Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 87)

b) Công tác bổ nhiệm Thẩm phán

2.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ rất sớm. Ngay trong những năm đầu tiên của chính quyền Cách mạng, Bác Hồ đã chỉ rõ sự cần thiết phải đào tạo, xây dựng đội ngũ công chức thực sự có năng lực đáp ứng yêu cầu, tính chất mới của công việc trong một xã hội mới và phải thực sự là những công bộc của dân. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, thì yêu cầu về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, thẩm phán cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong nửa đầu những năm 90 chúng ta đã đẩy mạnh việc xây dựng và lần lượt ban hành các văn bản pháp lý quy định

58

cụ thể tiêu chuẩn của từng ngạch và chức danh cán bộ, công chức. Tháng 8 năm 1996 Chính phủ đã thông qua “Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức” và ngày 20 tháng 11 năm 1996 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 874/TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó chỉ rõ những mục tiêu, nội dung và các giải pháp để tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới.

Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, trong những năm qua ngành Toà án đã xác định: trong công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán thì vấn đề đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ hay bồi dưỡng theo chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò ý nghĩa rất quan trọng, thiết yếu, nó đảm bảo đội ngũ thẩm phán ngày càng được nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ xét xử. Nhờ có các trương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề mà trong những năm qua đội ngũ thẩm phán đã kịp thời được bổ sung trang bị thêm những kiến thức mới trong thời kỳ kinh tế hội nhập, những sửa đổi, bổ sung trong các quy định của pháp luật để đáp ứng với điều kiện xã hội mới.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua mặc dù ngành Toà án nhân dân rất quan tâm chú ý đến đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm Thẩm phán các cấp để nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm phán nhưng trong cơ chế thị trường có nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung và đội ngũ thẩm phán nói riêng. Vì vậy, ngoài việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán toàn ngành Toà án cần phải thực hiện thường xuyên hơn nữa công tác rà soát những cán bộ, thẩm phán không đủ năng lực trình độ, thiếu trách nhiệm trong công tác, hiệu quả xét xử không cao, vi phạm kỷ luật... để loại bỏ ra khỏi bộ máy hoặc bố trí, điều chuyển công tác khác cho

59

phù hợp, đồng thời thực hiện tốt công tác luân chuyển, bố trí lại đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, nhất là nâng cao chất lượng công tác xét xử sơ thẩm hình sự và dân sự.

Mặt khác, để đảm bảo sự học tập, truyền đạt, kế thừa kinh nghiệm xét xử của những thẩm phán giỏi, lãnh đạo ngành toà án, cụ thể là các Chánh án, Chánh toà cần có sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí thẩm phán mới được bổ nhiệm, tuổi nghề xét xử chưa cao xét xử những vụ án có tính chất, tình tiết đơn giản hơn so với các thẩm phán có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm xét xử lâu năm để các “thẩm phán trẻ” có điều kiện thời gian và cơ hội tốt hơn nữa học tập kinh nghiệm và chuyên môn của lớp người đi trước.

Theo quan điểm của chúng tôi để có được đội ngũ thẩm phán có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xét xử đồng đều, vững chắc thì ngoài việc bổ nhiệm và tăng cường việc sử dụng đội ngũ thẩm phán trẻ lãnh đạo ngành toà án cần phải có quan điểm chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ thông qua công tác hỗ trợ chuyên môn cũng như nghiệp vụ xét xử cho những thẩm phán trẻ mới hành nghề, coi đây là nhiệm vụ cần thiết đối với tất cả các thẩm phán để cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, thực hiện nhiệm vụ cao cả mà Nhà nước giao cho ngành Toà án và giao cho từng Thẩm phán được nhân danh, được sử dụng quyền lực nhà nước trong khi thực hiện chức năng xét xử của mình.

Một vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành nghề cho đội ngũ thẩm phán cũng như đội ngũ “nguồn” để bổ nhiệm thẩm phán chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán. Có thể nói, kỹ năng hành nghề nói chung của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và kỹ năng hành nghề của các thẩm phán nói riêng của chúng ta hiện nay đa số còn ở mức trung bình. Trong khi đó, kỹ năng hành nghề thường được coi là thước đo có ý nghĩa quyết định của chất lượng nguồn nhân lực.

