Công tác quy hoạch, tuyển dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ thẩm pháp đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp thì điều quan trọng đầu tiên mà ngành Toà án đã làm trong thời gian qua đó là đã tiến hành tốt công tác tổng rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ thẩm pháp nói riêng. Đây là công việc hết sức quan trọng để ngành Toà án đánh giá được khách quan, toàn diện thực trạng số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở đó tiến hành công tác xây dựng quy hoạch, dự báo yêu cầu phát triển về đội ngũ thẩm phán và cán bộ tư pháp, đồng thời từ việc phân tích đánh giá thực trạng này, ngành Toà án sẽ có được cơ sở thực tiễn quan trọng để tiến hành các công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn để tuyển chọn bổ nhiệm

47

thẩm phán cũng như việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ thẩm phán đương nhiệm, đảm bảo cho họ dần đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán.

Với mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, thì một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra cho ngành Toà án phải thực hiện đó là phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, dự báo, tuyển dụng và tạo nguồn để xây dựng đội ngũ Thẩm phán và cán bộ toà án đủ về số lượng, cơ cấu, bước đầu đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng tương xứng với nhiệm vụ, vai trò, vị trí của hệ thống toà án trong công cuộc cải cách tư pháp.

Trong đội ngũ cán bộ, công chức của Toà án nói chung thì đội ngũ Thẩm phán là nhân tố trọng tâm, cốt lõi nhất của ngành, với chức năng, trách nhiệm, quyền hạn xét xử của mình Thẩm phán là một trong những người có trách nhiệm phải đưa ra phán quyết cuối cùng và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của việc xét xử để giải quyết các vụ án, tranh chấp tại toà án. Chính vì thế, đội ngũ thẩm phán - nguồn nhân lực trung tâm, quan trọng nhất của ngành Toà án trong thời gian qua đã và đang được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đề ra, cần khai thác

và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.

Xác định được vấn đề quan trọng này, ngành Toà án trong những năm qua đã có nhiều chủ trương, biện pháp để tăng cường hiệu quả của công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ thẩm phán để đáp ứng được những nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, qua những nhận xét của Chánh án

48

TANDTC Trương Hoà Bình về đội ngũ Thẩm phán ở trên cho chúng ta thấy rằng, trong nhiều năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ngành Toà án thường có sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán mặc dù trong công tác báo cáo tổng kết hàng năm và công tác xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo bao giờ trong báo cáo của Ngành cũng đều có nội dung hết sức quan trọng là “Công tác xây dựng ngành” trong đó nội dung công tác tổ chức cán bộ luôn được quan tâm và được sự đánh giá khá cao sự nỗ lực của toàn ngành.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Toà án các cấp đã được kiện toàn, bổ sung, đảm bảo yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Việc xem xét, bổ nhiệm Thẩm phán, cán bộ lãnh đạo, tuyển dụng cán bộ công chức; tạo nguồn Thẩm phán có nhiều tiến bộ, đã khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ lãnh đạo Toà án địa phương, từng bước đảm bảo biên chế Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân. Năm 2006, các Toà án địa phương đã tuyển dụng mới 448 cán bộ, Chánh án TANDTC bổ nhiệm mới 227 Thẩm phán TAND địa phương. Cho tới nay biên chế toàn ngành có 10.975 người trong đó có 4.141 Thẩm phán. [ Báo cáo năm 2006, tr.12]

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định rằng công tác xây dựng quy hoạch, tuyển dụng và tạo nguồn bổ nhiệm đội ngũ thẩm phán đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, công tác xây dựng quy hoạch, kiện toàn đội ngũ thẩm phán được

tiến hành trong bối cảnh cơ chế tập trung bao cấp vừa mới được thay thế bằng cơ chế kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nên vẫn còn ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, thói quen, tâm lý, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, một số vẫn quen nếp quản lý cũ ít sáng tạo, linh hoạt, thậm chí có nơi, có lúc công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ thẩm

49

phán còn làm chiếu lệ, qua loa, thiếu các căn cứ khoa học và thực tiễn, chưa xác định đúng vai trò quan trọng của công tác này, do đó công tác này chưa có kết quả cao, dẫn đến tình trạng đội ngũ thẩm phán còn “thiếu”, “yếu” như hiện nay. Tuy nhiên, hiện tượng này do bị tác động một phần đáng kể của thể chế hành chính, công tác tổ chức bộ máy hành chính đang trong quá trình đổi mới, cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển đội ngũ thẩm phán nằm trong bối cảnh chung khó khăn mang tính hệ thống của đất nước.

