Bài học kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội, với phương châm tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân về mọi mặt, lấy khó khăn, bức xúc của nông dân làm trung tâm hoạt động; coi hoạt động hỗ trợ là một trong những phương tiện, công cụ tập hợp nông dân vào Hội để tuyên truyền vận động thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và phong trào thi đua của tổ chức Hội. Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân Lào Cai luôn chủđộng sát cánh cùng với Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Lào Cai phối hợp chỉđạo, tổ chức triển khai cho vay theo các Nghị định 67, Nghị định 41, và nay là Nghị định số 55/CP và 116 của Chính phủ, công tác chỉ đạo bài bản từ khâu ký kết phân định trách nhiệm liên ngành để phổ biến, quán triệt tuyên truyền về quy định của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và tổ liên kết vay vốn hỗ trợ vốn vay cho nông dân để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao

thu nhập và xây dựng nông thôn mới. Số vốn vay thông qua tổ vay vốn do Hội quản lý lên tục gia tăng: Năm 2015 là 782 tỷ, đến cuối năm 2018 đã thành lập được 625 tổ tín chấp và tổ liên kết vay vốn, cho 14.581 thành viên vay, dư nợ đạt 1.039 tỷ đồng, tăng 257 tỷ đồng, chất lượng vay và sử dụng vốn tốt, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp chỉ chiếm 0,7 phần nghìn.

Từ nguồn vốn vay quan trọng trên, hội viên, nông dân trong tỉnh đã mạnh dạn vay với số tiền lớn của ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới có năng xuất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp theo đề án của Tỉnh Đảng bộ khóa XV; đồng thời tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đầu tư xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản; một số hộ nông dân mạnh dạn vay và sử dụng vốn bao tiêu các sản phẩm nông sản cho nông dân như xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng và xã Bản Lầu huyện Mường Khương,… tạo được sự phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp nông thôn; số hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, một phần lớn số hộ SXKD giỏi mạnh dạn vay vốn tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chế biến và bảo quản nông sản. Thu nhập của hộ sản xuất giỏi tăng lên rõ rệt, hộ có mức thu nhập trên 100 triệu/năm có 13.203 hộ, trên 500 triệu đồng/năm có 242 hộ, trên 1 tỷ đồng/năm có 16 hộ, đã góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện theo đề án tái cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, góp phần quan trọng đưa tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân hằng năm trên 6% trong 4 năm qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)