60

Trong thời đại công nghiệp hoá và toàn cầu hoá, kỹ năng hành nghề được coi là tài sản của nguồn nhân lực của một quốc gia. Đối với Việt Nam, theo quan điểm riêng của chúng tôi thì, cái thiếu lớn nhất hiện nay của đội ngũ thẩm phán chính là kỹ năng hành nghề xét xử sau đó mới là kiến thức pháp luật (điều này thể hiện ở việc các vụ án bị huỷ, bị sửa do vi phạm thủ tục tố tụng còn nhiều). Chính vì thế công tác đào tạo nguồn thẩm phán hiện nay của Học viện Tư pháp, nơi duy nhất hiện nay có quyền cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử cho các cán bộ tư pháp để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán cần phải tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử cho các thẩm phán trong tương lai, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của Học viện là đào tạo đội ngũ kế cận làm công tác xét xử đảm bảo về chất lượng, có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán. Tạo môi trường hoạt động nghề nghiệp cho các học viên Thẩm phán.

Như vậy, để có được đội ngũ nguồn bổ nhiệm thẩm phán thì một trong những yếu tố quan trọng nữa là Học viện Tư pháp với vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của mình, cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp với TANDTC và các Toà án khác để mời được các Thẩm phán giỏi tham gia giảng dạy cùng với các giảng viên có giỏi về nghiên cứu lý luận pháp lý trong quá trình tham gia giảng dạy cho các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử. Học viện cần phải xây dựng được các chương trình bồi dưỡng mang tính chất thường xuyên, bồi dưỡng theo định kỳ hoặc bồi dưỡng theo chủ điểm trọng tâm của ngành Toà án để nâng cao kỹ năng xét xử cũng như bồi dưỡng, củng cố thêm về chuyên môn cho đội ngũ thẩm phán.

Thực tế hiện nay, căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn của thẩm phán, Học viện Tư pháp xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử cho các thẩm phán hoặc các đối tượng tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán để đảm bảo nguời học có được kết quả tốt nhất về tiêu chuẩn nghề nghiệp sau khi tốt

61

nghiệp và được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử để trở thành thẩm phán. Đây không chỉ là tiêu chuẩn, căn cứ để bổ nhiệm thẩm phán mà còn là mục tiêu của quá trình đào tạo chính quy các thẩm phán mà Đảng, Nhà nước và ngành Toà án đang quyết tâm thực hiện để đào tạo, xây dựng được đội ngũ thẩm phán ngày càng chính quy, chuyên nghiệp hơn. Do đó, bên cạnh những chương trình đào tạo mang tính chất yêu cầu chung, kiến thức cơ sở nền tảng, thì phải có những chương trình mang tính chuyên sâu đặc trưng của thẩm phán tư pháp, thẩm phán hành chính. Trong thẩm phán tư pháp cần có những chuyên đề riêng cho từng loại hình tố tụng để rèn luyện kỹ năng hành nghề của các thẩm phán.

Một vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng “đội ngũ nguồn” để bổ nhiệm thẩm phán là sự bất cập giữa chủ trương “mở rộng” nguồn tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán và đối tượng được dự thi chương trình bồi dưỡng “nghiệp vụ xét xử”. Theo quy định hiện nay của Học viện Tư pháp thì “Để vào học lớp nghiệp vụ xét xử, các học viên phải qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Kỳ thi này được tổ chức hàng năm.... Các thí sinh phải đảm bảo những điều kiện:

- Là cán bộ, công chức có bằng cử nhân luật;

- Có ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Toà án;

- Thuộc diện được bổ nhiệm và được phê duyệt của Chánh án TANDTC.

Như vậy, một vấn đề đặt ra đối với đội ngũ “nguồn” được đi học lớp bồi dưỡng “nghiệp vụ xét xử” là họ phải cùng một lúc đáp ứng được đủ cả ba yêu cầu hết sức “khắt khe” trên mà không phải nhiều người đáp ứng được mặc dù họ là người có trình độ chuyên môn kiến thức pháp luật giỏi, “có khả năng xét xử”. Ví dụ như các kiểm sát viên, thanh tra viên, giảng viên giảng dạy chuyên ngành luật, chuyên viên, nghiên cứu viên về pháp lý... tất cả những người này đều không thể đáp ứng được yêu cầu “đang làm việc trong

62

ngành Toà án” và “thuộc diện được bổ nhiệm...”. Như vậy, vấn đề đặt ra là các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để được dự thi để có thể trở thành học viên học “nghiệp vụ xét xử” là rất hạn chế. Đặc biệt, quy định này gần như có sự mâu thuẫn với chủ trương “mở rộng nguồn” tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm thẩm phán theo như các quy định về tiêu chuẩn của những cán bộ, công chức viên chức không công tác trong ngành Toà án mà họ đang công tác ở những ngành nghề khác như: kiểm sát viên, thanh tra viên, chuyên viên, nghiên cứu viên về pháp lý.... Những đối tượng này theo quy định về tiêu chuẩn để tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán là nếu họ có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, PLTP&HTTAND năm 2002 thì vẫn có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán. Tuy nhiên, theo quy định về tiêu chuẩn để được tham gia học lớp bồi dưỡng “nghiệp vụ xét xử” của Học viện Tư pháp thì họ lại không thoả mãn được điều kiện này. Như vậy, có thể có trường hợp một kiểm sát viên, thanh tra viên, chuyên viên, nghiên cứu viên về pháp lý... được tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán nhưng không có chứng chỉ “nghiệp vụ xét xử” và khi họ đã được bổ nhiệm thẩm phán thì đương nhiên họ lại không cần tiêu chuẩn chứng chỉ “nghiệp vụ xét xử”.