Hai là, chế độ nhân sự chưa đổi mới kịp, trách nhiệm cán bộ chưa rõ

ràng, chặt chẽ, việc phân cấp, phân quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan tiến hành chậm trễ, có tình trạng bao biện, lấn sân trong công tác nhân sự, nhưng có nhiều việc cũng không ai chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. Chưa xây dựng được quyết tâm đổi mới mạnh mẽ đồng bộ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt các cấp. Tư tưởng bảo thủ, dè dặt, chờ đợi còn khá phổ biến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ công chức, do đó nhiều qui định mới chậm được thực hiện hoặc thực hiện không triệt để, không nhất quán, không liên tục. Điều này thể hiện rõ hơn nếu ta phân tích kỹ vì sao số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học luật trong cả nước hàng năm là rất lớn không dưới 5000 người/1 năm mà số lượng cán bộ trong ngành tư pháp vẫn còn tình trạng thiếu về số lượng.

Ba là, Chưa tiến hành mạnh mẽ việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

kết quả của công tác quy hoạch, tuyển dụng và tạo nguồn thẩm phán, công tác quản lý cán bộ, thẩm phán nên những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý cán bộ công chức chưa thực sự dựa trên những căn cứ khoa học mà còn mang nhiều yếu tố chủ quan, cảm tính của người lãnh đạo và của các tổ chức và cá nhân làm công tác quản lý nhân sự; việc áp dụng các qui định của nhà nước chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo còn máy móc, dập khuôn. Công

50

tác sửa đổi bổ sung các định mức, tiêu chuẩn xây dựng, xét duyệt chỉ tiêu biên chế đối với các đơn vị toà án chậm được chỉ đạo triển khai thực hiện triệt để.

Bốn là, nguồn nhân lực để tuyển dụng, đào tạo nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán còn hạn chế, nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật loại khá, giỏi và nhiều người có trình độ cử nhân luật có năng lực hoạt động trong lĩnh vực pháp luật không muốn công tác trong ngành Toà án vì nhiều lý do như thu nhập thấp, phải làm việc trong môi trường có nhiều áp lực, sự rủi ro trong nghề nghiệp cao..., trong khi đó hiện nay chúng ta đang thấy hiện tượng “chảy máu chất xám” đang diễn ra ngày càng tăng nhanh. Mặt khác, bên cạnh việc có chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành về mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán nhưng các quy định về tuyển chọn đối tượng được tham dự kỳ thi quốc gia do Học viện Tư pháp tổ chức để đào tạo “nghiệp vụ xét xử” thì lại rất khắt khe chưa đáp ứng đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác bổ nhiệm thẩm phán, điều này chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở những nội dung sau của luận văn.

Năm là, Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, công chức chưa thực sự

có hiệu quả, còn là một trong những khâu yếu hiện nay. Mặt khác, nó còn có các quy định trùng chéo, thẩm quyền chưa thực sự rõ ràng và chưa được quán triệt thành cơ chế cần phải được thực hiện thường xuyên hơn nên hiệu quả, hiệu lực thanh tra, kiểm tra còn rất hạn chế, tác dụng chưa cao, chưa có nhiều vụ việc tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nhiệp, vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác kiểm tra công vụ, công chức. Trong khi đó nhiều vụ việc vi phạm pháp luật được phát hiện nhờ sự tố cáo của công dân, hoặc khi có đơn thư khiếu nại của công dân các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đơn thư mới được phát hiện, giải quyết làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân vào các cơ quan công quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)