b) Công tác bổ nhiệm Thẩm phán
3.2.4. Quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán làm việc.
phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán làm việc.
Trước khi con người làm chính trị, họ cần phải lo cơm ăn, áo mặc hàng ngày, vì thế để có được đội ngũ thẩm phán đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng trong tình hình hiện nay, theo quan điểm của chúng tôi ngành Toà án cần thực hiện một số chính sách sau:
Thứ nhất, Về chế độ lương, phụ cấp cho Thẩm phán vẫn còn nhiều bất cập chưa bảo đảm cuộc sống của các Thẩm phán. Do đó, ngành Toà án cùng với Đảng và Nhà nước phải làm sao để thực hiện tốt quan điểm, nội dung của
95
Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21/3/2000 là: “Sớm nghiên cứu chế độ bồi dưỡng cho
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thư ký phiên toà với mức phụ cấp thoả đáng, phù hợp với chất lượng và khối lượng công việc”. Có như vậy, đội ngũ Thẩm phán mới tâm huyết với công việc, chú trọng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời nó cũng hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường đang tác không nhỏ đến phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng. Do đó, ngành toà án cần thực hiện phải nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng đề án thang bảng lương riêng cho Thẩm phán, trong đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Bảo đảm phù hợp với mức sống chung trong xã hội, phải tương xứng với nhiệm vụ, trách nhiệm của Thẩm phán dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động.Tiền lương phải trở thành thu nhập chủ yếu của Thẩm phán, khuyến khích họ yên tâm với công việc được giao và không ngừng phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của công vụ, cụ thể là: trong thang bảng lương của Thẩm phán phải phân định được sự khác biệt đủ lớn về khoảng cách giữa Thẩm phán toà án cấp huyện, Thẩm phán toà án cấp tỉnh, Thẩm phán TANDTC để tạo được sự động viên, khuyến khích các Thẩm phán tích cực phấn đấu để trở thành Thẩm phán toà án cấp tỉnh và Thẩm phán TANDTC.
Tiền lương phải là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán; bảo đảm hoạt động của toà án có hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh.
Tiền lương phải trở thành động lực kích thích Thẩm phán tận tụy phục vụ nhân dân, khuyến khích được Thẩm phán đến làm việc ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Thứ hai, để thu hút được đội ngũ những người có đức, có tài công tác
96
tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, mọi cán bộ, thẩm phán đều có cơ hội làm việc và thăng tiến; đầu tư thêm các trang thiết bị cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc của Thẩm phán trong điều kiện xã hội đang có sự biến đổi từng ngày, từng giờ, từng phút và từng giây là hết sức cần thiết.
Thứ ba, tăng cường cơ chế đảm bảo về địa vị của Thẩm phán. Địa vị của Thẩm phán trong xã hội và trong công tác xét xử là một nhân tố quan trọng để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động tư pháp, thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Bởi lẽ trong thực tế hiện nay, mặc dù PLTP&HTTAND đã quy định Thẩm phán “có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, UBMTTQVN, các tổ chức thành viên của Mặt trần, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ” [26]. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vấn đề cơ chế, chế tài để đảm bảo thực hiện quy định này còn chưa rõ ràng, cần phải cụ thể hoá hơn nữa cơ chế và các chế tài đối với các cơ quan, tổ chức, công dân không thực hiện trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ của Thẩm phán trong việc giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, thương mai. Đảm bảo làm sao cho Thẩm phán luôn có một vị trí đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ xét xử thuận lợi không bị ràng buộc bởi các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tính công tâm của họ.
Kết luận chương 3
Cải cách tư pháp là một trong những chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, đáp ứng các yêu
97
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong xu thế tăng cường hội nhập và mở rộng các quan hệ quốc tế và khu vực.
Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngành tư pháp nói chung và toà án nói tiêng, trong đó có một nội dung hết sức quan trọng đó là hoàn thiện các chính sách pháp luật để có một cơ chế chính sách xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, ổn định, hợp lý về cơ cấu, số lượng, chất lượng, đủ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực thi quyền xét xử, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, ngành Toà án phải xây dựng được một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tổng thể cho đội ngũ cán bộ của ngành nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng cùng với việc hoạch định từng bước thật rõ ràng và chi tiết việc triển khai thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Không thể coi việc xây dựng và hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực này là vấn đề lý luận thuần tuý mà đó phải là một quan điểm phát triển.
Chiến lược đào tạo đội ngũ thẩm phán phải là phương châm, là biện pháp mang tính toàn diện để có được một đội ngũ thẩm phán có đủ số lượng, chất lượng và các phẩm chất cần có của thẩm phán để thực hiện công việc xét xử của mình.
Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực – thẩm phán phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của toàn ngành. Bởi lẽ, khi Việt Nam càng tiến sâu vào hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó có nghĩa là các mối quan hệ xã hội vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn bởi các yếu tố nước ngoài và pháp luật quốc tế, vì thế việc chuẩn bị đội ngũ thẩm phán có đử năng lực kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn để tiếp nhận được những sự thay đổi này là hết sức quan trọng và cần thiết.