Do đó, theo quan điểm của chúng tôi TANDTC phải phối hợp với Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp nên xem xét điều chỉnh lại điều kiện để được dự thi vào làm học viên lớp “nghiệp vụ xét xử” theo hướng mở rộng hơn phạm vi đối tượng được đăng ký dự thi theo hướng phù hợp với các quy định về đối tượng đủ các tiêu chuẩn theo Điều 5 PLTP&HTTAND đã được cụ thể hoá trong Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV- UBTWMTTQVN, cụ thể là các đối tượng như: chấp hành viên, chuyên viên hoặc nghiên cứu viên pháp lý, điều tra viên, kiểm sát viên, công chứng viên, thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong quân đội, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật, luật sư, luật gia được phép tham gia đăng ký dự thi để có thể trở thành “nguồn” để tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán, nếu

63

như kết quả học tập của họ đáp ứng được yêu cầu của khoá học và có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xét xử. Bởi lẽ, đây cũng chính là những đối tượng theo quy định của pháp luật họ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm phán, thì việc vượt qua kỳ thi quốc gia, vượt qua các chương trình học tập của khoá bồi dưỡng “nghiệp vụ xét xử” thì đó là điều kiện hết sức quan trọng để có thể tuyển chọn và bổ nhiệm họ làm thẩm phán.

Mặc khác, trong giai đoạn hiện nay, khi trình độ dân trí, trình độ kiến thức pháp luật trong xã hội ngày càng được nâng cao thì, để xét xử thẩm phán không chỉ thuần tuý có kiến thức pháp lý vững chắc mà còn phải có kỹ năng xét xử tốt, tuân thủ và thực hiện tốt các quy định về thủ tục tố tụng, đặc biệt là khả năng tham gia, tổ chức tranh tụng tại phiên toà đang ngày càng được coi trọng và đề cao, được coi là yếu tố quan trọng của cải cách tư pháp hiện nay. Chính vì vậy, chúng ta cần phân biệt giữa đào tạo luật gia với đào tạo thẩm phán. Khi đào tạo thẩm phán phải chú trọng đặc biệt đến đào tạo kỹ năng xét xử, nhằm rút ngắn thời gian “tập sự” sau khi được đào tạo chức danh thẩm phán tại Học viện Tư pháp.

Trong những năm qua, đứng trước thực trạng yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế, Việt Nam gia nhập WTO, để tiếp tục thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà Nước về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu mới, TANDTC năm 2006 “đã kịp thời tổ chức tập huấn cho 560 Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp về một số nội dung như: sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo quy định của WTO; cử cán bộ đi học ở nước ngoài; tổ chức các hội thảo khoa học, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án tăng cường năng lực cho ngành Toà án” [22, tr.13]. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sau khi tổ chức bồi dưỡng “cho 560 Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp về một số nội dung như: sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại theo quy định của WTO” trong năm 2006 thì công tác này được triển khai như thế nào cho số

64

lượng lớn các thẩm phán còn lại chưa được học các khoá bồi dưỡng này. Đây là thực trạng chung trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung mà các ngành các cấp đang gặp phải. Tuy nhiên, đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán cần được ngành toà án quán triệt tốt hơn nữa các chưng trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thẩm phán đảm bảo 100% số thẩm phán được tham gia tất cả các chương trình bồi dưỡng chuyên môn đối với những lĩnh vực thuộc về chủ trương chung của ngành.

Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay đang được ngành Toà án đặc biệt quan tâm đó là tăng cường đội ngũ Thẩm phán cho Toà án nhân dân cấp huyện để thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án cấp huyện. Trong đó phải kể đến công tác luân chuyển, điều động thẩm phán trong cùng cấp, hoặc thẩm phán cấp tỉnh về tăng cường cho toà án cấp huyện đã tạo được hiệu quả tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ mới của toà án cấp huyện, mặt khác nó cũng là một hình thức thực hiện gián tiếp công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán toà án các cấp. Chính vì thế, trong những năm qua ngành Toà án đã và đang quan tâm chỉ đạo rất tốt việc thực hiện công tác luân chuyển,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)