b) Công tác bổ nhiệm Thẩm phán
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Để đảm bảo hoạt động của Toà án và đội ngũ thẩm phán hoạt động có hiệu quả hơn, kịp thời phát hiện những yếu kém, những hành vi vi phạm pháp luật của thẩm phán, đội ngũ cán bộ công chức của ngành thì hơn lúc nào hết lãnh đạo ngành toà án, từng đơn vị toà án phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp dưới, tăng cường sự chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng. Đây là điều quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán và hiệu quả hoạt động của toà án. Việc kiểm tra, giám sát bên trong này vừa là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng
94
trong ngành toà án, lãnh đạo các đơn vị toà án, họ là những người hơn ai hết phải nắm chắc tình hình hoạt động của đơn vị mình của cán bộ, công chức do mình quản lý, vì thế khi họ thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nó sẽ luôn đảm bảo hiệu quả công tác của toà án và thẩm phán.
Mặt khác để đảm bảo hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp trước hết chúng ta phải làm tốt công tác động viên, tuyên truyền nhân dân nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, ý thức bảo vệ pháp luật, kịp thời phát hiện tố cáo các hành vi sai trái của cơ quan tư pháp nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp và đội ngũ thẩm phán.
Phải xây dựng cơ chế, trách nhiệm đối với Đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp và đội ngũ thẩm phán. Thúc đẩy nhanh hơn nữa việc nghiên cứu thành lập Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội để tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tư pháp.