Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tham gia tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)

* Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra

- Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2019, Thành phố Thái Nguyên đứng thứ 7 trong tổng số 18 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh về quy mô dân số. Thành phố Thái Nguyên có diện tích 222,93 km², dân số năm 2017 là 362.921 người, mật độ dân sốđạt 1.628 người/km2, có 32 xã, phường.

- Huyện Phú Lương nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có diện tích 350,72 km2, dân số năm 2017 là 94.203 người, mật độ dân số đạt 269 người/km2. Huyện Phú Lương có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 13 xã. Đặc điểm dân cư huyện Phú Lương đa dạng là do sự di cư đến đây sinh sống lao động và làm việc.

- Huyện Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía đông nam tỉnh Thái Nguyên, có diện tích 243,37 km2, dân số năm 2017 là 144.908 người, mật độ dân số đạt 595 người/km2. Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 01 thị trấn và 19 xã.

Thực tế cho thấy các hộ nghèo có độ tuổi bình quân thấp hơn các hộ không nghèo, trình độ học vấn của hai nhóm hộ này có sự khác nhau khá rõ. Với nhóm hộ nghèo tỷ lệ số hộ chỉ học tiểu học chiếm tới 12.17%, số hộ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 60,83% còn lại số hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 27%. Đối với hộ không nghèo tỷ lệ các hộ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 76,67%, số hộ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 21,5%, còn lại 1,83% là tỷ lệ số hộ có trình độ tiểu học. Có thể thấy các hộ nghèo, nghèo do yếu về nhận thức, yếu do không thể nắm bắt kịp thời với sự

phát triển của xã hội. Do đó khi nền kinh tế phát triển những người nghèo không tiếp cận kịp thời với công cụ mới, hình thức mới, không áp dụng được thành quả kỹ thuật một cách nhanh nhất dẫn tới chất lượng lao động chưa cao, năng suất hàng hóa thấp. Vì vậy hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo và khó thoát nghèo. Bên cạnh đó nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân là 4,8 người cao hơn hộ không nghèo là 4,01 người tuy nhiên số lao động bình quân lại không chênh lệch nhiều, các hộ không nghèo có số lao động bình quân là 2,1 người còn các hộ nghèo có số lao động bình quân 2,5 người. Điều đó cho thấy nguyên nhân hiện nay những người nghèo do có số lượng nhân khẩu ăn theo đông trong khi số lượng lao động lại hạn chế, cá thể lao động lại yếu nên đã khiến cho chênh lệch giữa người giàu càng rõ hơn.

Bảng 3.9: Một số thông tin chung về các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ không

nghèo Hộ nghèo Bình quân

1 Số hộđiều tra Hộ 62 28 45 2 Tuổi BQ của chủ hộ Năm 41,2 35,9 38,5 3 Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 1,83 12,17 7,00 - Trung học cơ sở % 21,50 60,83 41,16 - Trung học phổ thông % 76,67 27,00 51,83 4 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,01 4,8 4,405 5 Số lao động BQ/hộ L.động 2,1 2,5 2,30 6 Diện tích đất canh tác BQ/hộ Ha 0,1926 0,1238 0,1582 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Với tinh thần khắc phục khó khăn và nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo

trên địa bàn. Cụ thể đã xây dựng được hệ thống Điểm giao dịch NHCSXH đặt tại xã. Thông qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể làm nhiệm vụ uỷ thác vốn ưu đãi đã được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, nguồn không chỉ được ưu tiên phân bổ hỗ trợ các xã khó khăn, mà còn được các hội, đoàn thể, uỷ thác lồng ghép giữa việc vay vốn chính sách với việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả sử dụng vốn vay rõ rệt, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

Kết quả bảng 3.10 đã cho thấy hiện nay trong 90 hộ điều tra số lượng nhà ở thuộc dạng nhà tạm chỉ còn 1/90 hộ và hộ này vẫn đang nằm trong nhóm hộ nghèo. Cùng với sự cố gắng của các cấp chính quyền các hộ nghèo đã được cải thiện về nhà ở từ đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện vềđời sống.

Bảng 3.10: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra

STT Loại nhà

Toàn mẫu Phân theo nhóm hộ

Số hộ Tỷ lệ Nghèo Không nghèo

(Hộ) (%) Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ (%) (Hộ) (%) 1 Kiên cố 69 76,67 7 22,06 62 57,69 2 Bán kiên cố 20 22,22 20 67,65 0 0,00 3 Nhà tạm 1 1,11 1 10,29 0 0,00 Tổng 90 100,00 28 100,00 62 100,00

* Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

Tổ chức Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt vai trò là “cầu nối” giúp hội viên của mình vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình.

Để đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy được hiệu quả, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội nông dân tỉnh thường xuyên bám sát các quy định, văn bản chỉ đạo của các Ngân hàng, của Quỹ HTND và của chính quyền, đoàn thể địa phương thực hiện công khai, dân chủ việc bình xét các đối tượng tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng chính sách của Đảng, Nhà nước và động viên trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn vay vào chuyển dịch cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể bảng 3.11 cho thấy thu nhập của các hộ dân thuộc cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo đều tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu.

Bảng 3.11: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ

STT Nguồn thu nhập Hộ nghèo Hộ không nghèo Trung bình chung Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Thu nhập (Tr.đ) Tỷ lệ (%) 1 Trồng trọt 24,38 43,82 28,24 32,96 26,31 37,77 2 Chăn nuôi 22,68 40,76 24,16 28,19 22,42 32,19 3 Buôn bán 3,16 5,68 20,89 24,38 12,02 17,26 4 Ngành nghề 4,23 7,60 9,23 10,77 6,73 9,66 5 Khác 1,19 2,14 3,17 3,7 2,17 3,12 Tổng 55,64 100,00 85,69 100,00 69,65 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2019)

Có thể nói ba địa bàn nghiên cứu tương đối thuận lợi về sản xuất nông nghiệp so với các huyện trong tỉnh, trình độ canh tác của người dân cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Đất đai màu mỡ, các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được xây dựng kiên cố, nhất là đối với huyện Phú Bình và Phú Lương. Phát huy tiềm năng lợi thế đó, những năm qua các huyện đã chỉđạo các xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ chính vì vậy đã cải thiện thu nhập ở mức khá cao. Trong 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lương thực đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay qua hội nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)