Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng sản xuất cây dứa tại thành phố Tam Điệp
4.2.5. Mức độ đầu tư về phân bón và bao quả ở các vùng trồng dứa
Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả kinh tế và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy, phân bón là yếu tố đầu tư rất được quan tâm và chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt.
Trong trồng dứa thường bón các loại phân chuồng và phân khoáng các loại gồm: Phân Đạm Urê, Supe lân, Kali clorua, NPK chuyên dùng cho cây ăn dứa. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy mức độ đầu tư về phân bón của các hộ trồng dứa ở các vùng khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư về phân bón ở các vùng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.6:
Bảng 4.6. Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón cho dứa ở các vùng nghiên cứu năm 2017
Loại phân bón cho dứa Tỷ lệ số hộ (%)
Quang Sơn Yên Sơn Đông Sơn TB
1. Phân chuồng hoặc phân xanh
- Không bón 38,6 45,0 50,3 44,6 - Có bón phân chuồng 61,4 55,0 49,7 55,4 2.Bón phân đạm urê - Không bón 14,7 15,7 28,3 19,6 - Có bón: 85,3 84,3 71,7 80,4 3.Bón phân KCl Không bón 38,4 41,7 42,0 40,7 Có bón : 61,6 58,3 58,0 59,3 4.Bón phân lân Không bón 30,0 35 32,3 32,4 Có bón : 70,0 65 67,7 67,6 + Bón lượng >180 kg/ha 65,7 46,7 41,5 51,3 5. Bao quả - Không bao 79,4 86,2 86,8 84,2 - Bao bằng vật liệu 20,6 13,8 13,2 15,8 6. Xử lý đất trước khi trồng - Không xử lý 42,0 53,0 55,0 50,0 7. NSBQ năm 2017 (tấn/ha) 41,5 39,6 36,7 39,3
Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: Tỷ lệ số hộ trồng dứa có đầu tư phân bón còn thấp (tỷ lệ người dân không bón phân chuồng là 44,6%; phân đạm Urê là 19,6%; Phân lân là 32,4%; phân bón Kali 40,7%). Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy, các hộ trồng dứa ở Quang Sơn thường tận dụng được lượng phân của trại trung tâm nghiên cứu giống lợn Thụy Hương ngay tại địa bàn xã nên lượng phân chuồng để bón cho cây dứa lớn hơn các xã khác nên dứa cho năng suất, chất lượng cao hơn.
- Tỷ lệ số hộ có sử dụng bao quả ở các vùng lần lượt là: Quang Sơn tỷ lệ hộ sử dụng 20,6 %, Yên Sơn tỷ lệ hộ sử dụng 13,8 % và Đông Sơn tỷ lệ hộ sử dụng 13,2 %. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết chủ yếu người dân sử dụng các biện pháp kỹ thuật bao quả là phủ rơm hay túm 1 phần góc lá để che nắng.
Qua đây chúng tôi thấy rằng, mức độ đầu tư về phân bón hay bao quả cho cây dứa ở xã Quang Sơn là cao nhất, tiếp đến là Yên Sơn và thấp nhất là Đông Sơn. Có lẽ do mức độ đầu tư về phân bón cũng như bao quả ở Quang Sơn là cao nhất nên cho năng suất dứa cao nhất, tiếp đến là Yên Sơn và thấp nhất là Đông Sơn.
Như vậy, mức độ đầu tư thâm canh ảnh hưởng lớn đến năng suất dứa.
4.2.6. Quy trình kỹ thuật trồng dứa * Thiết kế lô trồng và chuẩn bị đất
- Vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp (dưới 50): Với các vùng đất bằng, mực nước ngầm thấp, không bị ngập úng trong mùa mưa, việc thiết kế chủ yếu theo băng hàng, trong đó có hàng hẹp (cách nhau 30 – 40 cm) và hàng rộng (cách nhau 80 – 100cm) dùng để đi lại, chăm sóc và thu hái quả. Kiểu thiết kế ở vùng đất bằng là kiều bàn cờ, có các trục đường chính dành cho ô tô, máy kéo hoặc xe cải tiến, nối liền bằng hệ thống các đường nhánh vằ đường lô nhỏ để người và các phương tiện thô sơ khác đi lại dễ dàng.
