Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại thành phố tam điệp
4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện đất đai
Tam Điệp là thành phố miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình, có tọa độ địa lý từ 20009’ đến 20014’ vĩ độ Bắc, từ 105032’ đến 105039’ kinh độ Đông. Thành phố Tam Điệp nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Cách thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thành phố Ninh Bình 14 km, cách thành phố Bỉm Sơn 13 km. Tam Điệp nằm gần các trung tâm phát triển kinh tế như: Thành phố Ninh Bình, thành phố Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), thành phố có 12 km đường Quốc lộ 1A chạy qua, 8 km đường quốc lộ 12B đi huyện Nho Quan, tỉnh Hoà Bình và 12km đường sắt Bắc – Nam chạy qua (với 2 ga: Ga Gềnh và ga Đồng Giao). Với vị trí địa lý đó, đã tạo điều kiện cho thành phố Tam Điệp tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tiến môi trường đầu tư để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Hoa Lư, Ninh Bình. + Phía Đông Nam giáp huyện Yên Mô, Ninh Bình.
+ Phía Tây Nam giáp thành phố Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hoá.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nho Quan, Ninh Bình.
Thành phố có 6 phường, 3 xã với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác hoặc tập trung ở nhiều khu vực, thành phố có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 1A và quốc lộ 12B) chạy qua. Tam Điệp là thành phố có địa hình phức tạp. Vùng đồi núi tập trung nhiều ở rìa phía tây của thành phố thuộc dãy núi Tam Điệp. Một số khu vực phía Bắc có núi nằm xen kẽ đồng bằng, một phần thuộc dãy núi Tràng An. Khu vực núi Tam Điệp chứa đựng nhiều tiềm năng khoáng sản như đá vôi, đất sét, quặng.
Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hoá có dãy núi đá vôi chạy từ xã Quang Sơn qua phường Nam Sơn theo hướng Đông Nam xuống xã Đông Sơn có độ cao trung bình khoảng 270m so với mặt nước biển, địa hình phức tạp có nhiều khe rãnh, thung lũng. Tiếp đến là dãy đồi xuất phát từ xã Yên Sơn qua phường Bắc Sơn, xã Yên Bình đến phường Trung Sơn có độ nghiêng dốc từ 40 – 450.