Thực trạng về số lượng, chất lượng của đội ngũ thẩm phán và tình hình xét xử trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 46)

và tình hình xét xử trong thời gian qua

Kinh nghiệm thực hiện công cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính trong những năm vừa qua cho thấy để thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp thì một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đó là nguồn nhân lực để thực hiện cải cách tư pháp. Chính vì thế, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng đã được Đảng, Nhà nước, các cơ quan tư pháp và ngành Toà án xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng có vai trò quyết định để thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Trong cải cách tư pháp hiện nay Đảng và Nhà nước ta xác định khâu đột phá của hoạt động tư pháp là “nâng cao... chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử...”. Mặt khác, chúng ta cũng khẳng định: “Toà án là

42

trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp, hoạt động xét xử là trọng tâm của hoạt động tư pháp”[2, tr.1]. Do đó, yếu tố con người, cụ thể hơn là đội ngũ thẩm phán có vị trí rất quan trọng để tiến hành cải cách tư pháp. Vì thế, vấn đề xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là vấn đề quan trọng mà Đảng, Nhà nước và ngành Toà án đang quan tâm chỉ đạo thực hiện rất sát sao. Để đánh giá khách quan, toàn diện công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán trong thời gian quan, tìm ra những nguyên nhân hạn chế, những mặt mạnh, yếu của công tác này, từ đó xây dựng phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ thẩm phán trong thời gian tới trước hết chúng ta phải đánh giá được thực trạng bức tranh toàn cảnh về đội ngũ thẩm phán hiện nay.

Theo đánh giá của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 08-NQ/TW thì: “...phần

lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí tận tụy với công việc, có những trường hợp hi sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó trong nhiều văn kiện Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận trong công tác lãnh đạo của Đảng có lúc, có nơi còn có hiện tượng buông lỏng thiếu sự chỉ đạo sát sao, kịp thời trong công tác xây dựng, quy hoạch, kiểm tra giám sát và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức do đó“...Đội ngũ cán bộ tư pháp còn

thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức” [2, tr.1]

Theo Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình thì, tính đến hết tháng 3/2008, TANDTC có 116 thẩm phán thiếu 4 người, TAND cấp tỉnh có 977 người thiếu 121 người, TAND cấp huyện mới bổ nhiệm được 3249 thẩm phán thiếu 441 người. Số thẩm phán chưa bổ nhiệm chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Cà Mau và một số tỉnh miền núi như Đắk Nông, Gia Lai, Điện Biên. Thực trạng trên cho thấy đội ngũ thẩm phán đang rất thiếu đặc biệt

43

là đội ngũ thẩm phán cấp huyện và cấp tỉnh, trong khi thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện thì đây thực sự là khó khăn, thách thức lớn. Trong khi đó chúng ta biết rằng tình hình phạm tội chưa có chiều hướng giảm; các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và các vụ án hành chính có xu hướng gia tăng cả về số lượng và phức tạp về tính chất, tình hình khiếu nại tư pháp còn diễn biến phức tạp thì nhiệm vụ của các thẩm phán ngày càng nặng nề hơn, nhiều việc cần phải làm hơn để giải quyết công việc vượt định mức, đồng thời lại phải đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, công tác xây dựng đội ngũ, cụ thể là công tác tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán lại càng phải thực hiện nhanh và có hiệu quả hơn.

Về chất lượng, theo thống kê, hiện nay vẫn còn 5% số thẩm phán chưa có bằng cử nhân luật. Trong khi đó trình độ thẩm phán ở các vùng miền khác nhau chưa đồng đều về chất lượng, số thẩm phán có trình độ đào tạo chính quy, cơ bản về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ xét xử chỉ chiếm 40% và tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn. Số thẩm phán có trình độ sau đại học hoặc đào tạo, bồi dưỡng, tu nghiệp ở nước ngoài còn ít. Kiến thức về pháp luật quốc tế, trình độ và khả năng ngoại ngữ, tin học của đội ngũ thẩm phán còn yếu. Chính sự yếu về chất lượng, thiếu về số lượng này khiến công tác xét xử còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện rõ qua số lượng các bản án, quyết định của toà án bị huỷ, sửa. Theo Báo cáo tổng kết của ngành Toà án về công tác xét xử năm 2006, tỷ lệ các vụ án bị huỷ, bị sửa còn cao, cụ thể:

- Về công tác giải quyết các vụ án hình sự: Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hình sự bị huỷ là 0,6%, bị sửa là 4,1%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết lại chiếm 0,68%, sửa chiếm 5%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 0,33%.

44

- Về công tác giải quyết các vụ án dân sự: Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,4%, bị sửa là 3,8%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ giảm 0,1%, bị sửa tăng 0,2%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết lại chiếm 2%, sửa chiếm 4%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 2%.

- Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và tuyên bố phá sản. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 2%, bị sửa là 3%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ giảm 0,5%, bị sửa tăng 0,9%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết lại chiếm 2,3%, sửa chiếm 3,4%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 3,2%.

- Công tác giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về lao động. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 2,3%, bị sửa là 7,1%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ tăng 0,1%, bị sửa tăng 1,9%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết lại chiếm 0,92%, sửa chiếm 9%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 8,3%.

- Công tác giải quyết các vụ án hành chính. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 6,2%, bị sửa là 4,7%. So với năm 2005, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ giảm 0,2%, bị sửa giảm 1%. Trong đó, tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị huỷ để giải quyết lại chiếm 9,3%, sửa chiếm 7%; tỷ lệ các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm bị huỷ chiếm 2,3%, sửa chiếm 0,3%.

Như vậy, có thể thấy số lượng các vụ án được toà án đưa ra xét xử là rất lớn, số năm sau luôn cao hơn năm trước hàng chục nghìn vụ án các loại, nhưng tỷ lệ vụ án bị huỷ, bị sửa năm sau lại giảm hơn so với năm trước mặc dù tỷ lệ giảm không đáng kể. Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm (%) thì số vụ án bị

45

huỷ, sửa là rất nhỏ, nhưng nếu tính về trị tuyệt đối thì tổng số vụ án bị huỷ, bị sửa là không nhỏ, tính chung cả toàn ngành thì con số này lên đến hàng trăm vụ án, nhất là các vụ án dân sự, hành chính. Vì thế, có thể nói nó ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của nhân dân đối với hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung và Toà án nói riêng.

Cũng theo Chánh án Trương Hoà Bình thì, nguyên nhân của thực trạng trên là do việc đào tạo nguồn thẩm phán không theo kịp yêu cầu biên chế và số lượng thẩm phán đối với một số địa phương có số lượng án rất lớn, gia tăng nhanh, mạnh. Đối với một số địa phương thuộc khu vực miền núi hoặc vùng xa, việc thiếu thẩm phán là do gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ và tạo nguồn thẩm phán.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là bức tranh phác hoạ tổng thể về số lượng đội ngũ Thẩm phán của nước ta trong những năm qua cho đến tháng 3 năm 2008, chúng ta có thể thấy việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, do điều kiện sinh hoạt khó khăn, tiền lương và các chế độ chính sách đối với thẩm phán chưa đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình ở mức trung bình khá trở lên của xã hội, cộng với yêu cầu công tác xét xử đòi hỏi tiêu chuẩn nghề nghiệp và trách nhiệm công việc cao, môi trường làm việc chịu nhiều áp lực và tính rủi ro nghề nghiệp cao nên nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật loại khá, giỏi hoặc những người có năng lực, kinh nghiệm làm công tác pháp luật như luật sư, luật gia... chưa muốn hoặc không muốn làm công tác tại toà án.

Hơn thế nữa do thu nhập của thẩm phán nói riêng và cán bộ toà án nói chung vẫn còn thấp nên đã có một số thẩm phán, cán bộ toà án có trình độ học vị cao như thạc sỹ, tiến sỹ luật đã xin thôi việc để ra ngoài làm luật sư

46

hoặc việc khác có thu nhập cao hơn. Đây là tình trạng báo động về sự thiếu hụt, yếu kém về công tác nhân lực có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao trong công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu khó khăn của công tác cải cách tư pháp hiện nay. Tình trạng “chảy máu chất xám” trong khối các cơ quan nhà nước nói chung và ngành Toà án nói riêng trong những năm gần đây đang ngày càng trở nên nghiêm trọng đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải có những chính sách, biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương để thu hút đội ngũ thẩm phẩm giỏi tạo điều kiện tốt nhất giúp họ thực sự chuyên tâm làm công tác xét xử.

Qua đánh giá, nhìn nhận khái quát về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ thẩm phán hiện nay nói riêng của Đảng, Nhà nước và của Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình ở trên, xuất phát từ nội dung, nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tác giả luận văn sẽ phân tích thực trạng công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong thời gian qua trên bốn nội dung cơ bản sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)