- Vùng có địa hình không bằng phẳng (độ dốc trên 7 – 80): Hạn chế đến mức thấp nhất tác hại rửa trôi, xói mòn đất trên cơ sở thiết kế theo các đường đồng mức (sử dụng thước chữ A), có hệ thống ngăn dòng chảy và nếu có thể trồng xen cây phân xanh cải tạo đất. Trong toàn khu vực tập trung, bố trí hệ thống đường trục chính và đường liên đổi (nối các đồi với nhau). Trong từng đồi có các đường chính (nằm trong đường đồng mức) và các đường nhánh nối các đường chính với nhau.
- Vùng đất bằng phằng hoặc ít dốc, không bị ảnh hưởng của mực nước ngầm, việc cày bừa được tiến hành toàn diện, cày một lần và bừa một lần, sau đó chia lô và tiến hành trồng.
- Vùng đất tương đối dốc có thể cày bừa toàn diện hoặc làm đất cục bộ, tức là chỉ cày trên các hàng, luống dự định trồng. Trước khi cày rạch hàng để trồng, phải sử dụng thước chữ A để xác định đường đồng mức và đánh dấu bằng cách lấy cuốc rạch nhẹ hoặc rắc vôi bột.
- Cần chú ý là việc cày rạch hàng nên tiến hành đồng thời hoặc ngay trước lúa trồng một hai ngày để đất trên hàng không bị dí chặt, khi cuốc hố đặt chồi dứa sẽ thuận lợi hơn.
- Riêng với những vùng dứa phải trồng lại chu kỳ hai, nơi có điều kiện có thể sử dụng máy băm thân lá, nếu không sử dụng cuốc rang cào thân lên phơi khô tại ruộng, tập trung thành đống to rồi đốt sạch hoặc để lâu ngày cho hoai mục (rắc thêm vôi bột).
* Chọn và xử lý chồi giống
Có thể sử dụng ba loại chồi chính phát sinh từ cây mẹ để trồng mời nhưng phải chú ý một số điểm sau đây:
- Chồi ngọn: Thường cho quả to, đồng đều, chất lượng tốt nhưng có thời gian từ khi trồng đến khi quả dài, chồi dễ bị thối trong quá trình vận chuyển do có nhiều lá non chứa nhiều nước.
- Chồi cuống: Kích thước nhỏ nên thường phải qua một thời gian chăm sóc ở vườm ươm.
- Chồi nách: Chịu được vận chuyển, sinh trưởng khỏe nhưng phải chú ý loại bỏ các chồi quá lớn, gặp nhiệt độ thấp dễ ra hoa sớm, quả sẽ rất bé nhất là khi trồng vào vụ Thu.
Chồi dứa sau khi đã chọn lọc, tiến hành bóc bẹ lá ở phần gốc để lộ ra 3 – 4 vòng mắt, bó lại thành từng bó nhỏ (15 – 25 chồi một bó), sau đó xử lý bằng thuốc hóa học để trừ nấm bệnh ở gốc thân và rệp sáp truyền bệnh héo rũ (dung dịch Actara/Diazan + 0,5 dầu khoáng + Aliette 80 WP 0,25% (hoặc Ridomil Gold 68WG) trong thời gian 10-15 phút.
* Thời vụ trồng
mùa mưa.
* Mật độ và khoảng cách trồng
Nên bố trí trồng cây theo hàng kép đôi để thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc, khoảng cách: 0,4 x 0,9 x 0,25 m; mật độ : 61.538 cây/ha đối với nhóm dứa Queen.
Khoảng cách: 0,4 x 1,0 x 0,25m, mật độ: 57.142 cây/ha cho nhóm Cayenne.
* Cách trồng
- Dùng thuổng cầm tay hoặc cúp đào lỗ trồng trên hàng theo khoảng cách đã bố trí, đặt gốc chồi dứa sâu khoảng 4 - 5 cm, nén đất xung quanh giữ chồi thẳng đứng.
- Tránh gây bắn đất vào noãn chồi và không nên trồng quá sâu vì dễ gây thối gốc.
