Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 93)

b) Công tác bổ nhiệm Thẩm phán

3.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán

Để xây dựng được đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, ổn định, hợp lý về cơ cấu, số lượng, chất lượng, đủ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực thi quyền xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, ngành toà án cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải xây dựng được một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

tổng thể cho đội ngũ cán bộ của ngành nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng cùng với việc hoạch định từng bước thật rõ ràng và chi tiết việc triển

91

khai thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Không thể coi việc xây dựng và hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực này là vấn đề lý luận thuần tuý mà đó phải là một quan điểm phát triển.

Chiến lược đào tạo đội ngũ thẩm phán là phương châm, là biện pháp mang tính toàn diện để có được một đội ngũ thẩm phán có đủ các phẩm chất cần có của thẩm phán để thực hiện công việc xét xử của mình. Mặt khác, chiến lược đào tạo đội ngũ thẩm phán sẽ đảm bảo đáp ứng được số lượng thẩm phán có chất lượng và có tính ổn định trong một thời gian dài và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực – thẩm phán là vấn đề có tính định hướng. Sự định hướng không phải tập trung ở việc xác định số lượng mà còn tập trung vào chất lượng đội ngũ, chính vì thế mỗi một đơn vị toà án và toàn ngành toà án đều cần có chiến lược đào tạo đội ngũ thẩm phán của riêng mình và phù hợp với chiến lược xây dựng và đào tạo đội ngũ thẩm phán của toàn ngành. Bởi lẽ, trong nhiều năm tới đây Việt Nam được coi là một trong những trung tâm thu hút đầu tư của khu vực và thế giới, điều đó có nghĩa là việc chuẩn bị đội ngũ thẩm phán đủ khả năng tiếp nhận được những sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn bởi các yếu tố nước ngoài và pháp luật quốc tế ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng vào đời sống kinh tế – xã hội của đất nước ta.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xác định được sự hiện diện của một chiến lược xây dựng đội ngũ thẩm phán thì điều đơn giản nhất phải cắt nghĩa được có hay chưa một định hướng, một quy hoạch hoặc một kế hoạch, một tầm nhìn rõ ràng, ổn định trong một thời gian nhằm tạo ra, phát triển đội ngũ thẩm phán hiện nay và tương lai. Những hoạch định dài hơi và có tầm bao quát về lực lượng đội ngũ thẩm phán nói riêng và cán bộ toà án nói chung sẽ có quan hệ chặt chẽ đến chất luợng và số lượng đội ngũ thẩm phán có khả năng đáp ứng được yêu cầu xét xử trong điều kiện các quan hệ xã hội được pháp luật

92

điều chỉnh luôn thay đổi. Mặt khác, nó còn là điều kiện để chúng ta ngày càng có được đội ngũ thẩm phán đủ về cơ cấu, số lượng và đồng thời có tính chuyên nghiệp cao.

Thứ hai, Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán đương nhiệm và đội ngũ kế cận là nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán nên thiết kế, xây dựng thành hai phần. Trong đó phần thứ nhất (phần chung) bao gồm nội dung nhằm đáp ứng các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn của các thẩm phán nói chung, phần thứ hai (phần riêng) bao gồm các nội dung đáp ứng các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn các Thẩm phán của các Toà án chuyên trách, và Thẩm phán tư pháp để đáp ứng được đặc trưng riêng trong công tác xét xử của Thẩm phán ở các Toà chuyên trách và Thẩm phán tư pháp.

Nói cách khác, theo quan điểm của chúng tôi, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán cần xuất phát từ những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn người thẩm phán; từ đặc thù của loại hình Thẩm phán tại các Toà chuyên trách hay Thẩm phán tư pháp; từ nhu cầu thực tế của yêu cầu chuyên mốn hoá của các thẩm phán, mặc dù các thẩm phán đều có các tiêu chuẩn chung là “người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ

xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án” (Điều 1 Pháp lệnh Thẩm

phán và Hội thẩm nhân dân).

Với tính chất quan trọng của các chức danh trong ngành Toà án, và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành hiện nay thì, ngành Toà án cần thành lập trường Đại học Toà án hoặc Học viện Toà án dưới sự quản lý trực tiếp của TANDTC để thực hiện các nhiệm vụ: đào tạo cán bộ có trình độ đại học luật cho ngành toà án; đào tạo nghiệp vụ xét xử để đào tạo nguồn thẩm phán; đào tạo hướng nghiệp thư ký phiên toà và các chức danh cán bộ, viên chức có trình độ đại học luật cho ngành toà án, đồng thời đào tạo nâng cao và bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ, công chức toà án các cấp. Mặt khác, nó sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học, học thuật

93

của ngành toà án, nơi mà các thẩm phán, cán bộ toà án, các nhà nghiên cứu luật có thể trao đổi kiến thức khoa học pháp lý gắn với thực tiễn hoạt động xét xử của ngành toà án.

Thứ ba, ngành Toà án cần xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ Thẩm phán ở các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài, trong đó chỉ ra từng lộ trình cụ thể về công tác cử các Thẩm phán có năng lực có trình độ ngoại ngữ tốt đi học ở một số nước có nền kinh tế phát triển và có hệ thống pháp luật tố tụng tiên tiến, để trong thời gian tới chúng ta có được một số lượng lớn các Thẩm phán thông hiểu các luật lệ, tập quán quốc tế đủ đáp ứng các yêu cầu giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Thứ tư, trong công tác đào tạo bồi dưỡng phải đặc biệt chú ý đến việc

bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, đạo đức nghề Thẩm phán, đảm bảo cho các Thẩm phán có lập trường tư trưởng chính trị vững vàng. Thẩm phán ít nhất phải được học tập các trương trình trung cấp lý luận chính trị, coi đây là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo việc thực Chiến lược cán bộ, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Nghị quyết TW 3 (khoá 8) đề ra là: “Mọi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)