Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 90)

b) Công tác bổ nhiệm Thẩm phán

3.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán

Để xây dựng được đội ngũ Thẩm phán đáp ứng được các yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, điều quan trọng đầu tiên là đánh giá đúng khách quan, toàn diện thực trạng đội ngũ Thẩm phán hiện nay, nói cách khác ngành toà án phải tiến hành tốt công tác tổng rà soát đội ngũ thẩm phán trên phạm vi cả nước để có được các số liệu chính xác đánh giá thực trạng đội ngũ Thẩm phán. Trong việc rà soát đội ngũ thẩm phán, phải nêu được các tiêu trí quan trọng của đội ngũ thẩm phán hiện nay như: Trình độ chuyên môn của các thẩm phán (trình độ cử nhân luật); chứng chỉ nghiệp vụ xét xử; trình độ lý luận chính trị; trình độ ngoại ngữ, tin học; Thời gian công tác trong ngành toà án, thời gian được bổ nhiệm làm thẩm phán, tổng số lượng án bị huỷ, sửa trong suốt thời gian được bổ nhiệm làm thẩm phán. Bên cạch đó ngành toà án cũng nên tiến hành rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ thư ký toà án và thẩm tra viên theo những tiêu chí về điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình tổng thể về tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán hoặc để có những chương trình chuẩn hoá “trình độ cử nhân luật”, “chứng chỉ nghiệp vụ xét xử” cho các Thẩm phán đương nhiệm.

Trong quy hoạch phát triển đội ngũ thẩm phán cần cân nhắc kỹ tiêu chuẩn chất lượng và số lượng phù hợp với cơ cấu vùng miền, những nơi có số lượng án nhiều, những nơi có điều kiện làm việc khó khăn, phức tạp (vùng sâu, vùng xa, miền núi).

Ngành toà án cần có chính sách thu hút người tài, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài và mở rộng nguồn lực được bổ nhiệm làm thẩm phán từ các luật gia, luật sư có uy tín trong xã hội. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển và bổ nhiệm thẩm phán như một số nươc trên thế giới.

Ví dụ: Luật tổ chức Toà án Cộng hoà Pháp, quy định để một người có thể trở thành ứng viên dự thi vào Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia để tiến

89

tới được bổ nhiệm làm thẩm phán họ phải dự thi vào làm học viên tư pháp do Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia tổ chức thi tuyển hoặc dựa trên chức danh nhất định của họ trong ngành tư pháp. Có ba hình thức thi tuyển được tổ chức để tuyển chọn các học viên tư pháp.

Về tiêu chuẩn điều kiện chung cho tất cả các ứng viên là: - Mang quốc tịch Pháp;

- Hưởng đầy đủ các quyền công dân và đạo đức tốt; - Được chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khoẻ để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao hoặc đã hoàn toàn bình phục sau các tác động dẫn đến nghỉ dài hạn.

Hình thức thi thứ nhất, được áp dụng cho tất cả các ứng viên có một

bằng đại học ít nhất là 4 năm học, bằng này hoặc phải được nhà nước công nhận hoặc do một quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu cấp, đuợc Bộ tư pháp coi là tương đương sau khí có ý kiến của Uỷ ban có thẩm quyền theo các điều kiện được quy định bởi Nghị định của Chính phủ, hoặc bằng đại học do một Học viện khoa học chính trị cấp, hoặc đã có chứng chỉ chứng nhận là cựu sinh viên trường sư phạm;

Hình thức thi thứ hai, được áp dụng đối với các công chức ở cấp I, II, III, IV của Nhà nước, cho các quân nhân và các nhân viên Nhà nước khác khi họ đã làm việc được 4 năm tính đến ngày 01/01 của năm tổ chức thi.

Hình thức thi thứ ba, dành cho những người đã có 8 năm kinh nghiệm nghề nghiệp. Đó có thể là những người đã từng là đại biểu hội đồng dân cử địa phương, thành viên một hiệp hội hoặc người đã đảm nhiệm công tác xét xử không chuyên nghiệp hoặc người đã làm trong các ngành nghề khác. Thời gian của các hoạt động này, nhiệm kỳ hay chức trách chỉ được tính khi họ thực hiện nhiệm vụ không phải với tư cách là thẩm phán, công chức, quân nhân hay viên chức Nhà nước.

90

Như vậy, đối tượng nguồn để đào tạo trở thành thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức toà án Cộng hoà Pháp là rất rộng, nhưng các điều kiện tiêu chuẩn dự thi của họ cũng rất chặt chẽ và mang tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo chất lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo để được bổ nhiệm thẩm phán.

Để giải quyết thực trạng hiện nay về đối tượng nguồn được tuyển chọn để đào tạo trở thành thẩm phán, theo quan điểm của chúng tôi Học viện tư pháp phải có hai chương trình đào tạo khác nhau đối với đội ngũ “nguồn” để bổ nhiệm thẩm phán. Một chương trình tổ chức như hiện nay và một chương trình được thiết kế riêng cho các đối tượng khác, đảm bảo cho các đối tượng thuộc diện có thể được bổ nhiệm thẩm phán theo quy định của pháp luật mà không công tác trong ngành toà án được dự thi, được có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn và được có cơ hội thực tập nghiệp vụ xét xử để trang bị kiến thức nghiệp vụ xét xử, kỹ năng hành nghề xét xử, đồng thời đây cũng là một dịp để khẳng định “khả năng xét xử” của họ đến đâu, có đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của thẩm phán không để họ có khả năng lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn một lần nữa đáp ứng yêu cầu phát triển cá nhân và đảm bảo cho việc nếu họ là người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán thì họ đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)