- Trồng dặm: Sau khi trồng 15 - 20 ngày phải kiểm tra trồng dặm những cây chết bằng những cây tốt cùng trọng lượng hoặc dựng lại những cây bị đổ để đảm bảo mật độ đông đặc không bị mất khoảng cây trong vườn trồng.
- Tỉa chồi, cắt lá định chồi:
+ Tỉa chồi: Áp dụng đối với chồi cuống, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển.
+ Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20 - 25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép.
* Làm cỏ
- Sau khi cày bừa xong, phải nhặt hết cỏ rồi mới tiến hành trồng. Trong trường hợp làm đất tối thiểu tức là chỉ cày bừa trên hàng trồng (hàng đơn) thì sau khi trồng 1 – 2 tháng phải tiến hành cày bừa giữa hàng và nhặt hết các loại cỏ dại, phơi khô, đốt hoặc kết thành đống cho hoai mục (rắc thêm vôi bột khi tiến hành ủ).
- Khi cây còn nhỏ, phải thường xuyên làm vệ sinh trên hàng và giữa các cây. Trồng xen cây họ đậu giữa hai hàng cây.
Tỉa chồi: Áp dụng đối với chồi cuống, có thể dùng tay tách nhẹ theo chiều từ trên xuống và được thực hiện vào giai đoạn các mắt dứa ở đáy trái bắt đầu phát triển.
Cắt lá, định vị chồi: Sau khi thu hoạch vụ dứa tơ, kết hợp cắt bớt lá già cách gốc 20 - 25cm. Chỉ để lại một chồi bên (chồi nách) gần mặt đất nhất và mọc hướng vào bên trong hàng kép.
* Phân bón và phương pháp bón phân
Có thể bón theo công thức tổng quát:
- 5 - 6 g N/cây/vụ tương đương 10-12 g urea/cây/vụ. - 4 g P2O5/cây/vụ tương đương 22g super lân/cây/vụ
- 10 - 12 g K2O/cây/vụ tương đương 20 – 24g sulphate kali/cây/vụ
Tương đương 1 ha bón: 600 - 720kg ure + 1.300kg lân + 1.200 - 1.400kg sulphate kali (Tránh sử dụng các dạng phân bón có chứa Clo như Kaliclorua).
- Bón lót: Trước khi trồng 3 - 4 ngày bón 25% tổng lượng phân đạm, 60% lân và 50% kali của cả năm. Lượng phân cho mỗi gốc cây như sau:
+ 2,5 – 3 g ure + 13 g lân super + 10 - 12 g Kali
Đất thấp nhiễm phèn cần bổ sung thêm 1 - 1,2 tấn vôi/ha. - Bón cơ bản:
Trong 2- 8 tháng sau khi trồng, nên bón hết lượng urea: 7 - 7,5g, lân: 9g và 25% kali còn lại (2,5 - 3g kali), chia đều phân 3-4 lần bón.
Tưới ướt cây trước khi bón hoặc bón sau những cơn mưa, bón theo từng cây, tập trung vào các lá già gần gốc.
Ngưng bón phân 1,5 - 2 tháng trước khi xử lý ra hoa.
Bón nuôi quả: Chia lượng phân kali còn lại (7,5 - 9g) làm 2 lần bón, lúc 1 và 2 tháng sau khi hoa nở.
* Xử lý ra hoa
Cây dứa có khuynh hướng ra hoa tự nhiên vào thời kỳ ngày ngắn. Sự ra hoa của cây dứa phụ thuộc vào kích thước và mức phát triển của cây, dứa
Cayenne có tổng số lá trên 40 lá và chiều dài lá khoảng 1 m. Dứa Queen có 28 - 32 lá, chiều dài lá khoảng 70cm.
Tỉ lệ phần trăm (%) ra hoa sẽ thấp nếu nhiệt độ vượt quá 300C, nên xử lý vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Ngưng bón phân 1,5 - 2 tháng trước khi xử lý, đặc biệt là phân đạm. Trường hợp xử lý xong gặp mưa to, thì phải xử lý lại.
* Độ chín thu hoạch
Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng.
Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2 - 3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không được bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.
* Bảo quản ở nơi sản xuất
- Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.
- Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát