Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng dứa tại đồng giao ninh bình (Trang 43 - 46)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại thành phố tam điệp

4.1.3. Điều kiện kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, thành phố Tam Điệp đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Chất lượng tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ thành phố Tam Điệp đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế xã hội là áp lực lớn đối với việc phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp bản địa.

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của thành phố Tam Điệp

Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016

Tổng số 13,6 10,7 11,3

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,1 8,9 9,3 2. Công nghiệp - Xây dựng 17,0 13,2 14,0 3. Dịch vụ, du lịch 16,6 12,5 13,5

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Tam Điệp (2017) Các năm qua, bên cạnh những khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Tam Điệp vẫn tiếp tục phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế trong giai đoạn 2014 - 2016 tăng bình quân hàng năm là 11,9 %, trong đó ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 9,8 %; ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,7 %; ngành dịch vụ, du lịch tăng 14,2 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 25,12 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2014.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế hiện nay của thành phố là: dịch vụ - nông nghiệp và công nghiệp, trong giai đoạn 2014 - 2016, kinh tế của thành phố Tam Điệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 25,90 % năm 2014 lên 29,88 % năm 2016, ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,90 % năm 2014 lên 29,29 % năm 2016, tương ứng tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 49,20 % năm 2014 xuống còn 41,64 %.

Nhìn chung, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố vẫn còn chậm, nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 41,64 %.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Tam Điệp trong những năm qua có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của cả tỉnh, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản.

* Dân số, lao động, việc làm

Dân số toàn thành phố Tam Điệp năm 2016 là 103.228 người, trong đó dân số thành thị là: 65.936 người (chiếm 64,42 %). Dân số nông thôn là 37.292 người. Mật độ dân số bình quân 951,17 người/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ sinh từ 1,128 (năm 2014) xuống còn 1,023 (năm 2016), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 0,844 % (năm 2014) xuống 0,715 % (năm 2016). Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay cùng với việc phát triển và hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn thành phố trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc bố trí lao động trong các ngành nghề, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.

Năm 2016, thị xã Tam Điệp có 62.400 người trong độ tuổi lao động (chiếm 62.88% dân số), trong đó có 61.910 người có khả năng lao động (mất khả năng lao động là 490 người). Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp.

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 53.814 người năm 2010 lên 56.592 người năm 2016 (chiếm 91,33% so với số người trong độ tuổi lao động năm 2010 và chiếm 90,69% so với số người trong độ tuổi lao động năm 2014).

* Cơ sở vật chất, hạ tầng.

- Giao thông đối ngoại

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam đi phía Nam thị xã dài 11km, hai ga tầu là ga Ghềnh và ga Đồng Giao, đây là ga hành khách hàng hoá của tuyến tàu địa phương, năng lực thông qua là không đáng kể.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A đi qua trung tâm thành phố, hiện nay đã được cải tạo, mở rộng theo thiết kế của Bộ Giao thông vận tải, chiều dài đi qua thành phố là 11 km.

Quốc lộ 12B đi huyện Nho Quan, đi tỉnh Hoà Bình đã được cải tạo và mở rộng có mặt cắt 14m. Đây là 2 con đường huyết mạch rất quan trọng, kết nối Tam Điệp với các khu vực đô thị lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

- Giao thông nội thị: Thành phố đã hình thành được mạng lưới đường đô thị bê tông nhựa, bê tông xi măng chất lượng khá tốt, hệ thống vỉa hè, cây xanh của các tuyến đường đạt khoảng 65% đã được xây dựng và trồng cây.

- Hệ thống giao thông nông thôn: Bao gồm đường xã, thôn, đường phục vụ cho sản xuất của 4 xã. Nhìn chung hệ thống đường ô tô đến được tất

cả các trung tâm xã và hầu hết các thôn xóm, nhưng mật độ phân bố chưa đồng đều. Đường bê tông nhựa chiếm 25%; bê tông xi măng 37%, còn lại là đường cấp phối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng dứa tại đồng giao ninh bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)