98
Mặt khác, những hoạch định và tầm nhìn lâu dài có tầm bao quát về lực lượng đội ngũ thẩm phán nói riêng và cán bộ toà án nói chung sẽ có giá trị vững vàng và có quan hệ chặt chẽ đến chất luợng và số lượng đội ngũ thẩm phán có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Tóm lại, để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 thì một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành Toà án nhân dân lúc này là tăng cường xây dựng nguồn nhân lực nhất là đội ngũ thẩm phán có phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp; trách nhiệm cao trong công tác và bản lĩnh chính trị vững vàng
99
kết luận
Công cuộc cải cách tư pháp là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước đang yêu cầu hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung và ngành Toà án nói riêng phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc để cùng với việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhằm đẩy nhanh việc xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong xã hội ngày càng được đảm bảo thực hiện tốt hơn. Một trong những vấn đề quan trọng có tính quyết định đối với sự thành công của công cuộc cải cách tư pháp đối với ngành Toà án là việc xây dựng đội ngũ thẩm phán – nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong mọi hoạt động của toà án để thực hiện những nhiệm vụ, yêu cầu cải cách tư pháp. Chính vì thế nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán hiện nay để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là nhằm hệ thống hoá và đánh giá hiệu quả của các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác này là việc làm hết sức quan trọng mà tác giả mong muốn thực hiện.
Cải cách tư pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế. Các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong từng giai đoạn cả trước mắt và lâu dài. Trong đó tập trung vào việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động của các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động tư pháp đặc biệt là hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên toà xét xử coi đó là khâu đột phát trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp; có cơ chế chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh.
100
Trên cơ sở những chủ trương đó của Đảng, ngành Toà án nhân dân đã xây dựng các kế hoạch, đề ra các chỉ thị nhằm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ thẩm phán để tiếp tục nâng cao hiệu quả chất lượng xét xử của toà án thông qua việc tăng cường tổ chức phiên toà xét xử theo tinh thần Nghị quyết 08 NQ/TW. Trong đó ngành Toà án xác định rõ phán quyết của toà án phải dựa vào việc nâng cao chất lượng, kết quả tranh tụng tại phiên toà xét xử, mọi chứng cứ phải được đưa ra xem xét tại phiên toà, đảm bảo tính dân chủ và quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi cá nhân, công dân được phát huy tối đa nhằm không để lọt tội phạm và không xử oan người vô tội là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của toà án. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một trong những biện pháp cần thiết hiện nay là phải xây dựng được đội ngũ thẩm phán đủ về số lượng đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Đây là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, bởi lẽ trong điều kiện nước ta còn khó khăn về nguồn lực tài chính, nguồn lực về cơ sở vật chất thì nguồn lực con người là hết sức quan trọng, nó phải được đặt ở vị trí trung tâm đảm bảo tính cơ bản nhất cho việc giải quyết các vấn đề khác.
Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng và lãnh đạo ngành Toà án đã có sự chỉ đạo mạnh mẽ công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán đặc biệt là việc đổi mới công tác tạo nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán, đầu tư, chăm lo xây dựng đội ngũ thẩm phán đảm bảo về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sáng có tâm huyết với nghề, công tâm dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực của xã hội, cũng như trong nội bộ ngành, đơn vị, thực hiện tốt phong trào thi đua “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” trong ngành Toà án nhân dân. Tuy nhiên, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành tư pháp nói chung còn có sự bất cập trong việc tạo cơ chế, hành lang
101
pháp lý quan trọng cho việc đào tạo đội ngũ nguồn để bổ nhiệm thẩm phán, thiếu sự ban hành các văn bản về chế độ chính sách, tiền lương đủ mạnh để đảm bảo đời sống, sự phát triển của đội ngũ thẩm phán mà đồng thời tạo được sự thu hút những người có đủ đức đủ tài phục vụ trong ngành toà án, ngành Toà án chưa xây dựng tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ thẩm phán nên trong nhiều năm qua tình trạng đội ngũ thẩm phán còn “thiếu”, “yếu” vẫn còn tồn tại ở nhiều lúc, nhiều nơi mà chưa có biệt pháp cơ bản lâu dài để khắc phục thực trạng này.
Xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế hiện đại là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự phát triển của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cùng với những yếu tố tích cực của hội nhập là những yếu tố tiêu cực đang làm cho tình hình tội phạm, sự gian lận trong thương mại và các tranh chấp trong đời sống xã hội ngày có chiều hướng gia tăng nhiều hơn. Do đó, đòi hỏi cán bộ, công chức ngành Toà án, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán phải nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Mặt khác, để thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp hiện nay cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của cấp uỷ Đảng, lãnh đạo ngành Toà án cùng với cơ chế pháp luật thông thoáng là nguồn tác nhân quan trọng để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
102
tài liệu tham khảo Các văn kiện của Đảng:
1. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, ngày 02/01, Hà Nội
2. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, ngày 02/6, Hà Nội
3. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, ngày 24/5, Hà Nội 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Các văn bản của cơ quan nhà nước:
5. Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP “về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang”, ngày 14/12, Hà Nội
6. Chủ tịch Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 33-Sl “về việc thiết lập các Toà án quân sự”, ngày 13/9, Hà Nội
7. Chủ tịch Chính phủ (1945), Sắc lệnh “quy định sự tổ chức các đoàn thể Luật sư”, ngày 10/10, Hà Nội
8. Chủ tịch Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 217-Sl , ngày 22/11, Hà Nội 9. Chủ tịch Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 13-SL ngày 24/01, Hà Nội 10. Chủ tịch nước (1950), Sắc lệnh số 158-Sl ngày 17/11, Hà Nội