từ năm1945 đến năm 1980
Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945 thiết lập Toà án quân sự để “xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì đó có phương hại đến
nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trừ khi phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo quân luật”. ở thời kỳ đầu để đảm bảo
yêu cầu của cách mạng Nhà nước ta chủ yếu vẫn áp dụng các quy định về thẩm phán và toà án của chính quyền thực dân Pháp để làm căn cứ quy định, tuyển chọn đối với thẩm phán.
Ví dụ: Sắc lệnh số 217 ngày 22/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ quy định tại Điều thứ nhất “Các vị Thẩm phán đệ nhị cấp có văn bằng Luật khoa nhận bổ nhiệm sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, sau khi đã thực hành chức vụ tư pháp trong một hạn là ba năm trước các Toà án đệ nhị cấp,các Toà án quân sự, các Toà án binh hay Toà thượng thẩm, có làm Luật sư mà không phải tập sự tại một văn phòng luật sư, thời hạn này kể từ ngày tuyên thệ đầu tiên”.
37
Sau khi nhà nước “non trẻ” của chúng ta có được sự khẳng định trên trường quốc tế, để đảm bảo vai trò của bộ máy nhà nước và thực hiện cách mạng, Nhà nước ta đã dần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới để quy định tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và thay thế dần các quy định của chính quyền thực dân Pháp, trong đó có các quy định về toà án, thẩm phán. Tuy nhiên, do điều kiện để thực hiện ngay nhiệm vụ cách mạng của đất nước thời kỳ mới dành được độc lập nên pháp luật chưa có quy định mang tính chất chuyên môn, nghiệm vụ cao, cụ thể về tiêu chuẩn của người được bổ nhiệm làm thẩm phán để thực hiện nhiệm vụ xét xử của Toà án.
Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
Sự thành công của cuộc cách mạng 30/4/1975 giải phóng miền Nam, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất về một mối, khẳng định sự thành công toàn vẹn của công cuộc đấnh tranh giải phóng đất nước, dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới với nhiệm vụ xây dựng tổ quốc được đặt lên hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế mới của đất nước Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế cho Hiến pháp năm 1959. Sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, cùng với sự xác định vai trò quan trọng của hệ thống các cơ quan tư pháp và đội ngũ thẩm phán làm công tác xét xử UBTVQH đã ban hành Luật Tổ chức Toàn án nhân dân (năm 1981), theo đó các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán vẫn còn nhiều tính chất định tính chưa mang tính định lượng rõ ràng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với thẩm phán. Trong giai đoạn này, theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Toà án nhân dân thì “Tổng số biên chế của các Toà án nhân dân địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Hội đồng bộ trưởng quyết định” và “Bộ Tư pháp quy định biên chế cho từng TAND địa phương do Bộ Tư pháp quy định”, trong khí đó Biên chế của TANDTC thì lại do Chánh án TANDTC quy định và trình Hội đồng Nhà nước phê duyệt. Chính một phần vì các quy định chưa có tính tập trung thống nhất về cơ quan quản lý chuyên môn và cơ
38
quan quản lý nhà nước đối với toà án, thẩm phán nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ thẩm phán có thống nhất từ toà án địa phương đến TANDTC.
Giai đoạn từ năm 1992 đến nay
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) kỳ Đại hội đề xuất và thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đây là kỳ Đại hội đánh dấu mốc son quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, với tầm nhận thức mới, và các quan điểm mới về phát triển đất nước. Và để đáp ứng được yêu cầu mới Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội thông qua để thay thế cho Hiến pháp 1980 đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình.
Hiến pháp 1992 của thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển và sửa đổi, bổ sung của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật và của cả tổ chức bộ máy nhà nước. Một trong những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến ngành tư pháp nói chung và Toà án nói riêng đó là việc ban hành Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi năm 1989 và Pháp lệnh TP&HTTAND năm 1993, đã quy định một cách có hệ thống và toàn diện về thẩm phán, trong đó tiêu chuẩn về chuyên môn đối với thẩm phán là có trình độ Cao đẳng toà án hoặc cử nhân luật; về tiêu chuẩn nghiệp vụ xét xử pháp luật lấy quy định về thời gian công tác pháp luật để quy xét về nghiệp vụ.
Về thẩm quyền bổ nhiệm: Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, và cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án TANDTC.
Đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020, trên cơ sở thấy rõ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của thẩm phán trong kết quả hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp nói chung. Các quy định của pháp luật về thẩm phán cần phải có sự thay đổi lớn, căn bản về tính chất nghề nghiệp theo hướng thẩm phán phải là một nghề có tính chuyên
39
nghiệp và tính xã hội hoá cao. Để nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống của cơ quan, Đảng và Nhà nước ta xác định khâu đột phá phải từ kết quả hoạt động của các thẩm phán, kiểm sát viên tại phiên toà chính vì thế các quy định của pháp luật về đội ngũ thẩm phán đã có sự thay đổi rất quan trọng là:
Thứ nhất, Lần đầu tiên PLTP&HTTAND năm 2002 đã quy định tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ mang tính chất bắt buộc đối với một người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán là phải “có trình độ cử nhân luật”, phải được học và cấp chứng chỉ “nghiệp vụ xét xử”. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để chuẩn hoá về trình độ kiến thức, nghiệp vụ của thẩm phán đảm bảo việc dần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Toà án, đáp ứng yêu cầu pháp chế XHCN.
Thứ hai, Lần đầu tiên thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán toà án nhân dân địa phương được chuyển giao từ Chủ tịch nước sang cho Chánh án TANDTC theo phân cấp quản lý theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC.
Kết luận chương 1
Cùng với sự xuất hiện nhà nước và pháp luật thì điều quan trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng quan tâm đến đó là việc thiết lập một hệ thống các cơ quan để duy trì, bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho sự tuân thủ nghiêm ngặt những quy định pháp luật của nhà nước nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và phát triển của xã hội, của nhà nước đó, hệ thống cơ quan đó được gọi là hệ thống các cơ quan tư pháp. Trong đó, Toà án và thẩm phán có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, nó thường được xem là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Với những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta trong hơn 20 năm qua, khi đất nước phát
40
triển ngày càng nhanh, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu, rộng vào đời sống kinh tế thế giới thì hơn lúc nào hết Toà án và thẩm phán ngày càng giữ vai trò trọng trách quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, đảm bảo cho sự công bằng, công minh trong mọi mặt của đời sống xã hội. Toà án và đặc biệt là thẩm phán, là biểu tượng của “cán cân công lý”. Vì thế, trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo cơ chế cho hoạt động xét xử của Toà án và đặc biệt là đội ngũ thẩm phán có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một trong những yêu cầu trọng tâm của cải cách tư pháp là đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp thì hơn lúc nào hết đòi hỏi ngành toà án, đội ngũ thẩm phán phải xác định, khẳng định rõ hơn nữa vị trí, vai trò của mình sao cho “đủ tâm”, “đúng tầm” với trọng trách nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao cho họ.
41
Chương 2